Nước cờ tiếp theo của Putin?

Theo dõi VGT trên

Điều khiến châu Âu và Mỹ lo lắng là khả năng của Putin trong việc biến những khó khăn của nền kinh tế Nga trở thành lợi thế…

Nước cờ tiếp theo của Putin? - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Giữa lúc cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine còn chưa tìm được lối thoát, sự đồn đoán đã dịch chuyển sang chiến tuyến tiếp theo trong cuộc đối đầu giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Theo hãng tin Bloomberg, đe dọa các nước vùng Baltic, gây áp lực cho Kazakhstan, một nước thuộc Liên Xô cũ, và tăng cường quan hệ với Hy Lạp như một cách để chia rẽ Liên minh Châu Âu (EU) – tất cả đều có thể trở thành lựa chọn để ông chủ điện Kremlin thay đổi trật tự thế giới.

“Chúng ta đang chứng kiến sự nổi lên của những đường chia cắt mới” trong một “môi trường rất phân cực” – nhà ngoại giao Italy Lamberto Zannier thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nhận định ngày 8/9 tại Hội nghị An ninh Munich.

Trong bối cảnh châu Âu đang vội vã tìm kiếm một kế hoạch hòa bình cho miền Đông Ukraine, giới chức ngoại giao tham dự hội nghị ở Munich đã đề cập tới sự cần thiết phải kiềm chế Tổng thống Nga.

Thời điểm hiện nay không giống như thời chiến tranh lạnh. Mạng lưới đồng minh của Nga không phải là lớn. Nền kinh tế Nga hiện nhỏ hơn nền kinh tế Italy, và sản lượng kinh tế bình quân đầu người của nước này nhỏ hơn của đảo Cyprus. Ngoài ra, lệnh trừng phạt, giá dầu lao dốc, và sự sụt giảm chóng mặt của tỷ giá đồng Rúp đang đẩy nền kinh tế Nga tiến vào một cuộc suy thoái.

Tuy vậy, điều khiến châu Âu và Mỹ quan ngại là khả năng của Putin trong việc biến những khó khăn của nền kinh tế Nga trở thành lợi thế của ông.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống hiện vẫn ở mức trên 80%. Putin đã dùng sự kiên cường của nước Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít thời thế chiến thứ hai như một ví dụ để nước Nga ngày nay đi theo. Đối với Putin, những thách thức kinh tế hiện nay lại có thể giúp ông đảo ngược được trật tự thế giới sau năm 1989 với vị thế siêu cường không ai có thể thách thức của nước Mỹ.

Phát biểu tại một sự kiện ở Sochi hôm thứ Bảy vừa rồi, Putin nói, sự bá quyền của nước Mỹ là “một sự chiếm hữu giả tạo, nhưng chúng tôi sẽ không chịu đựng điều đó”.

Video đang HOT

Tại hội nghị an ninh ở Munich, các bên đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Các quan chức ngoại giao đến từ Mỹ và châu Âu cho rằng, sự mở rộng của thị trường tự do và dân chủ là tốt cho tất cả. Trong khi đó, đại biểu Nga cho rằng, lời kêu gọi này chỉ nhằm che đậy những nỗ lực đẩy nước Nga quay trở lại tình trạng kiệt quệ sau khi Liên Xô tan rã.

“NATO và EU muốn cô lập Nga và đây là một ngõ cụt. Tôi hiểu là London, Paris, Berlin, Washington và Kiev thích thế, nhưng Moscow thì không và điều này gây thêm rắc rối. Điều đó đang xảy ra ngay ngoài cánh cửa của chúng tôi”, ông Konstantin Kosachyov, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại thuộc Thượng viện Nga, phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Giới quan sát ở Nga trước nay vẫn xem Mỹ và châu Âu là một khối thống nhất, nhưng các nhà hoạch định chính sách Nga có vẻ như đang tìm cách chia rẽ sự thống nhất này. Điều này được thể hiện rõ nét vào cuối tuần vừa rồi khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và các quan chức châu Âu khác tìm cách ngăn Mỹ tiến tới quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Chính phủ Ukraine.

Chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đã giữ những nước như Hungary đứng về phía Moscow trong các cuộc tranh luận của EU về tăng cường trừng phạt nga. Điện Kremlin cũng đã ngỏ ý muốn giúp đỡ Hy Lạp, một thành viên NATO, thoát khủng hoảng ngân sách. Chính phủ cánh tả mới thành lập ở Athens đã tỏ thái độ phản đối việc EU trừng phạt Nga.

Nhờ đó mà Nga khó có thể bị đẩy khỏi hệ thống thương mại thế giới như Iran. Các lệnh trừng phạt của châu Âu đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả 28 chính phủ thành viên, và điều này thường dẫn tới những chính sách nhiều lỗ hổng.

Chẳng hạn, Bỉ đã phản đối những lời kêu gọi loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng toàn cầu SWIFT. Hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra vào ngày 12/2 tới đây có thể cho thấy rõ nét hơn những chia rẽ, bất đồng này.

Nga cũng đã áp dụng các biện pháp chiến tranh kinh tế đối với các nước vùng Baltic và tìm cách khuyến khích tâm lý thân Nga của các cộng đồng dân tộc Nga thiểu số ở Latvia và Estonia. Tuy vậy, các nước Baltic nằm sâu trong EU và với tư cách là thành viên NATO, các nước này nhận được sự đảm bảo an ninh được hậu thuẫn sau cùng từ năng lực hạt nhân Mỹ.

Chính sách sắp xếp lại các vùng của Nga bắt đầu từ năm 2008 với cuộc chiến tranh Georgia. Hai vùng ly khai của Georgia hiện nằm dưới sự bảo vệ của Nga. Tháng 3 năm ngoái, Crimea tách khỏi Ukraine sau một cuộc trưng cầu dân ý và gia nhập Nga.

Kazakhstan, quốc gia nơi 1/4 dân số là người nói tiếng Nga, cũng có tiềm năng xảy ra bất ổn. Hiện Tổng thống nước này Nursultan Nazarbayev đã 74 t.uổi và chưa có một ứng viên rõ ràng nào cho việc kế nhiệm ông. Theo giới quan sát, nếu ông Nazarbayev rời nhiệm sở mà không có sự chuyển giao quyền lực trơn tru, thì tình hình kinh tế và chính trị của Kazakhstan có thể trở nên bất ổn.

Tháng 8 năm ngoái, Putin đã khiến không ít người quan ngại khi phát biểu tại một trại hè thanh niên ở Nga rằng, “đại đa số người Kazakhstan muốn thắt chặt quan hệ với Nga”.

Không chỉ ở châu Âu mà ở Washington, người ta cũng đang ra sức đồn đoán xem Putin sẽ làm gì tiếp theo. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama chia thành hai phe trong vấn đề này.

Theo một quan chức Mỹ, nhóm theo trường phái bi quan cho rằng Putin quyết tâm đảo ngược điều mà ông cho là sự gây hấn của phương Tây. Trong khi nhóm còn lại, bao gồm cả Obama, cho rằng Putin sẽ phải lùi bước trước áp lực kinh tế ngày càng lớn, và có thể cả sự củng cố lực lượng của NATO ở Đông Âu.

“Điều gì xảy ra cũng sẽ có ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới Ukraine, không chỉ đối với châu Âu mà cả thế giới”, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định.

Khi bà Merkel và ông Biden có cuộc gặp ở Munich, thì xung đột ở miền Đông Ukraine tiếp tục căng thẳng. Lực lượng nổi dậy thân Nga tiếp tục có những bước tiến đẩy lùi quân chính phủ. Châu Âu đang nỗ lực hết sức để đạt một thỏa thuận ngừng b.ắn mới cho miền Đông Ukraine trong tuần này.

Một số quan chức quân sự và tình báo Mỹ cho rằng, mục tiêu chiến lược hiện nay của Putin là một tuyến kết nối đường bộ từ Nga tới Crimea thông qua Mariupol, thành phố cảng chiến lược của Ukraine. Nếu đúng như vậy, một cuộc phản công của quân nổi dậy nhằm vào thành phố 500.000 dân này tất yếu sẽ xảy ra.

Hiện tại, hầu như không có một nhà phân tích chính sách ngoại giao nào có thể trả lời được câu hỏi liệu Putin đang có một kế hoạch lớn hay đã thay đổi suy nghĩ.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói: “Tôi không dám chắc là có ai thực sự đoán được ông ấy sẽ làm gì tiếp theo”. Ông Niinisto cho rằng, mục tiêu của điện Kremlin là “duy trì tình trạng bất ổn ở Ukraine và chờ cơ hội để làm một điều gì đó mới”.

Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite thì đưa ra kịch bản xấu nhất trong đó nếu Putin không bị kiềm chế, thì những tham vọng lãnh thổ của ông sẽ tăng thêm.

“Sau Ukraine sẽ đến chúng ta”, ông Grybauskaite nói. Lithuania là một trong 3 nước vùng Baltic tách khỏi Liên Xô sau chiến tranh lạnh.

Theo An Huy

VNEconomy

Mátxcơva đòi bản sao bằng chứng tham chiến của lính Nga ở Ukraine

Mátxcơva đã yêu cầu Ukraine cung cấp bản sao các giấy tờ hộ chiếu, thẻ căn cước mà Tổng thống Petro Poroshenko hôm qua khẳng định là của lính Nga tham chiến tại miền Đông. Tuy nhiên, Kiev vẫn chưa đáp ứng yêu cầu này.

Mátxcơva đòi bản sao bằng chứng tham chiến của lính Nga ở Ukraine - Hình 1

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trưng bằng chứng lính Nga tham chiến ở Ukraine. (Ảnh: Facebook)

Hãng tin RT dẫn lời Giám đốc Khối các quốc gia độc lập thuộc Bộ Ngoại giao Nga Viktor Sorokin hôm qua nói: "Chúng tôi yêu cầu phía Ukraine cung cấp bản sao các tài liệu có chứa họ của các binh lính, bởi vì những thẻ căn cước mà Tổng thống Poroshenko đưa ra hôm qua có thể mua được dễ dàng"

"Tính đến thời điểm này, không có bằng chứng xác thực chứng minh binh lính Nga tham chiến ở miền đông bởi phía Ukraine hiện vẫn chưa thể đưa ra bản sao của những tài liệu này", ông Sorokin tuyên bố.

Video Tổng thống Ukraine trưng "hộ chiếu" của lính Nga tham chiến

Phát biểu tại hội nghị an ninh Munich tại Đức ngày 7/2, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã trưng ra một loạt hộ chiếu được khẳng định của lính Nga tham chiến tại miền Đông. Đồng thời, ông cũng một lần nữa kêu gọi phương Tây hỗ trợ vũ khí chống lại các phần tử ly khai.

Chính phủ Kiev và phương Tây từng nhiều lần cáo buộc Mátxcơva xúi giục và cung cấp vũ khí, tài chính cũng như huấn luyện cho phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, Mátxcơva đã bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc này.

Trong một diễn biến mới nhất, lãnh đạo 4 nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp đã thống nhất sẽ gặp tại thủ đô Minsk (Belarus) vào ngày 11/2 nhằm bàn bạc một kế hoạch hòa bình cho miền đông Ukraine. Tuy nhiên, ông Putin tuyên bố cuộc hội đàm chỉ diễn ra nếu đến thời điểm đó 4 nước đạt được đồng thuận về một số vấn đề.

Thoa Phạm

Theo Dantri/RT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha
20:54:36 07/07/2024
Du lịch tâm linh thu hút nhiều bạn trẻ thế hệ Z ở Ấn Độ
06:20:49 08/07/2024
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
12:05:54 07/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Campuchia hợp tác với Nhật Bản rà phá bom mìn tại Ukraine
11:02:22 07/07/2024
Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan
20:36:06 07/07/2024
Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng
20:50:53 07/07/2024
Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden
21:02:39 07/07/2024

Tin đang nóng

Midu có phản hồi lạ khi được chúc "đi 2 về 3" trong tuần trăng mật sang chảnh
16:58:39 08/07/2024
Lại thêm bằng chứng "anh chủ homestay" ngoại tình: Nam Thư không phải là người duy nhất?
17:27:53 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Vũ Luân xuất hiện, chỉ 1 hành động cũng đủ chứng minh tâm trạng giữa lúc vướng ồn ào
17:30:37 08/07/2024
Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Lưu Diệc Phi "mập mờ" với cha nuôi đại gia, ẩn khuất bên trong khiến CĐM bàn tán
17:19:46 08/07/2024

Tin mới nhất

Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine

00:20:57 09/07/2024
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga thông báo ngăn chặn nỗ lực của đặc nhiệm Ukraine nhằm tuyển mộ phi công Nga để đ.ánh cắp một máy bay n.ém b.om chiến lược Tu-22M3.

