Nước cờ tàn của Mỹ tại Ukraine
Mưu kế của CIA và Kiev đã lộ rõ, CIA và Kiev đang xem hành động của Nga trước nguy cơ người Nga bị “tắm máu” ở miền Đông Ukraine ra sao.
Chỉ cần Nga điều quân đội sang miền Đông Ukraine, với Mỹ, thế là đủ. Tuy nhiên, ở nước Nga, không chỉ là “nhà tình báo” như ngài Giám đốc CIA mà ông Putin còn kiêm luôn Tổng thống nước Nga vĩ đại.
Cứ tưởng rằng sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga sẽ phôi phai, cứ tưởng rằng việc trừng phạt Nga chỉ lấy lệ để rồi đâu sẽ hoàn đấy. Ván cờ Ukraine đã kết thúc, các bên chuẩn bị chơi ván cờ khác, với tình tiết khác…thì bất ngờ, miền Đông Ukraine lại gây sự chú ý và lo ngại lớn cho dư luận thế giới khi chính quyền Kiev sau chuyến thăm bí mật của ngài giám đốc tình báo CIA, đã vội điều quân đội đến với tuyên bố sắc lạnh: Hoặc giải tán biểu tình hoặc bị tiêu diệt.
Cũng cuộc biểu tình có tính chất như này, tại Maidan, ông Yanukovych đã mất chức tổng thống, còn ở miền Đông Ukraine thì được coi là “khủng bố”…và Tổng thống tạm quyền Olexander Turchynov ra tay điều quân đội gồm máy bay, xe tăng đàn áp, “chống khủng bố đặc biệt”.
Rất khó hiểu về cách đối xử với các cuộc biểu tình nhưng có một điều dư luận dễ hiểu là bất luận thế nào, khi dùng quân đội đàn áp biểu tình trong một đất nước mà “cách mạng đường phố” xảy ra thường xuyên thì ông Olexander Turchynov và chính quyền của ông ta đang hành động “đánh bom tự sát”.
Xe tăng của Ukraine đã xuất hiện cách thành phố Sloviansk, miền đông nước này .
Mỹ có lừa được Nga?
Chỉ cần Nga điều quân đội sang miền Đông Ukraine, với Mỹ, thế là đủ.
Đừng lầm tưởng khi đó Mỹ và NATO sẽ lập tức triển khai quân vào Ukraine. Không phải vậy, có “cho kẹo”, Mỹ và NATO cũng không đối đầu quân sự với Nga vì cái Ukraine đã hết giá trị bởi đã mất Crimea. Vấn đề là mưu kế của Mỹ nằm ở chỗ khác.
Không thể không cay cú trước việc Crimea rơi vào tay Nga êm gọn như vậy, Mỹ phải trừng phạt Nga. May cho Nga là sự ràng buộc về kinh tế, quân sự, với Mỹ là không đáng bao nhiêu và ngược lại là rủi cho Mỹ là Nga không phải là Trung Quốc phụ thuộc quá lớn vào Mỹ từ thị trường xuất khẩu cho đến các tuyến đường hàng hải huyết mạch sống còn của nền kinh tế, an ninh năng lượng… mà Mỹ ra tay là có kết quả như ý.
Sự trừng phạt Nga mà Mỹ chủ mưu như “phủi tuyết” trên lưng gấu Nga mà thôi nếu như phương Tây (EU) không vào cuộc. Vì thế Mỹ cần EU để trừng phạt Nga. Do EU và Nga liên quan ràng buộc với nhau nhiều cho nên nếu EU ra tay quyết liệt, nghiêm khắc thì Nga sẽ điêu đứng không khác nào Iran.
Hiện tại EU mới chỉ vào cuộc trừng phạt Nga cho có lệ, cho Mỹ đỡ buồn… chẳng phải vì họ thương mến nước Nga mà nếu quyết liệt hơn, nghiêm khắc hơn thì chẳng khác nào đang yên, đang lành, bổng dưng lấy đá ghè vào chân mình. Sự bất ổn về kinh tế khiên dân chúng nổi giận thì “cái ghế” của các nhà lãnh đạo EU cũng lung lay.
