Nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vũ khí nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu vũ khí của quốc gia Đông Bắc Á này tăng lên mức kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2021, Korea Times đưa tin ngày 24/7.
So với giai đoạn 2012-2016, giá trị vũ khí mà Seoul xuất khẩu tăng 177%, cao nhất trong số 20 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Hai vị trí tiếp sau thuộc về Australia (98%) và Pháp (59%).
Con số ấn tượng này giúp tỷ trọng vũ khí do Hàn Quốc xuất khẩu trên thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu tăng từ 1% lên 2,8%. Hàn Quốc đang là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 8 thế giới và thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc), tăng mạnh so với vị trí thứ 31 thế giới theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) năm 2000.
Tên lửa đất đối không Cheongung-II do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Korea Times.
“Lượng xuất khẩu tàu hải quân tăng 1.660%, chiếm vị trí dẫn đầu”, báo cáo của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cho biết. “Lượng vũ khí xuất khẩu được ước tính sẽ tiếp tục tăng, đạt 10 tỷ USD năm 2022″.
Philippines và Indonesia là hai quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm lần lượt 16% và 14% tổng lượng xuất khẩu.
Hàn Quốc cũng đang hướng ra cả các khu vực khác với các loại vũ khí mới được phát triển. Hồi tháng 1, quốc gia này đã ký với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thỏa thuận xuất khẩu tên lửa đất đối không Cheongung-II, ước tính trị giá 3,5 tỷ USD. Đây là hợp đồng vũ khí đắt giá nhất mà Seoul từng có.
Video đang HOT
“Các thỏa thuận thương mại trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng sẽ giúp tăng cường tin cậy ngoại giao giữa các nước tham gia, tác động tích cực đến thương mại trong các lĩnh vực khác”, báo cáo của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc nhận định.
Tham vọng biến mặt trăng thành căn cứ ngăn thiên thạch lao vào trái đất
Theo kế hoạch, hệ thống trên mặt trăng có thể đối phó thiên thạch, đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia Trung Quốc nếu các viễn vọng kính và cảm biến xoay về hướng trái đất.
Tàu tự hành của Trung Quốc trên mặt trăng vào ngày 4.1.2019. Ảnh CLEP
Tờ South China Morning Post ngày 23.7 đưa tin Trung Quốc có thể đưa hệ thống phòng thủ hành tinh đang xây dựng lên mặt trăng nhằm bảo vệ trái đất khỏi những thiên thạch có khả năng xóa sổ cả một thành phố hoặc nền văn minh nhân loại.
Theo chuyên gia Ngô Vĩ Nhân, trưởng nhóm thiết kế Chương trình Thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, dự án mới bao gồm việc đưa 3 vệ tinh bảo vệ mang theo nhiều nhiên liệu và vũ khí động lực lên quỹ đạo mặt trăng.
"Nguy cơ tuyệt chủng"
Hai viễn vọng kính sẽ được xây ở cực nam và cực bắc mặt trăng để theo dõi bầu trời đề phòng bất cứ mối đe dọa nào lọt khỏi mạng lưới cảnh báo sớm ở mặt đất, nhất là những thiên thạch từ phía hướng về mặt trời.
Theo kế hoạch, khi phát hiện một "vị khách bất ngờ" có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng, hệ thống sẽ kích hoạt một hoặc tất cả các vệ tinh phòng vệ ngăn chặn, với thời gian nhanh hơn rất nhiều nếu phóng các tên lửa lớn từ trái đất.
"Nó sẽ có thể ngăn chặn các thiên thạch tiến đến từ mọi hướng và hình thành một vòng tròn bảo vệ gấp đôi khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, với đường kính khoảng 800.000 km", theo báo cáo do ông Ngô và đồng nghiệp đăng trên chuyên san Scientia Sinica Informationis.
Hình ảnh mô phỏng thiên thạch lao về phía trái đất. Ảnh AFP
Tuyến phòng vệ mặt trăng, hiện chưa được chính phủ Trung Quốc phê duyệt, sẽ đưa công nghệ không gian của nước này lên tầm cao mới, chẳng hạn như năng lực do thám xa với tốc độ nhanh.
Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống phòng vệ trái đất gồm những radar và viễn vọng kính khổng lồ, nhằm kiểm soát những sự kiện mang tính tuyệt chủng như từng xóa sổ loài khủng long cách đây khoảng 65 triệu năm.
Tuy nhiên, ông Ngô cho rằng hệ thống ở mặt đất có những hạn chế. Dù xác suất tác động ở mức độ gây tuyệt chủng là thấp, khoảng 60% thiên thạch đủ lớn để hủy diệt một quốc gia đã không được con người phát hiện và theo dõi, theo ước tính của giới thiên văn học.
Nhất cử lưỡng tiện
Theo ông Vũ, những thiên thạch này đều đến từ hướng mặt trời. Ánh sáng mặt trời khiến những viễn vọng kính quang học hầu như không thể phát hiện. Trong khi đó, những hệ thống radar hoạt động tốt nhất khi theo dõi những mục tiêu đã biết trước.
Bên cạnh đó, số vệ tinh ngày càng gia tăng trên quỹ đạo làm giảm khả năng phát hiện các thiên thạch từ xa.
Hầu hết những vấn đề trên có thể được giải quyết nhờ viễn vọng kính hoạt động trên các địa cực của mặt trăng. Nhóm nghiên cứu của ông Ngô cho rằng khi đó các viễn vọng kính quan sát được tất cả những điểm mù từ trái đất.
Việc xây dựng cơ sở như thế trên mặt trăng sẽ tốn nhiều chi phí và tài nguyên. Nhóm nghiên cứu cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mời các nước khác phối hợp xây những trạm quan trắc trong Trạm Nghiên cứu mặt trăng quốc tế, dự án do Nga và Trung Quốc phối hợp nhằm định cư trên mặt trăng trước năm 2030.
Tuy nhiên, trước khi động thổ trên mặt trăng, Trung Quốc trước hết sẽ phóng các vệ tinh lên quỹ đạo mặt trăng để thử nghiệm những công nghệ do thám, theo dõi và ngăn chặn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những vệ tinh này có thể giúp bảo vệ an ninh quốc gia Trung Quốc nếu các viễn vọng kính và cảm biến hướng về trái đất.
"Chúng có thể quan sát quỹ đạo địa đồng bộ, vành đai trên cao có nhiều vệ tinh liên lạc và quân sự", theo báo cáo.
Những vệ tinh bảo vệ trái đất còn có thể giúp Trung Quốc quan sát được vệ tinh của những nước khác. Những đồng hồ nguyên tử siêu chính xác trên những vệ tinh này có thể cải thiện độ chính xác và hiệu quả của hệ thống định vị Bắc Đẩu.
Mới đây, quan chức điều hành Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ Bill Nelson bày tỏ lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ kiểm soát mặt trăng. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc cho biết nước này "luôn thúc đẩy xây dựng tương lai chung cho nhân loại trong không gian".
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn. Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự...