Nước cờ răn đe của Putin khi “trảm” tướng kinh tế
Bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như muốn truyền đi thông điệp rằng “không ai là không thể động đến” ở Nga.
Ông Alexei Ulyukayev là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters
Rạng sáng 15/11, Ủy ban Điều tra Nga bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev, 60 tuổi, với cáo buộc tham nhũng. Cùng ngày, một tòa án ở thủ đô Moscow ra lệnh quản thúc ông Ulyukayev tại nhà riêng trong hai tháng để phục vụ điều tra. Cuối ngày hôm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sa thải ông Ulyukayev vì “mất niềm tin”, theo Washington Post.
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan chuyên phụ trách các vụ án lớn, cho biết họ đang điều tra Ulyukayev sau khi “bắt quả tang” ông này hồi tháng trước nhận hối lộ hai triệu USD để phê duyệt thương vụ tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft mua lại 50 % cổ phần của Bashneft, một công ty dầu khí nhà nước nhỏ hơn, với giá 5 tỷ USD.
Theo Ủy ban Điều tra Nga, Ulyukayev đã đòi một đại diện từ Rosneft đưa tiền để ông định giá bán cổ phần của Bashneft thấp hơn giá thị trường cho Rosneft.
“Bị can lợi dụng quyền hạn để đe dọa gây khó khăn cho các hoạt động của Rosneft trong tương lai”, Svetlana Petrenko, người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga, cho hay. Ulyukayev có thể đối mặt 15 năm tù giam nếu bị kết án. Ulyukayev đến nay là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời ông Putin.
Động thái răn đe
Một số người cho rằng vụ bắt giữ ông Ulyukayev là một nước cờ của Tổng thống Putin nhằm răn đe các quan chức, trợ lý cấp cao.
“Bắt giữ một quan chức trung thành và quan trọng như Ulyukayev là một động thái mạnh mẽ mà mục đích trên hết là răn đe. Mọi người cần biết bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra với họ. Đây là thông điệp chính của vụ bắt giữ”, Grigory Yavlinsky, lãnh đạo đảng Dân chủ Thống nhất Yabloko, viết trên Facebook.
Theo nhà chức trách, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cài thiết bị nghe lén các cuộc điện thoại của Ulyukayev suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Dmitry Peskov, người phát ngôn cho Tổng thống Nga xác nhận với phóng viên rằng ông Putin nắm rõ về cuộc điều tra ngay từ đầu.
“Có những cáo buộc rất nghiêm trọng và chỉ tòa án mới đưa ra được phán quyết”, Peskov nói.
Giới lãnh đạo chính trị Nga hoan nghênh vụ bắt giữ. Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Hạ viện, đánh giá động thái bắt giữ một quan chức cấp cao như Ulyukayev giúp truyền đi thông điệp rằng “không ai là không thể đụng đến” ở Nga.
Xung đột phe nhóm
Chủ tịch Rosneft Igor Sechin (phải) được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn tới ông Putin. Ảnh: Reuters
Theo bình luận viên David Filipov từ Washington Post, thương vụ Rosneft mua lại 50 % cổ phần Bashneft đã gây ra bất đồng giữa các phe nhóm tại Điện Kremlin. Ông Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, cựu đồng nghiệp của Tổng thống Putin ở Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB), được cho là đã vận động quyền mua lại Bashneft.
Có ý kiến cho rằng cổ phần Bashneft phải nên bán cho các nhà đầu tư tư nhân chứ không phải một công ty nhà nước như Rosneft.
Ulyukayev, người nắm chức Bộ trưởng Kinh tế Nga từ năm 2013, phụ trách các vụ mua bán tài sản nhà nước, ban đầu phản đối thương vụ Rosneft thâu tóm Bashneft với lý do một công ty nhà nước mua lại một công ty nhà nước không phải tư hữu hóa.
Tuy nhiên, cuối cùng, ông phê duyệt thương vụ này trước sự thúc giục từ Tổng thống Putin. Ông Putin xem thương vụ thâu tóm trên như một biện pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách vốn đang trầm trọng bởi tình trạng giá dầu duy trì ở mức thấp.
Theo một số nhà quan sát, vụ bắt giữ bộc lộ những cạnh tranh gay gắt bên trong các phe nhóm bao quanh ông Putin.