Tuy nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó, EU đã tuyên bố, nếu Nga đưa quân vào xâm lược Ukraine, chia cắt Ukraine thì không còn cách nào khác là EU sẽ thực hiện biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, mạnh tay. Đây cũng coi như là lý do chính đáng để người dân EU chấp nhận thiệt hại về kinh tế, ủng hộ chính phủ thực hiện đòn trừng phạt Nga.
Vấn đề là làm sao để Nga đưa quân vào Ukraine khi cái giá trị nhất, cái cần thiết nhất là bán đảo Crimea với Nga ở Ukraine đã rơi vào tay Nga? Mưu kế nào để điều mấy chục ngàn quân Nga sát biên giới Ukraine tràn vào khu vực miền Đông Ukraine “bảo vệ người Nga” bị đàn áp?
Khủng hoảng Ukraine: “Máu lại đổ, nội chiến ngày càng gần”
Trong nghệ thuật quân sự, mưu hay, kế giỏi là phải lừa được địch và điều khiển được địch. Cho nên, mưu cao nhất là mưu lừa địch, kế hay nhất là kế điều địch. Mỹ có làm được với Nga hay không?
Sau chuyên thăm bí mật của Ngài giám đốc cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), Tổng thống tạm quyền Turchynov đã thay đổi. Thay vì chấp nhận quyền tự trị nhiều hơn cho các tỉnh miền Đông như đã tuyên bố, ông ra lệnh quân đội đàn áp. Chính quyền Kiev hành động điều lực lượng rất rầm rộ, kể cả xe tăng, đại bác, máy bay và các lời cảnh cáo cũng rất sắc lạnh.
Tuy nhiên, cuộc “chống khủng bố đặc biệt” này, Tổng thống Turchynov tuyên bố là “theo từng giai đoạn” cho nên dư luận lo ngại cuộc “tắm máu” đã chưa đến. Bởi vì, hơn ai hết, Tổng thống tạm quyền Turchynov thừa hiểu, nếu một cuộc cách mạng màu xảy ra tiếp theo, mà rất dễ xảy ra, thì ông và những người ra lệnh cho quân đội “tắm máu” những người biểu tình sẽ bị treo cổ để làm vất tế thần cho chiêu bài mới.
Cho nên, chính quyền Kiev có gan tày trời cũng không dám ra cái lệnh đó và quân đội cũng không đơn vị nào làm việc dã man đó. (Thực tế đã chứng minh 6 xe bọc thép của Kiev đều đến đã phản chiến, treo cờ Nga đi ủng hộ người biểu tình)
Đến đây mưu kế của CIA và Kiev đã lộ rõ, CIA và Kiev đang xem hành động của Nga trước nguy cơ người Nga bị “tắm máu” ở miền Đông Ukraine như thế nào.
Nếu Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine thì EU sẽ ra tay…là mục tiêu đầu tiên Mỹ nhắm tới, nhưng không quan trọng, quyết định, bằng mục tiêu thứ hai…
“Nhà tình báo làm Tổng thống” nước Nga là Putin, xử lý tình hình này như nào thì chúng ta cùng phân tích, xem xét ở phần sau.
Nước cờ này là nước cờ tàn, “được ăn cả hoặc ngả về không” của Mỹ trong ván cờ Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ đã vô tình mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong ván cờ khác. Đó là: Lâu nay Mỹ tốn không ít tiền bạc, công sức cho các tổ chức trong và ngoài nước như RFA, dân quyền…ra rả tuyên truyền cho cái dân chủ phương Tây mà trong đó điểm nổi bật nhất là phi chính trị hóa quân đội. Thế mà tại Ukraine…Trung Quốc lại cảm ơn ngài giám đốc CIA đã ủng hộ họ trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Và, Mỹ chính thức “khóa mõm” những kẻ rêu rao “phi chính trị hóa quân đội”.
