Nước cờ cuối cùng Trump dùng “đấu” hạt nhân Triều Tiên?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có xu hướng nghiêng sang chiến lược quân sự để giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang nghiêng về giải pháp quân sự vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Theo CNBC, Triều Tiên đã hai lần thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tầm bắn đến Mỹ trong tháng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc vì không kiềm chế Triều Tiên. Mỹ cũng phóng tên lửa đánh chặn để thị uy Triều Tiên và đưa máy bay ném bom B-1B áp sát nước này.
Những bình luận gần đây của quan chức Mỹ cho thấy sự thất vọng trong chiến lược ngoại giao, hướng đến giải pháp quân sự cứng rắn.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói: “Thời gian đàm phán đã hết”, ám chỉ hội đồng bảo an không cần phải họp khẩn cấp nữa.
Tướng quân đội Mỹ Terrence J. O’Shaughnessy tuyên bố: “Nếu cần thiết, không quân Mỹ sẽ giáng đòn nhanh chóng, mạnh mẽ và phủ đầu”.
“Tôi không chắc về cách giải quyết của Mỹ ở thời điểm này”, chuyên gia Bruce Bennett nói trên CNBC. “Nếu không đàm phán, chính quyền Tổng thống Donald Trump có lẽ đang hướng tới giải pháp quân sự. Đó là các đợt nã tên lửa, ném bom quy mô lớn và chắc chắn điều này sẽ làm căng thẳng leo thang”.
Video đang HOT
Tuy vậy, cũng có những chuyên gia ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn. “Tôi không tin rằng có giải pháp ngoại giao nào khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân”, Phillip Lipscy, trợ lý giáo sư chính trị tại Đại học Standford nói.
David Roche, chuyên gia đến từ công ty Independent Strategey cho rằng, phương Tây có thể sẽ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên trong vòng 6 tháng tới.
Người Hàn Quốc xem bản tin dẫn hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un ăn mừng vụ phóng tên lửa thành công.
“Nước Mỹ có hai lựa chọn: hoặc là đánh vào cơ quan đầu não của Triều Tiên và phải giải quyết một cuộc sụp đổ lớn gấp 5 lần cuộc sụp đổ của Đông Đức trong quá khứ; hoặc là loại bỏ đến mức tối đa cơ sở phóng tên lửa và cơ sở hạt nhân”, ông Roche nói.
Tuy nhiên, những biện pháp mạnh như vậy có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn. Chuyên gia Bennett cảnh báo rằng bất kỳ một dạng tấn công nào nhằm vào Triều Tiên cũng đều dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
“Lựa chọn quân sự rất rủi ro và tốn kém”, ông Lipscy nói. “Nếu họ thực sự chọn quân sự, thì con số hàng triệu người thương vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra”.
Chuyên gia này nói thêm, bất kỳ điều gì mà Mỹ làm trong tình hình hiện này cũng đều có thể khiến xung đột gia tăng. “Tôi không cho rằng Mỹ còn lựa chọn khả dĩ nào. Chẳng có cách nào tốt để Mỹ có thể phòng vệ trước những tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đang có”.
Thay vì dùng vũ lực, ông Bennett gợi ý Washington cần khai thác tâm lý lo lắng về việc giữ ổn định của Triều Tiên, từ đó thuyết phục Bình Nhưỡng chấp nhận thỏa hiệp.
Theo Danviet
Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên đủ sức hủy diệt lãnh thổ Mỹ?
Giới chuyên gia nhận định tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên phóng thử hồi tháng 5 đã có thể vươn đến lãnh thổ Mỹ ở Alaska.
Việc tên lửa có thể mang đầu đạt nhân Triều Tiên bắn được tới Alaska là thông tin đáng lo ngại đối với Mỹ.
Theo Daily Star, trong vụ phóng thử hồi tháng 5, tên lửa Hwasong-12 bay cao tới 2.100km và xa 788km.
Các chuyên gia mới đây đi đến kết luận, tên lửa có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân Triều Tiên đã bay cao hơn trạm vũ trụ quốc tế ISS tới 5 lần. Điều này có nghĩa là Triều Tiên đủ sức bắn rơi bất kỳ vệ tinh nào trên quỹ đạo Trái đất.
Theo các chuyên gia, nếu như tên lửa bay ở độ cao thấp nhất, Hwasong-12 đã có thể bay xa 4.800km.
Khoảng cách này đưa tên lửa Triều Tiên đến được lãnh thổ Mỹ ở Alaska, giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu, David Wright nói ngày 29.6. Alaska nằm tại đầu tây bắc của lục địa Bắc Mỹ và một bang của nước Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp thị sát tên lửa Hwasong-12.
Trước đó, giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên chỉ có thể bắn tên lửa đến căn cứ Mỹ trên đảo Guam, cách Bình Nhưỡng khoảng 3.400km.
Trong cuộc duyệt binh hồi tháng 4, Triều Tiên cũng giới thiệu một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) chưa xác định. Tên lửa này chưa từng được phóng thử nghiệm nhưng có thể bay xa 10.000km, đủ vươn đến thành phố Los Angeles của Mỹ. Tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.
Trong bối cảnh Triều Tiên tăng cường phát triển tên lửa tầm xa, yêu cầu đưa tên lửa bay cao vào vũ trụ là yếu tố quan trọng. Phóng tên lửa ở tầm cao vượt giới hạn cũng giúp Triều Tiên tránh khỏi nguy cơ xâm phạm không phận các nước láng giềng.
Biên tập viên tạp chí Nonproliferation Review, Joshua Pollack nói: "Tên lửa Triều Tiên bay vào vũ trụ sau đó quay trở lại bầu khí quyển một cách hoàn hảo".
Dưới thời Kim Jong-un, Triều Tiên đạt bước tiến vượt bậc trong công nghệ tên lửa.
Triều Tiên đã nhiều lần phóng thử tên lửa mới nhưng không loại nào có thể bay cao như Hwasong-12. Việc Bình Nhưỡng thử động cơ tên lửa gần đây cũng khẳng định khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Tên lửa có động cơ mạnh mẽ. Bức ảnh mới đây cho thấy nó được trang bị thêm 4 động cơ phụ bên cạnh một động cơ chính, chuyên gia Ralph Savelsberg viết trên trang mạng 38 North.
NASA đã bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên gây xáo trộn vùng tiếp giáp giữa khí quyển Trái đất và vũ trụ, hay thậm chí là phá hủy các tên lửa quan trọng bằng đầu đạn hạt nhân.
Theo Danviet
Lầu Năm góc cảnh báo Trump: Quân đội Nga rất nguy hiểm Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Lầu Năm góc vừa công bố một báo cáo đánh giá mới về sức mạnh của quân đội Nga, cảnh báo mối đe dọa quân sự đang ngày càng tăng từ đối thủ số 1 của Mỹ. Lầu Năm góc vừa công bố báo cáo về sức mạnh của quân đội Nga Cụ thể, báo cáo...