Video đang HOT
Gleb Pavlovsky, cựu chiến lược gia của Tổng thống Putin, cho rằng điểm bất thường trong vụ việc lần này là ông Putin đã biết Ulyukayev bị điều tra ngay từ đầu nhưng vẫn không cách chức ông cho đến ngày 15/11.
Ủy ban Điều tra Nga nhấn mạnh dù Ulyukayev bị bắt giữ về tội nhận hối lộ nhưng thương vụ Rosneft mua lại Bashneft vẫn hoàn tất hợp pháp và không bị điều tra. Đây cũng là một điểm mà giới chuyên gia cho là không bình thường.
Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, là một trong những người quyền lực nhất ở Nga và cũng là người có ảnh hưởng tới Tổng thống Putin, David Filipov cho hay. Vì thế, Sechin chỉ cần nói với Tổng thống Putin rằng ông bị đe dọa moi tiền, mọi chuyện sẽ kết thúc.
“Chỉ có điên rồ mới đi vòi tiền hối lộ từ một người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước”, Alexander Shokhin, Chủ tịch Công đoàn các Nhà tư bản Công nghiệp và Doanh nhân Nga, tổ chức vận động tư hữu hóa các công ty nhà nước để đưa nước Nga chuyển sang nền kinh tế thị trường, bình luận.
Ngăn chặn thách thức
Viết trên New York Times, bình luận viên Neil MacFarquhar nhận định vụ bắt giữ như một lời cảnh báo từ các cơ quan an ninh Nga rằng không ai được phép thách thức họ.
“Tôi nghĩ mục đích của toàn bộ câu chuyện này là dập tắt thách thức. Thông điệp được đưa ra là ‘Đừng ngáng đường tôi’, một thông điệp rất rõ ràng cho các thương vụ tương tự trong tương lai”, cựu thứ trưởng năng lượng Nga Vladimir S. Milov, một nhà chính trị đối lập, nhận xét.
Theo MacFarquhar, với tư cách là người đứng đầu Rosneft, Igor Sechin đang quản lý khối tiền mặt trị giá tới 15 tỷ USD. Nếu Rosneft mua lại Bashneft, số tiền thu về sẽ được chuyển trực tiếp vào ngân khố quốc gia. Trong bối cảnh hai quỹ dự trữ của nhà nước đang cạn dần, chính phủ Nga muốn số tiền đó.
Milov đánh giá đối với Tổng thống Putin, “quỹ dự trữ quốc gia là thứ gì đó rất thiêng liêng. Ông Putin luôn nhắc đến chúng khi đề cập tới những khó khăn kinh tế. Chúng được sử dụng như một bằng chứng cho thấy nhà nước vẫn còn năng lực tài chính”.
Tuy nhiên, Quỹ Dự trữ và Quỹ Thịnh vượng Quốc gia Nga giờ đây giảm xuống chỉ còn tổng cộng 104 tỷ USD so với mức 160 tỷ USD hồi đầu năm ngoái. Hai quỹ trên dự kiến cạn tiền vào cuối năm sau, thời điểm ông Putin bước vào cuộc vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 4.
Khối tiền mặt từ Rosneft được cho là sẽ giúp kinh tế Nga kéo dài thời gian cầm cự đến khi giá dầu phục hồi và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây không còn nữa.
Ông Alexei Ulyukayev là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters
Rạng sáng 15/11, Ủy ban Điều tra Nga bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev, 60 tuổi, với cáo buộc tham nhũng. Cùng ngày, một tòa án ở thủ đô Moscow ra lệnh quản thúc ông Ulyukayev tại nhà riêng trong hai tháng để phục vụ điều tra. Cuối ngày hôm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sa thải ông Ulyukayev vì “mất niềm tin”, theo Washington Post.
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan chuyên phụ trách các vụ án lớn, cho biết họ đang điều tra Ulyukayev sau khi “bắt quả tang” ông này hồi tháng trước nhận hối lộ hai triệu USD để phê duyệt thương vụ tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft mua lại 50 % cổ phần của Bashneft, một công ty dầu khí nhà nước nhỏ hơn, với giá 5 tỷ USD.
Theo Ủy ban Điều tra Nga, Ulyukayev đã đòi một đại diện từ Rosneft đưa tiền để ông định giá bán cổ phần của Bashneft thấp hơn giá thị trường cho Rosneft.