NATO triển khai phương án B

00:11:12 09/07/2024
NATO sẽ cử một quan chức dân sự cấp cao tới Kiev, trong số một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tuần tới

Pháp: Ông Macron "tự b.ắn vào chân"

23:58:07 08/07/2024
Trưa 1/7, Tổng thống Pháp Macron đã tập hợp các cố vấn và bộ trưởng của mình tại Điện Elysée để thảo luận về tình hình khủng hoảng đang diễn ra.

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Từ cậu bé ngủ trên sàn nhà trở thành bác sĩ tỷ phú

15:58:53 08/07/2024
Bác sĩ Loo Choon Yong, 75 t.uổi, đồng sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Y tế Raffles, có hơn bốn thập kỷ kinh nghiệm làm nghề y và điều hành cơ sở y tế.

Iran bắt giữ 8 nghi phạm liên quan vụ tấn công xe chở thùng phiếu

13:21:03 08/07/2024
Các đối tượng tấn công không lấy được thùng phiếu mặc dù đã làm bị thương 5 người trên xe, bao gồm nhân viên thực thi pháp luật và nhân viên bầu cử. Hai sĩ quan đã t.hiệt m.ạng trong vụ tấn công.

Ukraine yêu cầu đồng minh phương Tây cung cấp tàu ngầm nâng cao năng lực tại Biển Đen

13:16:55 08/07/2024
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Đô đốc Neizhpapa cho biết nước này sẽ cho ngừng hoạt động tàu tuần dương Ukraine mà thay thế vào đó là sớm tiếp nhận tàu hộ tống Ivan Mazepa đang trong quá trình thử nghiệm.

Ai Cập nỗ lực hỗ trợ khôi phục an ninh và ổn định ở Sudan

13:12:34 08/07/2024
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi các đảng chính trị của Sudan nhất trí thành lập ủy ban kiến tạo hòa bình ở quốc gia Đông Bắc Phi.

Argentina kêu gọi Mercosur ký FTA với Việt Nam và Indonesia

13:11:01 08/07/2024
Bà Mondino nhận định Mercosur đã không tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường lớn ngoài khu vực, cũng như ký FTA với các quốc gia khác tạo động lực cho hội nhập quốc tế.

Gần như toàn bộ dân số Gaza phải di tản sau 9 tháng chiến tranh

13:08:28 08/07/2024
Các quan chức Israel cho biết cuộc tấn công vào Rafah sẽ là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự gia tăng giao tranh ở phía Bắc cho thấy Hamas vẫn duy trì một sự hiện diện vững chắc liên tục.

Mùa mưa bão 2024 - chủ động thông tin dự báo, cảnh báo về La Nina

13:04:41 08/07/2024
Như vậy, mưa lớn sẽ dồn dập về cuối năm, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, làm gia tăng nguy cơ ngập úng kéo dài, lũ lụt trên diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này.

Cứu nạn kịp thời thuyền viên người Trung Quốc bị thương tích trong quá trình lao động

06:46:20 08/07/2024
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu do c.hảy m.áu nhiều dẫn đến khó thở, sốt cao liên tục, sức khỏe yếu. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải,

Có thể bạn quan tâm

Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ

Sao thể thao

00:13:24 09/07/2024
Kyle Walker đưa ra lời khuyên cho thủ môn đội tuyển Anh Jordan Pickford, Declan Rice giúp những người thực hiện quả phạt đền bình tĩnh.

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

Tin nổi bật

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn

Sao việt

23:11:55 08/07/2024
Thiếu gia nhựa Duy Tân vừa kết hôn với Midu, trong khi đó thiếu gia nhựa Tân Hiệp Hưng có tổ ấm hạnh phúc bên Đông Nhi.

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

Sức khỏe

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.

Thêm một thần tượng người Việt debut tại thị trường Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:04:49 08/07/2024
Chàng trai có nghệ danh Kien, tên thật là Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 2004 và đến từ Ninh Thuận. Kien cũng là thành viên ngoại quốc duy nhất của ARrC, được tài khoản nhóm giới thiệu bằng caption bằng tiếng Việt.