Bắt đầu từ đây, tuyên truyền về “phi chính trị quân đội” thì chỉ có những kẻ thiểu năng mới nghe và với những kẻ đó thì làm được gì để thay đổi thế giới?
Nga “tương kế tựu kế”?
Cái giỏi của người dùng binh là khi đã phát hiện ra mưu kế của địch thì lợi dụng mưu kế của đối phương để lập ra kế của mình đánh lại chúng. Đó chính là nghệ thuật “tương kế tựu kế”.
Trước hết phải nói là chiến lược, sách lược của Nga với Ukraine có lẽ rất dày và luôn trên bàn làm việc của Tổng thống Nga. Nghĩa là mức độ quan tâm, quan trọng của vấn đề Ukraine sẽ giống như chiến lược sách lược giải phóng miền Nam của Tướng Giáp vậy.
Video đang HOT
Tất cả các diễn biến, tình huống có lợi, có hại từ Ukraine đều được Nga dự liệu thành những phương án sẵn cứ thế thực hiện mà không bất ngờ, bị động. Đây là một thiếu sót, chủ quan quá lớn của Mỹ và phương Tây với đối thủ Nga trên bàn cờ Ukraine mà 2 bên đã đang thi thố.
Phương án 1: Ràng buộc Ukraine bằng viện trợ 15 tỷ USD cùng các ưu đãi khác, nhưng bị thất bại.
Tình huống xấu xảy ra, dưới sự tiếp tay của phương Tây, một cuộc biểu tình, bạo loạn theo cung cách “Cách mạng màu” đã xảy ra. Tổng thống Yanukovych, người có vẻ thân Nga, được Nga ủng hộ bị lật đổ. Một chính phủ thân phương Tây, bài Nga được thành lập nhanh chóng, nguy cơ Nga bị đuổi khỏi Crimea để nhường chỗ cho Mỹ-NATO hiện ra.
Trong khi phương Tây và Mỹ đang nâng ly mừng thắng lợi nhưng chưa kịp đặt vào môi thi rụng rời tay chân khi hay tin bán đảo Crimea đã mất. Một ngày hạnh phúc nhất trong lễ thành hôn nhưng đến thời điểm quyết định thì cô dâu tuyệt đẹp đã nằm trong vòng tay kẻ khác.
Mỹ và phương Tây cứng họng khi Crimea cũng theo con đường mà Coxovo đã chọn đến mức nhanh không kịp trở tay (tương kế tựu kế). Không những thế, kịch bản này lại kết thúc còn hay, mới, hơn cả kịch bản ở Coxovo do Mỹ và phương Tây đạo diễn là ngay sau đó, Crimea sáp nhập luôn vào Liên bang Nga.
Phần còn lại của Ukriane, Nga không cần động đến, nghĩa là không xâm lược, không chia cắt. Điều Nga cần hay mục tiêu chiến lược tiếp theo là phần còn lại của Ukraine phải thành lập một nhà nước Liên bang.
Tại sao lại là một nhà nước liên bang Ukraine? Điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu là Nga muốn giảm quyền lực chính trị của Kiev thay vì chính sách “chia để trị” đã lỗi thời. Một chính quyền trung ương Kiev có thể muốn làm gì được nấy không khi các bang thân Nga phản đối?
Để làm điều đó thì Nga lại theo kịch bản của phương Tây và Mỹ (tương kế tựu kế) là tiến hành hỗ trợ cho các cuộc biểu tình đòi quyền tự trị, đòi ly khai…ở miền Đông Ukraine mà Mỹ và phương Tây đã tố cáo là không sai.