“Bị can lợi dụng quyền hạn để đe dọa gây khó khăn cho các hoạt động của Rosneft trong tương lai”, Svetlana Petrenko, người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga, cho hay. Ulyukayev có thể đối mặt 15 năm tù giam nếu bị kết án. Ulyukayev đến nay là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời ông Putin.
Động thái răn đe
Một số người cho rằng vụ bắt giữ ông Ulyukayev là một nước cờ của Tổng thống Putin nhằm răn đe các quan chức, trợ lý cấp cao.
“Bắt giữ một quan chức trung thành và quan trọng như Ulyukayev là một động thái mạnh mẽ mà mục đích trên hết là răn đe. Mọi người cần biết bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra với họ. Đây là thông điệp chính của vụ bắt giữ”, Grigory Yavlinsky, lãnh đạo đảng Dân chủ Thống nhất Yabloko, viết trên Facebook.
Theo nhà chức trách, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cài thiết bị nghe lén các cuộc điện thoại của Ulyukayev suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Dmitry Peskov, người phát ngôn cho Tổng thống Nga xác nhận với phóng viên rằng ông Putin nắm rõ về cuộc điều tra ngay từ đầu.
“Có những cáo buộc rất nghiêm trọng và chỉ tòa án mới đưa ra được phán quyết”, Peskov nói.
Giới lãnh đạo chính trị Nga hoan nghênh vụ bắt giữ. Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Hạ viện, đánh giá động thái bắt giữ một quan chức cấp cao như Ulyukayev giúp truyền đi thông điệp rằng “không ai là không thể đụng đến” ở Nga.
Xung đột phe nhóm
Chủ tịch Rosneft Igor Sechin (phải) được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn tới ông Putin. Ảnh: Reuters
Theo bình luận viên David Filipov từ Washington Post, thương vụ Rosneft mua lại 50 % cổ phần Bashneft đã gây ra bất đồng giữa các phe nhóm tại Điện Kremlin. Ông Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, cựu đồng nghiệp của Tổng thống Putin ở Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB), được cho là đã vận động quyền mua lại Bashneft.
Có ý kiến cho rằng cổ phần Bashneft phải nên bán cho các nhà đầu tư tư nhân chứ không phải một công ty nhà nước như Rosneft.
Ulyukayev, người nắm chức Bộ trưởng Kinh tế Nga từ năm 2013, phụ trách các vụ mua bán tài sản nhà nước, ban đầu phản đối thương vụ Rosneft thâu tóm Bashneft với lý do một công ty nhà nước mua lại một công ty nhà nước không phải tư hữu hóa.
Tuy nhiên, cuối cùng, ông phê duyệt thương vụ này trước sự thúc giục từ Tổng thống Putin. Ông Putin xem thương vụ thâu tóm trên như một biện pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách vốn đang trầm trọng bởi tình trạng giá dầu duy trì ở mức thấp.
Theo một số nhà quan sát, vụ bắt giữ bộc lộ những cạnh tranh gay gắt bên trong các phe nhóm bao quanh ông Putin.
Gleb Pavlovsky, cựu chiến lược gia của Tổng thống Putin, cho rằng điểm bất thường trong vụ việc lần này là ông Putin đã biết Ulyukayev bị điều tra ngay từ đầu nhưng vẫn không cách chức ông cho đến ngày 15/11.
Ủy ban Điều tra Nga nhấn mạnh dù Ulyukayev bị bắt giữ về tội nhận hối lộ nhưng thương vụ Rosneft mua lại Bashneft vẫn hoàn tất hợp pháp và không bị điều tra. Đây cũng là một điểm mà giới chuyên gia cho là không bình thường.
Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, là một trong những người quyền lực nhất ở Nga và cũng là người có ảnh hưởng tới Tổng thống Putin, David Filipov cho hay. Vì thế, Sechin chỉ cần nói với Tổng thống Putin rằng ông bị đe dọa moi tiền, mọi chuyện sẽ kết thúc.
“Chỉ có điên rồ mới đi vòi tiền hối lộ từ một người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước”, Alexander Shokhin, Chủ tịch Công đoàn các Nhà tư bản Công nghiệp và Doanh nhân Nga, tổ chức vận động tư hữu hóa các công ty nhà nước để đưa nước Nga chuyển sang nền kinh tế thị trường, bình luận.
