Nước bồn cầu chảy khắp khu tập thể 12 m2
Suốt 40 năm, do s ống trong không gian chật hẹp, cũ nát, hơn 100 hộ dân ở khu tập thể ĐH Y Hà Nội phải xây thêm nhà vệ sinh, xả thải qua ống nhựa bắc qua đầu người dân khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Năm 1974, khu nhà E4, tập thể ĐH Y Hà Nội được xây dựng để phục vụ sinh viên. Sau đó, 112 căn hộ được chuyển thành nhà ở cho cán bộ của trường.
Diện tích chật chội, lại không có nhà vệ sinh nên hầu hết các căn hộ đều được cơi nới và xây thêm “chuồng cọp” để làm nhà vệ sinh, bếp, phòng tắm. Trải qua hàng chục năm, những chuồng cọp xuống cấp, nhem nhuốc, sắt thép hoen rỉ, rêu mọc khắp nơi.
Nhà chỉ rộng 12m2 (dài gần 7 m, rộng 1,8 m) mà có tới 5 người nên gia đình bà Ngô Thị Lịch (phòng 40E) phải làm thêm gác xép để ngủ.
Còn khu bếp, vệ sinh… được gia đình tự cơi nới thêm phía trước nhà.
Video đang HOT
Mỗi nhà cơi nới một kiểu, cái thò cái thụt khiến khu tập thể gần 40 tuổi thêm lồi lõm.
Bà Phan Thị Thu, Tổ phó tổ dân phố 52, phường Trung Tự cho biết, chỉ có một số hộ dân được dẫn ống xả xuống bể phốt của khu nhà, còn lại hầu hết đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía trước nhà.
Để hạn chế mùi xú uế, người dân đã xây tường rào để ngăn cách khu nhà ở với con sông ô nhiễm. Nhưng gần đây, dự án bê tông hóa sông được thi công, tường rào bị phá bỏ, các ống xả trơ ra, nước thải chảy lênh láng trên mặt đất. Có ống nước thải treo lơ lửng trên đầu người qua lại.
Có ống lại xả xuống ngay cạnh cửa nhà, khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Một số hộ kinh doanh phải mua bạt bọc các đường ống này lại để tránh gây ô nhiễm môi trường. “Chúng tôi mong dự án cống hóa sông Lừ sớm hoàn thiện để các đường ống dẫn nước thải được gom xuống cống, người dân bớt khổ. Như thế này ô nhiễm quá, không thể sống nổi”, bà Thu nói.
Bãi rác đầu tư tiền tỷ, dân vẫn "lãnh đủ" ô nhiễm
Gần 1 năm nay, nhiều hộ dân ở thôn phú Quang, xã Phú Nhuận và khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh phải sống chung với ruồi, muỗi, mùi hôi thối của nước thải, không khí từ bãi rác được quy hoạch.
Bãi chứa và xử lý rác thải huyện Như Thanh được xây dựng trên diện tích rộng khoảng 1,6ha, với nguồn vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 tỷ đồng (chủ yếu là công tác giải phóng mặt bằng), trong đó tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ 1,7 tỷ đồng, huyện Như Thanh là 3,3 tỷ đồng. Công trình trên được Công ty CP xây dựng Xanh-Sạch-Đẹp Thành Tâm đứng ra xây dựng và quản lý.
Bãi rác gần 1 năm qua gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Mục tiêu của công trình là chế biến rác thải xử lý thành phân vi sinh, được bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2008, đến năm 2009 đã bắt đầu đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là từ lúc xây dựng đến nay, công ty trên mới hoàn thành được việc xây dựng tường bao quanh bãi rác, và một khu nhà cấp 4. Các hạng mục khác mà công ty đã hứa sẽ xây dựng như: Lò đốt yếm khí, máy sàng, máy ve viên, nhà để xe, công trình phụ cho công nhân... thì vẫn không thấy đâu. Việc xử lý, chế biến rác thành phân vi sinh như trong dự kiến cũng chưa được thực hiện.
Người dân vô cùng bức xúc nhưng cũng chẳng biết kêu ai.
Điều đó đã khiến bãi rác trở thành nối ám ảnh của người dân, gây ô nhiễm và ảnh hướng lớn đến đời sống, sinh hoạt của những hộ dân sống quanh khu vực bãi rác. Chia sẻ những bức xúc của mình về vấn đề gây ô nhiễm từ bãi rác, anh Lê Văn Chinh, ở thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận cho biết: "Gần 1 năm nay, do không được xử lý đến nơi đến chốn nên mùi hôi thố từ bãi rác bốc lên rất khó chịu, trời mát còn đỡ, cứ nắng lên thì dân "lãnh đủ". Ruồi, muỗi nhiều vô kể, đặc biệt là ruồi xanh, chúng có ở khắp nơi, hôm nào ăn cơm nhà tôi cũng phải đóng cửa kín mít nhưng vẫn có ruồi. Thậm chỉ ngủ trưa cũng phải mắc màn. Nhiều gia đình có con nhỏ thì còn khổ nữa. Suốt ngày phải đóng cửa kín bưng. Dân kiến nghị nhiều, "kêu cứu" nhiều nhưng chính quyền xã, huyện vẫn làm ngơ".