Kết hợp với đòn “khí đốt” Nga đã buộc chính phủ tạm quyền Ukraine phải tuyên bố chấp nhận mở rộng quyền tự trị của miền Đông Ukraine, trưng cầu dân ý…nghĩa là chấp nhận một nhà nước mô hình liên bang. Tuy nhiên, ngài giám đốc cục tình báo Mỹ đã bí mật đến Ukraine và tình hình diễn biến đã có sự thay đổi như chúng ta đã biết.
Nhưng, mưu kế Nga đã tạo ra một thế trận ở Ukraine là không thể đảo ngược. Khi cờ đã vào thế rồi thì dù cho đối phương hoãn mấy nước cũng không thể thay đổi.
Phương án 2, 3…: Chỉ có tổng thống Nga Putin mới biết là gì vì nó chưa xảy ra.
Trở lại với nước cờ tàn của Mỹ. Không bao giờ Nga đưa quân vào can thiệp tại miền Đông Ukraine rầm rộ, công khai (tất nhiên, bí mật thì ai mà biết) vì 3 lý do sau:
Thứ nhất, Nga không dại gì khiêu khích EU khi đã chiếm được nàng Crimea xinh đẹp.
Thứ hai là Nga không cần đưa quân vào bởi chính phủ Kiev, quân đội Ukraine, không dám, không đủ tinh thần, lý tưởng, khả năng và sự đoàn kết nhất trí để “tắm máu” người dân miền Đông.
Thứ ba là Nga không muốn Ukraine trở thành Apganixtan của Liên Xô. Đây là mục tiêu thứ hai của Mỹ muốn Nga đưa quân vào Ukraine. Bất kỳ dân tộc nào cũng có lòng tự tôn, tự trọng. Đưa quân vào Ukraine là hành động xâm lược và dưới sự kích động, viện trợ quân sự của Mỹ, Nga sẽ bị sa lầy khi phải đối đầu với một dân tộc.
Hơn 300 tay súng của quân đội Ukraine đến “chống khủng bố” đã đầu hàng “quân khủng bố”- người biểu tình ở miền Đông Ukraine.
Vậy, Mỹ còn có hy vọng gì để đảo ngược tình thế ở Ukraine? Không có. Diễn biến đã và đang xảy ra chỉ là cơn co giật trước khi chết hẳn hay chỉ là cơn giẫy chết mà thôi.
Chỉ cần Nga điều quân đội sang miền Đông Ukraine, với Mỹ, thế là đủ. Tuy nhiên, ở nước Nga, không chỉ là “nhà tình báo” như ngài Giám đốc CIA mà ông Putin còn kiêm luôn Tổng thống nước Nga vĩ đại.
Cứ tưởng rằng sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga sẽ phôi phai, cứ tưởng rằng việc trừng phạt Nga chỉ lấy lệ để rồi đâu sẽ hoàn đấy. Ván cờ Ukraine đã kết thúc, các bên chuẩn bị chơi ván cờ khác, với tình tiết khác…thì bất ngờ, miền Đông Ukraine lại gây sự chú ý và lo ngại lớn cho dư luận thế giới khi chính quyền Kiev sau chuyến thăm bí mật của ngài giám đốc tình báo CIA, đã vội điều quân đội đến với tuyên bố sắc lạnh: Hoặc giải tán biểu tình hoặc bị tiêu diệt.
Cũng cuộc biểu tình có tính chất như này, tại Maidan, ông Yanukovych đã mất chức tổng thống, còn ở miền Đông Ukraine thì được coi là “khủng bố”…và Tổng thống tạm quyền Olexander Turchynov ra tay điều quân đội gồm máy bay, xe tăng đàn áp, “chống khủng bố đặc biệt”.
Rất khó hiểu về cách đối xử với các cuộc biểu tình nhưng có một điều dư luận dễ hiểu là bất luận thế nào, khi dùng quân đội đàn áp biểu tình trong một đất nước mà “cách mạng đường phố” xảy ra thường xuyên thì ông Olexander Turchynov và chính quyền của ông ta đang hành động “đánh bom tự sát”.
Xe tăng của Ukraine đã xuất hiện cách thành phố Sloviansk, miền đông nước này .
