Nước cạn giữa mùa lũ, từ thiên tai đến “nhân tai”
Thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm đã hiện hữu và đặt ra thách thức không nhỏ đối với ĐBSCL.
Nghị quyết 120 của Chính phủ nêu rõ: “Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH của vùng”.
Cuối tháng 7 nhưng sông ở huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang vẫn cạn trơ đáy.
Từ thực tế đó cho thấy biến đổi khí hậu với những đợt hán hán, xâm nhập mặn, sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra nhanh hơn so với dự báo, khiến nguồn nước ở toàn vùng có xu hướng giảm mạnh trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng. Mâu thuẫn “cung”-”cầu” về nước đang đặt ra thách thức to lớn đối với khu vực, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp tổng thể, đồng bộ và lâu dài.
Tháng 10, giữa cánh đồng đầu nguồn sông Tiền ở xã Vĩnh Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, vợ chồng ông Trịnh Văn Đảnh vẫn giăng lưới, bắt cá để mưu sinh. Ông Đảnh cho biết, đã làm nghề này gần 4 chục năm. Lượng cá bây giờ chỉ bằng phần ba so với trước. Còn mùa lũ những năm gần đây, đặc biệt là năm nay rất bất thường: Lũ về muộn chừng 2 tháng, nước ít và không còn nặng phù sa:
“Năm nay tôi 5 mươi mấy tuổi rồi. Tôi chưa thấy năm nào như năm nay, nước lên quá trễ, tháng 8 mới có nước”, ông Đảnh cho biết.
Vợ chồng ông Trịnh Văn Đảnh chật vật mưu sinh mùa lũ muộn, giữa cánh đồng đầu nguồn sông Tiền ở xã Vĩnh Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Theo quy luật tự nhiên, tầm giữa tháng 6 hàng năm, con nước ở ĐBSCL dâng lên từ từ. Khi đỉnh lũ vào tháng 9, tháng 10 nước tràn đồng, nhưng tới tận cuối tháng 8 năm nay, cả sông Tiền và sông Hậu vẫn cạn sâu. Cuối tháng 11 năm nay, Ủy hội Sông Mê Công cảnh báo tình trạng hạn hán nghiêm trọng đến cực đoan có thể xảy ra tại các quốc gia ở hạ lưu cho tới tháng 1 năm sau. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định: từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, dòng chảy trên sông Mê Công về ĐBSCL rất hạn chế; khả năng thiếu hụt từ 30-45% so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng nước về ĐBSCL khoảng 25 tỉ 600 triệu m3, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng 3 tỉ 400 triệu m3.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái Mê Công, phân tích: “Nước sông Mê Công một nửa nằm ở Trung Quốc, nhưng thực tế nước đóng góp từ Trung Quốc cho sông Mê Công rất nhỏ, chỉ có 16%. Còn 82% nước là từ khu vực khác, trong đó 35% là nằm bên Lào. Thái Lan, Campuchia là mỗi nước 18%. Việt Nam mưa tại chỗ đóng góp 11%. Như vậy, nước ta phụ thuộc vào lượng mưa ở Lào; mưa lại phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết phải theo chu kỳ El Nino và La Nina”.
Mưa ít, kết hợp mùa khô hạn kéo dài khu vực thượng nguồn Mê Công là nguyên nhân chính làm mực nước vùng hạ lưu xuống thấp. Còn theo Báo cáo của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam: việc xây dựng thủy điện các quốc gia ven sông đã khai thác gần 50% tiềm năng phát triển thủy điện. Riêng Trung Quốc đã hoàn thành gần 70% tiềm năng và Lào cũng đang đẩy mạnh phát triển thủy điện dòng chính.
TS Tô Văn Trường, chuyên gia thủy lợi cho rằng, các đập thủy điện và hồ thủy nông phía thượng nguồn là “nhân tai” góp phần gây ra tình trạng này: “Tất nhiên là có ảnh hưởng của hệ thống đập thủy điện, hồ thủy nông ở thượng nguồn, kể cả ở Trung Quốc và 3 đập dâng mới được xây dựng ở Lào. Mức độ khai thác tài nguyên nước phục vụ sản xuất, đời sống của các nước dọc sông Mê Công, kể cả vùng tưới nước cho vùng đông bắc Thái Lan ngày càng lớn. Lưu vực sông Mê Công gồm 6 nước, hạ lưu gồm 4 nước mà ĐBSCL nằm ở cuối nguồn cho nên chắc chắn bị tình trạng khó khăn hơn so với các nước ở thượng nguồn”.