Mục sở thị bãi rác được quy hoạch tiền tỷ, điều đầu tiến chúng tôi ghi nhận được là dòng nước đen ngòm, hôi thối chảy ra từ bãi rác lênh láng khắp đường, trong bãi rác không có một thiết bị nhà máy, máy móc gì khác ngoài một dãy nhà cấp 4. Theo một số hộ dân ở đây cho hay, nước như thế này đang còn đỡ, vì mấy hôm trước chúng tôi kêu nhiều quá, bên công ty có cho người phun thuốc nên đã bớt mùi.
Nước từ bãi rác lênh láng tràn ra đường.
Đây là những gì mà Công Thành Tâm xây dựng từ năm 2008 đến nay.
Ông LêVăn Nam, ở khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung cho hay: "Kể từ khi bãi rác này xuất hiện, gần 2,5 ha lúa của người dân chúng tôi không còn cấy được nữa, bỏ hoang đã mấy năm nay, nguyên nhân là do khi bãi rác này xây dựng đã chặn mất dòng nước suối cung cấp nước cho cánh đồng. Bên cạnh đó, nguồi nước trên lại ngâm với rác rồi chảy xuống cánh đồng, khiến cho ruộng có nước cũng không ai dám lội xuống đồng, thành thử dân chúng tôi không có ruộng để cấy nhưng vẫn đành bỏ hoang".
Cũng theo ông Nam thì thời gian gần đây, nước giếng nhà ông có mùi rất khác lạ, hôi không dùng được, gia đình phải đi xin nước ở nơi khác về dùng. "Giếng nước nhà tôi trước đây có thế này đâu, gần đây mới xuất hiện hiện tượng như thế, tôi cũng không giám chắc là do bãi rác, vì không có phương tiện kỹ thuật để đo đếm, nhưng từ khi có bãi rác mới xuất hiện mùi này", ông Nam chia sẻ.
Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch UBND thị trấn Bến Sung khẳng định: "Sau khi nhận được thông tin phản ánh, chúng tôi đã cho người xuống kiểm tra, đúng là bãi rác có gây ô nhiễm thật. Chúng tôi cũng đã yêu cầu công ty Thành Tâm phải xử lý tránh để ảnh hưởng lâu dài đến các hộ dân".
Trong khi đó, ông Trương Thanh Tĩnh, Chánh văn phòng huyện Như Thanh lại cho rằng: "Bãi rác chưa ảnh hưởng gì ghê gớm đến các hộ dân ở đó cả, những ha lúa mà dân phản ánh là không cấy được thì đã không làm từ khi chưa có bãi rác chứ không phải bãi rác hình thành mà ảnh hưởng đến việc dân không cấy được lúa ".
Còn ông Lương Hồng Sỹ, Trưởng phòng TN&MT huyện Như Thanh lại phân trần: "Cuối năm ngoái, trong cuộc họp hội đồng nhân dân huyện, cử tri của xã Phú Nhuận và thị trấn Bến Sung cũng có ý kiến, chúng tôi cũng đã thành lập đoàn kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, một số hạng mục cơ bản mà công ty hứa sẽ xây dựng để biến rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ là chưa có, chúng tôi cũng đã đề xuất kiến nghị công ty Thành Tâm sớm hoàn thành các hạng mục còn lại trong năm 2012 và sớm đưa vào vận hành đúng theo quy định".
"Theo lộ trình của dự án là sẽ hoàn thành trong vòng 5 năm, nếu quá hạn mà công ty không hoàn thành thì chúng tôi sẽ tính đến phương án hủy hợp đồng và tìm đối tác mới, chứ để như thế này là không được", ông Sỹ cho biết thêm.
Có chăng sự "thờ ơ" của chính quyền địa phương chính là sự "tiếp tay" cho Công ty Thành Tâm cố tình làm sai với những gì cam kết trước đó để rồi dân cứ mãi "kêu cứu" còn chính quyền thì "hứa hẹn"...
Theo Dantri
Học sinh "lĩnh đủ" vì rác thải tập kết trước cổng trường Đoạn đường trước cổng Trường Tiểu học Lê Mao (TP Vinh, Nghệ An) được sử dụng làm nơi tập kết rác thải từ mấy năm nay. Hậu quả, hàng trăm học sinh, giáo viên của ngôi trường này phải nếm trải mùi hôi thối của nước thải rỉ ra từ rác. Vũng nước thải trong quá trình ép rác gây ra án ngữ...