Mỹ có lừa được Nga?
Chỉ cần Nga điều quân đội sang miền Đông Ukraine, với Mỹ, thế là đủ.
Đừng lầm tưởng khi đó Mỹ và NATO sẽ lập tức triển khai quân vào Ukraine. Không phải vậy, có “cho kẹo”, Mỹ và NATO cũng không đối đầu quân sự với Nga vì cái Ukraine đã hết giá trị bởi đã mất Crimea. Vấn đề là mưu kế của Mỹ nằm ở chỗ khác.
Không thể không cay cú trước việc Crimea rơi vào tay Nga êm gọn như vậy, Mỹ phải trừng phạt Nga. May cho Nga là sự ràng buộc về kinh tế, quân sự, với Mỹ là không đáng bao nhiêu và ngược lại là rủi cho Mỹ là Nga không phải là Trung Quốc phụ thuộc quá lớn vào Mỹ từ thị trường xuất khẩu cho đến các tuyến đường hàng hải huyết mạch sống còn của nền kinh tế, an ninh năng lượng… mà Mỹ ra tay là có kết quả như ý.
Sự trừng phạt Nga mà Mỹ chủ mưu như “phủi tuyết” trên lưng gấu Nga mà thôi nếu như phương Tây (EU) không vào cuộc. Vì thế Mỹ cần EU để trừng phạt Nga. Do EU và Nga liên quan ràng buộc với nhau nhiều cho nên nếu EU ra tay quyết liệt, nghiêm khắc thì Nga sẽ điêu đứng không khác nào Iran.
Hiện tại EU mới chỉ vào cuộc trừng phạt Nga cho có lệ, cho Mỹ đỡ buồn… chẳng phải vì họ thương mến nước Nga mà nếu quyết liệt hơn, nghiêm khắc hơn thì chẳng khác nào đang yên, đang lành, bổng dưng lấy đá ghè vào chân mình. Sự bất ổn về kinh tế khiên dân chúng nổi giận thì “cái ghế” của các nhà lãnh đạo EU cũng lung lay.
Tuy nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó, EU đã tuyên bố, nếu Nga đưa quân vào xâm lược Ukraine, chia cắt Ukraine thì không còn cách nào khác là EU sẽ thực hiện biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, mạnh tay. Đây cũng coi như là lý do chính đáng để người dân EU chấp nhận thiệt hại về kinh tế, ủng hộ chính phủ thực hiện đòn trừng phạt Nga.
Vấn đề là làm sao để Nga đưa quân vào Ukraine khi cái giá trị nhất, cái cần thiết nhất là bán đảo Crimea với Nga ở Ukraine đã rơi vào tay Nga? Mưu kế nào để điều mấy chục ngàn quân Nga sát biên giới Ukraine tràn vào khu vực miền Đông Ukraine “bảo vệ người Nga” bị đàn áp?
Khủng hoảng Ukraine: “Máu lại đổ, nội chiến ngày càng gần”
Trong nghệ thuật quân sự, mưu hay, kế giỏi là phải lừa được địch và điều khiển được địch. Cho nên, mưu cao nhất là mưu lừa địch, kế hay nhất là kế điều địch. Mỹ có làm được với Nga hay không?
Sau chuyên thăm bí mật của Ngài giám đốc cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), Tổng thống tạm quyền Turchynov đã thay đổi. Thay vì chấp nhận quyền tự trị nhiều hơn cho các tỉnh miền Đông như đã tuyên bố, ông ra lệnh quân đội đàn áp. Chính quyền Kiev hành động điều lực lượng rất rầm rộ, kể cả xe tăng, đại bác, máy bay và các lời cảnh cáo cũng rất sắc lạnh.