Lượng nước giảm, xâm nhập mặn xuất hiện sớm ở ĐBSCL. Ngay từ tháng 7, nước mặn đã xâm nhập sâu chừng 20km tại Tiền Giang, nồng độ mặn đo được vượt ngưỡng trung bình nhiều năm. Giữa tháng 12, nước mặn đã vào tới thành phố Mỹ Tho, sớm hơn 2 tháng so với cùng kỳ nhiều năm. Xâm nhập mặn bất thường cũng xuất hiện giữa mùa mưa ở Hậu Giang hồi tháng 7, có nơi cách xa biển tới 70 kilomet cũng nhiễm mặn. Đến tháng 12, nước mặn 4 từ các cửa biển Tây xâm nhập vào nội đồng tại một số địa phương trong tỉnh với bán kính từ 30-60km. Cũng trong nửa đầu tháng 12, tại 13 điểm trên các sông chính ở Bến Tre, nước mặn 4%o đã xâm nhập cách các cửa sông chính gần 40 km, đe dọa hàng chục nghìn hecta cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng của người dân.
Còn tại Kiên Giang, ngay tuần đầu tháng 8, nước mặn xâm nhập bất thường thuộc địa bàn 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành. Độ mặn 4 trên sông Cái Lớn xâm nhập sâu 30km trong tháng 12, dự báo độ mặn sẽ tăng cao từ tháng 2 năm tới, đặc biệt vào cuối tháng tư, đầu tháng 5.
Theo ông Lê Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm khí tượng thuỷ văn Kiên Giang, mùa khô 2019-2020, xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm hơn và sâu hơn mùa khô năm trước và trung bình nhiều năm: “Xu thế chung nhận định mùa mặn năm nay gần xấp xỉ năm 2016 do mưa kết thúc sớm là một. Thứ 2 là lưu lượng từ thượng nguồn năm nay lũ nhỏ. Chính vì lũ nhỏ nên năm nay hạn mặn dự báo ở mức cao”.
Ở một số địa bàn khác, thời gian gần đây xâm nhập mặn đến sớm hơn và ngày càng sâu hơn. Sông Vàm Cỏ chảy qua Long An, trước đây nước mặn chỉ xâm nhập khoảng 60km nhưng năm 2016 sâu tới 130km. Các cửa sông Mê Công, trước đây nước mặn xâm nhập 40km thì gần đây đã lấn sâu 50km, thậm chí 75km. Điều đó cho thấy, quy luật lũ tại ĐBSCL thay đổi và hầu như không còn lũ lớn.
Bộ NN&PTNT nhận định: “Nguồn tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL đang suy giảm, nhất là tại các khu vực ven biển. Tình trạng này được dự báo sẽ còn gia tăng và trầm trọng hơn trong vài thập kỷ tới”. Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL tháng Tư năm nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu 6 thách thức lớn mà khu vực đang đối mặt. Trong đó thách thức rất lớn nhất, lâu dài và trực tiếp nhất là “vấn đề an ninh nguồn nước”: “Vấn đề nguồn nước ảnh hưởng bởi nguồn nước của các nước trên thượng nguồn sông Mê Công, ảnh hưởng đến dòng chảy, ảnh hưởng rất nhiều vấn đề mà chúng ta phải gánh chịu. Đây chắc chắn trong thời gian tới nó sẽ trở thành vấn đề rất lớn đối với ĐBSCL. Và nếu chúng ta đặt ở tầm cao hơn đó chính là vấn đề an ninh nguồn nước. Đây sẽ là thách thức rất lớn”./.
Theo Ngọc Năm, Nhật Trường, Lam Hiếu, Phan Ánh/VOV-ĐBSCL
Kiên Giang: Nơi đầu sóng ngọn gió, nuôi cá bống mú sao mà giàu
Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn, là thế mạnh của xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đem lại nguồn thu kinh tế ổn định.
Trước tình hình nguồn lợi thuỷ sản ở các ngư trường ngày càng cạn kiệt, nhiều ngư dân ở các xã đảo tỉnh Kiên Giang đã chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng thuỷ sản. Đây được xem là cách làm đúng hướng, giúp người dân trên đảo phát triển kinh tế ổn định.
Cả xã đảo Hòn Nghệ có hơn 1.000 lồng nuôi cá bống mú sao.
Ghi nhận ở xã đảo Hòn Nghệ thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cho thấy nơi đây có thời tiết khí hậu rất thuận lợi; phù hợp với điều kiện nuôi cộng với việc nhân giống cá nhân tạo thành công đã tạo điều kiện cho nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển mạnh.
Xã đảo Hòn Nghệ cách đất liền 15km thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên hơn 349 ha với hơn 2.300 nhân khẩu. Trước đây, người dân xã đảo sống chủ yếu bằng nghề khai thác đánh bắt thuỷ sản. 5 năm trở lại đây, người dân đã chủ động chuyển hướng từ khai thác đánh bắt sang nuôi cá lồng bè trên biển mang lại hiệu quả kinh tế.
Ông Huỳnh Văn Chiều ở ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ có 44 lồng nuôi cá bống mú sao cho biết: Cá mú sao hiện có giá khoảng 440.000 đồng/kg. Cá mú sao ở đây chủ yếu xuất sang thị trường Hồng Kông, ngoài ra, còn được thương lái các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long thu mua để tiêu thụ trong nước.
"Mong rằng trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước quan tâm hơn về nhu cầu về vốn để có chính sách mới, bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân an tâm chuyển đổi từ đánh bắt sang nuôi trồng và có đời sống ổn định hơn" - ông Chiều cho biết.
Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn, là thế mạnh của xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương. Năm 2011, xã đảo Hòn Nghệ có 150 lồng bè với 53 hộ nuôi, đến nay đã có 189 hộ nuôi với 1.089 lồng bè, chủ yếu là cá mú sao.
Ông Nguyễn Hữu Thành, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Hòn Nghệ cho biết, giai đoạn 2010 - 2011, do nghề khai thác thủy sản cạn kiệt, một số hộ dân sau khi khai thác đã mang con giống đánh bắt được về thả nuôi. Bước đầu quy mô còn nhỏ lẻ, nhưng lâu dần do nhu cầu thị trường tăng cao, các hộ dân đã nhân giống cá, mở rộng quy mô nuôi, giúp nghề nuôi thủy sản trên địa bàn xã Hòn Nghệ ngày càng phát triển mạnh. Nhờ diện tích mặt nước biển, điều kiện khí hậu thuận lợi, hiệu quả ban đầu từ nuôi cá lồng bè mang lại khá tốt.
"7 năm trở lại đây phát triển mạnh nghề nuôi. Xã có 619 hộ thì có đến gần 200 hộ nuôi, nuôi thì khá hơn, khá hơn, khá hơn nghề khác rất nhiều" - ông Thành chia sẻ.
Những bè nuôi cá trên biển ở xã đảo Hòn Nghệ.
Để tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật đầu ra cho người dân, huyện đã lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ như các mô hình khuyến ngư, các dự án đề tài của huyện đều tập trung cho nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra địa phương còn kêu gọi quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh hỗ trợ 3 năm với số tiền 250 triệu đồng, kết hợp các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, vốn giảm nghèo, giải quyết việc làm đến nay cũng được gần 3 tỷ đồng để hỗ trợ cho bà con.
Đồng thời, phối hợp tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông thôn về nuôi trồng thủy sản; tập huấn chuyên đề, tập huấn đầu vụ... cho người dân ở xã. Ngoài ra, chính quyền xã thường xuyên thông tin về thời tiết, dịch bệnh cho người dân để có hướng chủ động ứng phó trong những tháng giao mùa.
Trong buổi gặp gỡ các hộ nuôi cá lồng bè trên biển tại xã Hòn Nghệ cuối tháng 10 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao việc chuyển đổi nghề từ khai thác, đánh bắt sang nuôi trồng của người dân, đặc biệt là mô hình nuôi cá lồng bè rất phù hợp với điều kiện của địa phương, mang lại hiệu quả cao.
Việc chuyển đổi này không chỉ tạo sinh kế ổn định bền vững, mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo Phó thủ tướng, tới đây Chính phủ sẽ xây dựng lại chính sách mới để đảm bảo tái cấu trúc ngành thủy sản.
Ông Chiều đang kiểm tra con giống trước khi thả xuống bè nuôi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Chính phủ sẽ có những chính sách rất cụ thể. Sau khi đi kiểm tra này thì sẽ xây dựng một chính sách mới để tái cơ cấu lại nghành thuỷ sản Việt Nam, trong đó phải kết hợp một cách có hiệu quả, phù hợp trong điều kiện của chúng ta giữa khai thác với nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo cho người dân có việc làm, có thu nhập và vừa đảo bảo ngành thuỷ sản phát triển bền vững".
Hiện trên địa bàn xã đảo Hòn Nghệ có hơn 50 hộ dân nuôi biển có quy mô lớn chủ động trong sản xuất và đầu ra, có quy trình kỹ thuật nuôi bài bản, vừa mang lại lợi nhuận cao vừa giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ với trên 200 lao động và tái đầu tư năm sau cao hơn năm trước.
Tính đến nay, sản lượng cá lồng bè của xã đảo tăng 90 tấn, so với thời điểm cuối năm 2015 sản lượng đạt 299 tấn; số lồng bè tăng 271 lồng, so với năm 2015 là 818 lồng. Nhờ vậy, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2015 từ 29,5 triệu đồng lên 42,6 triệu đồng năm 2018 và ước thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 48 triệu đồng./.
Theo Lam Hiếu (VOV-ĐBSCL)
Hà Tĩnh thả 1,7 tấn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản Chiều 15/11, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Kỳ Anh tổ chức thả 1,7 tấn cá giống các loại ra môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại đập Mạc Khê, xã Kỳ Giang. Lãnh đạo Sở NN&PTNT và huyện Kỳ Anh tham gia thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản Những...