Nước cống hôi thối tràn ra đường, nhiều người bị té
Dòng nước tràn ra từ cống bốc mùi hôi thối nồng nặc trên xa lộ Hà Nội sáng nay khiến cho các phương tiện giao thông di chuyển qua đây gặp không ít khó khăn, nhiều người bị té.
Theo đó, sáng 5-5, nhiều người tham gia giao thông tại xa lộ Hà Nội gần giao lộ xa lộ Hà Nội và đường Trương Văn Thành (phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM) phát hiện một dòng nước đục, bốc mùi hôi thối tràn lên từ một miệng cống ven đường.
Nước cống sủi bọt bốc mùi hôi tràn ra xa lộ Hà Nội sáng nay (5-5).
Dòng nước chảy tràn ra 3/4 mặt đường dành cho xe máy, kéo dài khoảng 1 km có màu vàng đục, sủi bọt; dưới thời tiết nóng bức, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Do nước chảy tràn ra làn đường xe máy, nhiều người đã bị trượt té.
Nhiều người điều khiển phương tiện đã bị trượt té do trơn trượt phải quay trở về. Giao thông qua khu vực gặp khó khăn.
Video đang HOT
Dòng nước gặp nắng nóng bốc mùi hôi thối.
Lực lượng chức năng sở tại có mặt tiến hành xử lý, tìm nguyên nhân và đặt biển cảnh báo người đi đường.
NGUYỄN TÂN
Theo_PLO
Nhìn cảnh "tắm" rau trong mương nước bẩn này, ai dám ăn?
Thông tin rau xanh được người dân ở hai xã Yên Phú và Yên Hòa huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên "xử lý" trong các ao, hồ nước đen kịt và bốc mùi hôi thối, PV đã đến hiện trường để "tận muc sơ thi".
Sau khi đi khảo sát một vòng địa bàn xã Yên Phú, chúng tôi dừng lại ở khu chợ Bình Phú. Tại đây, có rất nhiều hộ dân đang tập trung rửa hành ở hồ nước cạnh khu chợ.
Theo quan sát, hồ nước này bị ô nhiễm nặng bởi hàng loạt con mương nhỏ dẫn nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào.
Hồ nước này đã ô nhiễm nên người dân đã nảy ra một "sáng kiến". Họ dùng một loại lưới hoặc đặt các cây gỗ, ống tre quây thành một vòng quanh hồ. Các ô được quây lại tạo thành khoảng trống cách mép bờ chỉ khoảng vài mét để ngăn không cho rác ở trong bờ trôi.
Sau đó hành, rau được xe tải chở từ ngoài ruộng về tập kết ở đây còn cả đất, phân lem luốc. Nhưng sau khi được "tắm rửa", phần rễ và gốc trắng lên trông thấy. Sau công đoạn này, rau được các thương lái đóng gói và tập kết lên xe tải chở đi phân phối khắp nơi.
Trong vai một lái buôn, PV cố bắt chuyện với một phụ nữ đang rửa rau ở hồ nước ô nhiễm. Tuy nhiên, người nàỵ từ chối trả lời, sau đó bỏ đi, để lại đống rau đã được rửa trắng phau. Cách đó không xa, hai người đàn ông cũng đang làm công việc này nhìn chúng tôi với ánh mắt cảnh giác.
Hồ đầy rác rưởi, ô nhiễm vẫn là chỗ rửa rau "lý tưởng" (ảnh Trung Dũng).
Chúng tôi tiếp tục di chuyển xuống địa phận xã Yên Hòa. Tại khu vực con mương ở thôn Khóa Như 2 có rất nhiều người dân đang rửa rau trên dòng nước đặc quánh. Lòng mương khá rộng nước ít, đen sì và phủ kín bởi rác. Ở mé nước được xây thành các bậc dẫn xuống lòng mương, một số người còn cố gắng vét đáy bùn để tạo thành hố trũng để rửa rau.
Gần đó, nhiều đường ống cống dẫn nước thải của các hộ dân sống hai bên con mương này được xả thẳng vào bốc mùi khó chịu.
Trò chuyện với PV, một phụ nữ trạc 50 tuổi, tay thoăn thoắt rửa hành cho biết: "Cũng biết là nguồn nước bẩn, nhưng không rửa ở đây thì biết rửa ở đâu. Vì nước quá bẩn nên ngày đi rửa rau, tối về chúng tôi lại mua thuốc để thoa vì ghẻ nước và nấm gây ngứa ngáy, khó chịu.
Ông Lê Văn Duyệt, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) trả lời PV báo ĐS&PL khi được hỏi về việc người dân rửa rau bằng nước ô nhiễm cho biết: "Không chỉ quán triệt tới từng hộ dân, chúng tôi còn dựng nội dung này thành một bản tin phát thanh tuyên truyền đều đặn hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh của xã.
Đồng thời cán bộ xã cũng đến từng hộ gia đình bắt họ ký cam kết là không được rửa rau bằng các nguồn nước ô nhiễm. Trên địa bàn xã, việc này đã được giải quyết gần như triệt để".
Rau, hành được "tắm trắng" bằng nguồn nước ô nhiễm (ảnh Trung Dũng)
Tuy nhiên, khi PV nêu ra một số trường hợp vẫn đang "ung dung" rửa rau tại con mương ô nhiễm ở làng Khóa Như 2 thì vị này giải thích: "Đó chỉ là một số trường hợp cá biệt hoặc là họ rửa với số lượng ít để phục vụ nhu cầu của gia đình chứ không phải để bán.
Ông Hoàng Hữu Hùng, Chủ tịch UBND xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) lại có nhận định khác khi trao đổi với PV báo ĐS&PL. Ông Hùng cho rằng, việc người dân rửa rau trên nguồn nước ô nhiễm là vi phạm về cả đạo đức và pháp luật. Nhưng giải quyết vấn đề này lại không hề dễ bởi... "cái lý cái tình".
Ông Hùng chia sẻ: "Các cơ quan đoàn thể trong xã cũng nhiều lần ra quân để xử lý việc này. Tuy nhiên, đó cũng là miếng cơm manh áo của người dân. Thấy họ vi phạm rồi cũng chỉ nhắc nhở, cùng lắm là xử phạt hành chính mấy trăm nghìn đồng. Tôi cũng xuất thân từ nông dân nên hiểu họ cũng vất vả mọi bề".
Trao đổi với PV, ông Hoàng Hữu Hùng, Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho hay: "Chúng tôi cũng rất muốn quy hoạch khu rửa rau tập trung ở những khu nước sạch nhưng không thể thực hiện được bởi "lực bất tòng tâm".
Trong những cuộc họp với các ban ngành của huyện, tỉnh, tôi cũng đã có nhiều ý kiến và đề xuất xin kinh phí để cải tạo cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Có phương án là bắt người dân đưa rau về giếng của từng nhà để rửa nhưng xem ra phương án này không khả thi bởi nước sinh hoạt còn không đủ thì lấy đâu ra lượng nước sạch nhiều như thế để rửa rau?".
Trung Dũng
Theo_Người Đưa Tin
Vụ 16 người bị kẹt trong thang máy chung cư: Lời kể của nạn nhân Sau khi thang máy đột ngột đóng cửa, nhiều người ở bên trong kêu cứu nhưng không ai nghe thấy. Một số người do quá lo lắng hoảng sợ và sức yếu nên đã ngất xỉu... Chiều ngày 23/3, nhiều người dân sống tại khu vực dân cư Block D khu căn hộ cao tầng 584 ở địa chỉ 785/1 Lũy Bán Bích,...