Tuy nhiên, cuộc “chống khủng bố đặc biệt” này, Tổng thống Turchynov tuyên bố là “theo từng giai đoạn” cho nên dư luận lo ngại cuộc “tắm máu” đã chưa đến. Bởi vì, hơn ai hết, Tổng thống tạm quyền Turchynov thừa hiểu, nếu một cuộc cách mạng màu xảy ra tiếp theo, mà rất dễ xảy ra, thì ông và những người ra lệnh cho quân đội “tắm máu” những người biểu tình sẽ bị treo cổ để làm vất tế thần cho chiêu bài mới.
Cho nên, chính quyền Kiev có gan tày trời cũng không dám ra cái lệnh đó và quân đội cũng không đơn vị nào làm việc dã man đó. (Thực tế đã chứng minh 6 xe bọc thép của Kiev đều đến đã phản chiến, treo cờ Nga đi ủng hộ người biểu tình)
Đến đây mưu kế của CIA và Kiev đã lộ rõ, CIA và Kiev đang xem hành động của Nga trước nguy cơ người Nga bị “tắm máu” ở miền Đông Ukraine như thế nào.
Nếu Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine thì EU sẽ ra tay…là mục tiêu đầu tiên Mỹ nhắm tới, nhưng không quan trọng, quyết định, bằng mục tiêu thứ hai…
“Nhà tình báo làm Tổng thống” nước Nga là Putin, xử lý tình hình này như nào thì chúng ta cùng phân tích, xem xét ở phần sau.
Nước cờ này là nước cờ tàn, “được ăn cả hoặc ngả về không” của Mỹ trong ván cờ Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ đã vô tình mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong ván cờ khác. Đó là: Lâu nay Mỹ tốn không ít tiền bạc, công sức cho các tổ chức trong và ngoài nước như RFA, dân quyền…ra rả tuyên truyền cho cái dân chủ phương Tây mà trong đó điểm nổi bật nhất là phi chính trị hóa quân đội. Thế mà tại Ukraine…Trung Quốc lại cảm ơn ngài giám đốc CIA đã ủng hộ họ trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Và, Mỹ chính thức “khóa mõm” những kẻ rêu rao “phi chính trị hóa quân đội”.
Bắt đầu từ đây, tuyên truyền về “phi chính trị quân đội” thì chỉ có những kẻ thiểu năng mới nghe và với những kẻ đó thì làm được gì để thay đổi thế giới?
Nga “tương kế tựu kế”?
Cái giỏi của người dùng binh là khi đã phát hiện ra mưu kế của địch thì lợi dụng mưu kế của đối phương để lập ra kế của mình đánh lại chúng. Đó chính là nghệ thuật “tương kế tựu kế”.
Trước hết phải nói là chiến lược, sách lược của Nga với Ukraine có lẽ rất dày và luôn trên bàn làm việc của Tổng thống Nga. Nghĩa là mức độ quan tâm, quan trọng của vấn đề Ukraine sẽ giống như chiến lược sách lược giải phóng miền Nam của Tướng Giáp vậy.
Tất cả các diễn biến, tình huống có lợi, có hại từ Ukraine đều được Nga dự liệu thành những phương án sẵn cứ thế thực hiện mà không bất ngờ, bị động. Đây là một thiếu sót, chủ quan quá lớn của Mỹ và phương Tây với đối thủ Nga trên bàn cờ Ukraine mà 2 bên đã đang thi thố.
Phương án 1: Ràng buộc Ukraine bằng viện trợ 15 tỷ USD cùng các ưu đãi khác, nhưng bị thất bại.
Tình huống xấu xảy ra, dưới sự tiếp tay của phương Tây, một cuộc biểu tình, bạo loạn theo cung cách “Cách mạng màu” đã xảy ra. Tổng thống Yanukovych, người có vẻ thân Nga, được Nga ủng hộ bị lật đổ. Một chính phủ thân phương Tây, bài Nga được thành lập nhanh chóng, nguy cơ Nga bị đuổi khỏi Crimea để nhường chỗ cho Mỹ-NATO hiện ra.
