Nước cờ độc của Nhật: Sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật – Mỹ”
Ngày 17/01 vừa qua, thể theo yêu cầu của Nhật, lần đầu tiên sau 15 năm Nhật và Mỹ đã ngồi vào bàn hội nghị, bàn bạc sửa đổi “nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật – Mỹ”.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ, Nhật hy vọng từ nay trở đi, cứ 5 năm, 10 năm, 15 năm và xa hơn nữa, lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có những thảo luận để thống nhất quan điểm về môi trường an ninh chung trong các khoảng thời gian tương ứng. Lần sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ này tập trung vào vấn đề quy định phương thức hợp tác giữa quân đội 2 nước trong lãnh thổ Nhật Bản và các khu vực phụ cận, bao gồm cả Senkaku.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
Còn Chính phủ Nhật Bản cho biết, nguyên nhân thúc đẩy Nhật và Mỹ phải sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ là trong 15 năm qua, môi trường an ninh có quá nhiều biến động to lớn, tập trung chủ đạo vào 2 nội dung là sự bành trướng trên biển của Trung Quốc và kế hoạch phát triển tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Video đang HOT
Mỹ và Nhật đã tổ chức hội nghị Nhóm công tác lần thứ nhất tại Tokyo, chính thức bắt đầu công tác sửa đổi “Nguyên tắc hợp tác phòng vệ chung Nhật – Mỹ”, dự kiến thời gian hoàn thành công tác này khoảng 1 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Theo tiết lộ, nội dung sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ có liên quan chặt chẽ và tương đồng với nguyên tắc ngoại giao “có trọng điểm” và chính sách chuyển dịch trọng tâm an ninh sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Nicholas Szecheny, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ cho biết: “nếu các chính sách này được xây dựng lại, hiển nhiên nó sẽ có ảnh hưởng to lớn đến phương thức hợp tác phòng vệ chung giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ, nhưng vấn đề được quan tâm rộng rãi là liệu chính phủ của ông Shinzo Abe có thực sự muốn &’cắt nghĩa lại’ Hiến pháp của Nhật hay không? Lúc đó, Nhật mới có thể thi hành được quyền tự vệ tập thể”.
Quân đội Nhật – Mỹ chào cờ trước một cuộc diễn tập
Nếu Nhật Bản công nhận quyền tự vệ tập thể có nghĩa là ngay cả trong trường hợp Nhật không bị tiến công thì họ cũng có quyền trợ giúp phòng vệ cho đồng minh bị uy hiếp. Nhưng từ trước đến nay, Chính phủ Nhật Bản luôn kiên trì giải thích Hiến pháp của họ là Hiến pháp hòa bình, chính điều đó đã ngăn cản không cho phép họ thực hiện cái quyền này.
Thế nhưng hiện nay, chính phủ Nhật nhận thấy, tình thế hiện nay đã khác xa so với 15 năm trước, thời kỳ “các nước láng giềng cùng chung sống hòa bình” đã qua, hiện an ninh quốc gia và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Nhật đang bị đe dọa nghiêm trọng. Điều này tất yếu làm cho Nhật cũng phải thay đổi quan điểm về hợp tác an ninh trong khu vực, tận dụng triệt để quyền tự vệ của mình.
Song song với tăng cường nội lực, Nhật cần tận dụng tất cả sức mạnh tổng hợp từ những đồng minh thân cận, Nhật đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình, vì vậy Nhật có quyền được hưởng những “ưu ái” từ các đồng minh thân thiết, chỉ có thay đổi triệt để lối tư duy cũ mới giúp Nhật bảo vệ được an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Tokyo mong muốn Washington cùng phòng vệ chứ không chỉ đặt căn cứ quân sự ở đây
Hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ đạt được sự đồng thuận về sửa đổi định nghĩa Hiến pháp, từ đó Nhật có thể sửa đổi các điều luật ngáng trở, giúp Nhật Bản có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể “chính đáng” của mình. Động thái yêu cầu Mỹ bàn bạc sửa đổi “nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật – Mỹ” chính là lời khẳng định quyết tâm của Nhật.
Theo ANTD
Mỹ - Nhật sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch phối hợp với quân đội Mỹ đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tờ Want Daily (Đài Loan - Trung Quốc) dẫn thông tin đăng tải trên tờ Sankei Shimbun, tờ nhật báo của Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, cho biết, kịch bản chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng các chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của không quân Mỹ để "loại khỏi vòng chiến đấu" máy bay tiên tiến của Trung Quốc. Nhật Bản sau đó có thể sẽ dùng máy bay chiến đấu F-2 tấn công các chiến hạm cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
Theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Trần Quang Văn, nếu không có không quân yểm trợ, thì tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành "miếng mồi ngon" của máy bay chiến đấu Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết không thể thiếu là phải có sự hợp tác của Mỹ, Nhật Bản mới có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tiềm tàng với Trung Quốc. Một mình Nhật Bản không thể đánh bại được lực lượng không quân Trung Quốc.
Trong khi đó, một chuyên gia phân tích quân sự khác của Trung Quốc, Quách Tuyên thì cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh dường như là mục tiêu chính của Nhật, việc đánh chìm biểu tượng sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ khiến quốc gia này khuất phục.
Cũng liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 18-1, phát biểu tại buổi họp báo chung với người đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ. "Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm làm suy yếu hay phá hoại quyền quản lý của Nhật Bản với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư", bà Hillary nói nhưng không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh. Mặc dù vậy sau đó Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và chỉ trích Mỹ "bội tín" khi ủng hộ Nhật về quần đảo tranh chấp trên.
Theo ANTD
Trung Quốc - Nhật Bản "xuống thang" tranh chấp đảo Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản Kenji Kosaka và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cùng nhất trí rằng hai nước cần chuyển sự tập trung từ tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư sang phát triển mối quan hệ chiến lược vì lợi ích chung của cả hai bên....