Ngăn chặn thách thức
Viết trên New York Times, bình luận viên Neil MacFarquhar nhận định vụ bắt giữ như một lời cảnh báo từ các cơ quan an ninh Nga rằng không ai được phép thách thức họ.
“Tôi nghĩ mục đích của toàn bộ câu chuyện này là dập tắt thách thức. Thông điệp được đưa ra là ‘Đừng ngáng đường tôi’, một thông điệp rất rõ ràng cho các thương vụ tương tự trong tương lai”, cựu thứ trưởng năng lượng Nga Vladimir S. Milov, một nhà chính trị đối lập, nhận xét.
Theo MacFarquhar, với tư cách là người đứng đầu Rosneft, Igor Sechin đang quản lý khối tiền mặt trị giá tới 15 tỷ USD. Nếu Rosneft mua lại Bashneft, số tiền thu về sẽ được chuyển trực tiếp vào ngân khố quốc gia. Trong bối cảnh hai quỹ dự trữ của nhà nước đang cạn dần, chính phủ Nga muốn số tiền đó.
Milov đánh giá đối với Tổng thống Putin, “quỹ dự trữ quốc gia là thứ gì đó rất thiêng liêng. Ông Putin luôn nhắc đến chúng khi đề cập tới những khó khăn kinh tế. Chúng được sử dụng như một bằng chứng cho thấy nhà nước vẫn còn năng lực tài chính”.
Tuy nhiên, Quỹ Dự trữ và Quỹ Thịnh vượng Quốc gia Nga giờ đây giảm xuống chỉ còn tổng cộng 104 tỷ USD so với mức 160 tỷ USD hồi đầu năm ngoái. Hai quỹ trên dự kiến cạn tiền vào cuối năm sau, thời điểm ông Putin bước vào cuộc vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 4.
Khối tiền mặt từ Rosneft được cho là sẽ giúp kinh tế Nga kéo dài thời gian cầm cự đến khi giá dầu phục hồi và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây không còn nữa.
Theo Hồng Vân (VNexpress)
Bài toán hóc búa nhất của Tổng thống Mỹ tiếp theo
Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11 tới đều sẽ phải đối mặt với vấn đề hóc búa nhất: Xoay sở quan hệ với Nga.
Tại một hội nghị thường niên của các chuyên gia Nga, Tổng thống Vladimir Putin không chỉ đưa ra lời chỉ trích thường thấy đối với những hành động được cho là sai trái của Mỹ trên trường quốc tế. Ông còn giải thích rõ tại sao mình cảm thấy vô ích khi cố hợp tác với Washington.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Không thể nào đồng ý với các ông. Những gì được nhất trí không được thực thi", hãng tin Bloomberg dẫn lời Putin nói về Mỹ thông qua một phiên dịch viên trong một phiên vấn đáp kéo dài 3 giờ đồng hồ.
Với vẻ thoải mái, Putin dẫn ra một loạt ví dụ, trong đó có việc Mỹ từng nhất trí miệng rằng sẽ không mở rộng NATO. Ông nhắc đến một thỏa thuận ngừng bắn chết yểu mới đây ở Syria. Nhà lãnh đạo Nga nói rằng lệnh ngừng bắn đổ vỡ vì Mỹ hứa nhưng không phân biệt nổi quân nổi dậy Syria ôn hòa với các nhóm khủng bố ở Aleppo, và thậm chí còn bỏ bom một căn cứ quân sự Syria làm hơn 60 binh sĩ thiệt mạng.
Mỹ giải thích vụ tấn công là một sai sót, và Nga nên cho nỗ lực hòa bình thêm thời gian. Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích việc bắn phá Aleppo có thể tạo thành tội ác chiến tranh.
Các công kích của Putin chĩa vào chính phủ Mỹ cả trước kia và bây giờ không dừng lại ở đó. Ông tiếp tục khẳng định Nga đã chán ngấy kiểu hành xử kẻ trên của Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua. Thay vì được tham vấn như một đối tác bình đẳng thì Nga phải nhận các quyết định như việc đã rồi.