Trong khi phương Tây và Mỹ đang nâng ly mừng thắng lợi nhưng chưa kịp đặt vào môi thi rụng rời tay chân khi hay tin bán đảo Crimea đã mất. Một ngày hạnh phúc nhất trong lễ thành hôn nhưng đến thời điểm quyết định thì cô dâu tuyệt đẹp đã nằm trong vòng tay kẻ khác.
Mỹ và phương Tây cứng họng khi Crimea cũng theo con đường mà Coxovo đã chọn đến mức nhanh không kịp trở tay (tương kế tựu kế). Không những thế, kịch bản này lại kết thúc còn hay, mới, hơn cả kịch bản ở Coxovo do Mỹ và phương Tây đạo diễn là ngay sau đó, Crimea sáp nhập luôn vào Liên bang Nga.
Phần còn lại của Ukriane, Nga không cần động đến, nghĩa là không xâm lược, không chia cắt. Điều Nga cần hay mục tiêu chiến lược tiếp theo là phần còn lại của Ukraine phải thành lập một nhà nước Liên bang.
Tại sao lại là một nhà nước liên bang Ukraine? Điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu là Nga muốn giảm quyền lực chính trị của Kiev thay vì chính sách “chia để trị” đã lỗi thời. Một chính quyền trung ương Kiev có thể muốn làm gì được nấy không khi các bang thân Nga phản đối?
Để làm điều đó thì Nga lại theo kịch bản của phương Tây và Mỹ (tương kế tựu kế) là tiến hành hỗ trợ cho các cuộc biểu tình đòi quyền tự trị, đòi ly khai…ở miền Đông Ukraine mà Mỹ và phương Tây đã tố cáo là không sai.
Kết hợp với đòn “khí đốt” Nga đã buộc chính phủ tạm quyền Ukraine phải tuyên bố chấp nhận mở rộng quyền tự trị của miền Đông Ukraine, trưng cầu dân ý…nghĩa là chấp nhận một nhà nước mô hình liên bang. Tuy nhiên, ngài giám đốc cục tình báo Mỹ đã bí mật đến Ukraine và tình hình diễn biến đã có sự thay đổi như chúng ta đã biết.
Nhưng, mưu kế Nga đã tạo ra một thế trận ở Ukraine là không thể đảo ngược. Khi cờ đã vào thế rồi thì dù cho đối phương hoãn mấy nước cũng không thể thay đổi.
Phương án 2, 3…: Chỉ có tổng thống Nga Putin mới biết là gì vì nó chưa xảy ra.
Trở lại với nước cờ tàn của Mỹ. Không bao giờ Nga đưa quân vào can thiệp tại miền Đông Ukraine rầm rộ, công khai (tất nhiên, bí mật thì ai mà biết) vì 3 lý do sau:
Thứ nhất, Nga không dại gì khiêu khích EU khi đã chiếm được nàng Crimea xinh đẹp.
Thứ hai là Nga không cần đưa quân vào bởi chính phủ Kiev, quân đội Ukraine, không dám, không đủ tinh thần, lý tưởng, khả năng và sự đoàn kết nhất trí để “tắm máu” người dân miền Đông.
Thứ ba là Nga không muốn Ukraine trở thành Apganixtan của Liên Xô. Đây là mục tiêu thứ hai của Mỹ muốn Nga đưa quân vào Ukraine. Bất kỳ dân tộc nào cũng có lòng tự tôn, tự trọng. Đưa quân vào Ukraine là hành động xâm lược và dưới sự kích động, viện trợ quân sự của Mỹ, Nga sẽ bị sa lầy khi phải đối đầu với một dân tộc.
Hơn 300 tay súng của quân đội Ukraine đến “chống khủng bố” đã đầu hàng “quân khủng bố”- người biểu tình ở miền Đông Ukraine.
Vậy, Mỹ còn có hy vọng gì để đảo ngược tình thế ở Ukraine? Không có. Diễn biến đã và đang xảy ra chỉ là cơn co giật trước khi chết hẳn hay chỉ là cơn giẫy chết mà thôi.
Theo Báo Đất Việt
Vì sao Philippines dùng chiêu "thuyết phục đạo đức" với Trung Quốc?
Về kinh tế hay quân sự, Philippines không có gì để đối phó với Trung Quốc. Manila chỉ còn biết trông cậy vào luật pháp quốc tế.
Báo GDVN trích dẫn nguồn tin từ tờ Channel News Asia ngày 11/4 cho biết, Philippines đang sử dụng biện pháp "thuyết phục đạo đức" trong cuộc chiến với gã khổng lồ châu á - Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm qua 10/4.
Đó là lý do tại sao Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển yêu cầu tòa tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò là bất hợp pháp.
Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố: "Thông qua thuyết phục đạo đức, chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ giúp Trung Quốc nhận ra rằng họ tôn trọng và tuân thủ các phán quyết của tòa án sẽ là lợi ích tốt nhất của họ."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose.
"Nếu Trung Quốc muốn được xem như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tốt hơn là họ hành động trong khuôn khổ trật tự quốc tế đã được thành lập chứ không phải bên ngoài khuôn khổ."
Được biết, ngày 30/3 vừa qua, Philippines đã nộp bản thuyết trình 4000 trang để bảo vệ luận điểm của mình cho Hội đồng Trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển trong khi Bắc Kinh cảnh báo hành động này làm "tổn hại nghiêm trọng" quan hệ song phương.
Jose cho biết, Philippines đã nhận thức được họ có thể phải đối mặt với sự trả đũa bằng các lệnh trừng phạt thông qua thương mại hoặc du lịch từ Bắc Kinh.
Nhưng ông bảo vệ chiến thuật của Manila khi cho rằng, về kinh tế hay quân sự, Philippines không có gì để đối phó với Trung Quốc. Manila chỉ còn biết trông cậy vào luật pháp quốc tế.
Philippines dùng chiêu "thuyết phục đạo đức" còn bởi sự ngang tàng trong các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Được biết, trong vụ kiện của Philippines, Mỹ đã tuyên bố ủng hộ việc Chính phủ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để phân xử tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington tán thành việc thực thi các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo "mà không e dè bất kỳ hành động trả đũa nào".
"Bất chấp kết quả của việc phân xử là gì, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế đưa ra những hành động đơn phương gây bất ổn và leo thang căng thẳng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn ngang tàng, "kiên quyết" đối phó với bất kỳ hành động nào mà họ coi là "khiêu khích" từ các bên có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Bưu điện Hoa Nam ngày 11/4 đưa tin, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đã tuyên bố quyết tâm của Bắc Kinh bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông là điều không thể lay chuyển tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao, Hải Nam.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Ông Cường thề rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết" đối phó với bất kỳ hành động nào mà họ coi là "khiêu khích" từ các bên có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông trong khi vẫn khẳng định Trung Quốc đi theo con đường phát triển "hòa bình, hữu nghị" với láng giềng.
"Chúng tôi sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình và chúng tôi ủng hộ hợp tác hàng hải. Nhưng chúng tôi sẽ có phản ứng kiên quyết với bất kỳ động thái khiêu khích nào có ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở Biển Đông", Lý Khắc Cường tuyên bố.
Biển Đông đã trở thành điểm nóng từ khi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, các quốc gia Đông Nam Á cảm thấy lo ngại về hành vi của Bắc Kinh trên Biển Đông với một loạt hành động khiêu khích.
Theo Báo Đất Việt
Nước Nga: Chạm vào đâu cũng... "bỏng" Cấm vận về kinh tế, cô lập về ngoại giao là biện pháp mà các cường quốc trên thế giới đang muốn sử dụng để trừng phạt Nga vì hành động can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng hiệu quả của nó đến nay là không lớn. Trong các tuyên bố của mình trước khi xảy ra sự kiện Crimea trưng cầu...