"Không có đối thoại, đó là vấn đề. Một quyết định được đưa ra sẵn và chúng tôi được bảo đó là quyết định đúng", Putin bình luận tại cuộc gặp Câu lạc bộ Valdai của các nhà phân tích Nga và nước ngoài, được tổ chức gần khu nghỉ mát Sochi bên bờ biển Đen.
Cùng lúc đó, nhà lãnh đạo Nga nhắc lại một cụm từ mang tính ngoại giao: rằng ông sẽ làm việc với một tổng tư lệnh mới của Mỹ, dù người đó có thể là ai. Putin dường như cũng giảm nhẹ những điều kiện ông đặt ra để Nga quay trở lại thỏa thuận năm 2000 với Mỹ về tiêu hủy plutonium cấp độ vũ khí đang dư thừa.
Một số điều kiện trong số đó nằm trong khả năng đáp ứng của một Tổng thống Mỹ và tối hậu thư của Putin được một số người hiểu như sự định giá cho bất kỳ một sự nối lại quan hệ nào.
Có lúc Putin bị chất vấn rằng, nếu muốn cải thiện nền kinh tế Nga thì ông phải theo đuổi một chính sách ngoại giao bớt hiếu chiến hơn. Ông trả lời rằng: "Chúng ta đều muốn xuống thang căng thẳng địa chính trị, nhưng không phải bằng một đám tang. Chẳng có ai hài lòng nếu chúng ta phải tự chôn mình để tháo ngòi căng thẳng địa chính trị".
Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga, cho rằng, những lời của ông Putin có nghĩa là nhượng bộ trước những yêu sách của phương Tây về Syria hoặc Ukraina "không chỉ là một trò chơi tổng 0, mà còn dẫn đến sự sụp đổ của đất nước".
Theo Kortunov, vì mối quan hệ Mỹ - Nga có tầm quan trọng chiến lược nên sẽ là khôn ngoan nếu tổng thống Mỹ tiếp theo nỗ lực khởi động lại với Putin. Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng điều đó sẽ vô cùng khó.
Nếu Hillary Clinton thắng cử ngày 8/11, các cáo buộc hacker Nga là thủ phạm trộm email từ máy chủ của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ có thể sẽ khiến cho sự phục hồi quan hệ trở nên khó khăn hơn. Hôm 27/10, Putin bác bỏ ý kiến chỏ rằng Moscow đã tìm cách tác động cuộc bầu cử Mỹ.
Lĩnh vực hiệu quả nhất mà hai cựu thù có thể hợp tác vừa qua là kiểm soát vũ khí. Nhưng với những gì ông Putin tuyên bố mới đây thì dường như ông có rất ít sự quan tâm dành cho vấn đề này.
Ngoài hiệp ước về Plutonium, Putin còn phê phán Hiệp ước Tên lửa tầm trung năm 1987. Ông than phiền nó buộc Liên Xô cũ phải tiêu hủy các tên lửa hạt nhân tầm trung phóng đi từ đất liền, trong khi để Mỹ giữ nguyên các tên lửa phóng đi từ biển và trên không, và các nước như Iran tự do phát triển tên lửa từ đất liền của họ.
Khi được hỏi về màn thể hiện sức mạnh hạt nhân mới đây, trong đó có việc triển khai các tên lửa hạt nhân tới biên giới giáp Ba Lan, Putin lạnh lùng khẳng định lá chắn hạt nhân đã đảm bảo được hòa bình trong Chiến tranh Lạnh. Ông nhắc lại mình từng cảnh báo George W. Bush rằng nếu NATO không từ bỏ các kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo ở châu Âu thì Nga sẽ phải nâng cao vị thế tấn công của mình.
Putin cho biết, chính Tổng thống Bush bảo ông rằng hãy làm bất kể thứ gì ông thấy cần thiết. Và nhà lãnh đạo Nga nhớ rõ như in những lời đó.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Tổng thống Putin: Nga hầu như không quan tâm đến bầu cử Mỹ Ý kiến cho rằng Nga quan tâm đến bầu cử Tổng thống Mỹ là do truyền thông tạo ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, và nói thêm rằng Moscow "hầu như không quan tâm" đến kết quả này. Tổng thống Nga cũng tuyên bố sẵn sàng làm việc với bất kỳ vị tổng thống Mỹ nào trong tương lai. "Những hình...