Nước biển dâng tới 8m do băng tan từ cách đây 14.000 năm
Theo kết quả nghiên cứu, việc toàn bộ lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu tan chảy trong vài thế kỷ đã khiến lượng nước biển dâng thêm hằng năm tăng 4cm lên thành 4,5-7,9m.
Băng tan tại Greenland. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Kết quả của công trình nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho biết sự tan chảy của lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu từ 14.000 năm trước đã làm mực nước biển trên toàn cầu khi đó dâng thêm khoảng 8m.
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu – do nhà khoa học Jo Brendryen thuộc Đại học Bergen (Na Uy) đứng đầu, đã tiến hành phân tích các lõi trầm tích từ đáy Biển Na Uy, nằm giữa Biển Bắc và Biển Greenland.
Kết quả cho thấy việc toàn bộ lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu tan chảy trong vài thế kỷ đã khiến lượng nước biển dâng thêm hằng năm tăng 4cm lên thành 4,5-7,9m.
Việc lớp băng này sụp đổ cũng đã góp phần gây ra sự kiện tan băng Meltwater 1A, trong đó chứng kiến mực nước biển trên toàn cầu dâng tới 25m trong khoảng thời gian từ cách đây 13.500 đến 14.700 năm.
Trưởng nhóm nghiên cứu Brendryen cho rằng khoảng thời gian mà lớp băng dày vĩnh cửu ở lục địa Á Âu tan chảy trùng hợp với thời gian ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rõ rệt ở khu vực này.
Theo ông Brendryen, kết quả phân tích các lõi băng ở lớp băng Greenland cho thấy, ở thời điểm đó, nhiệt độ ở Greenland đã tăng thêm tới 14 độ C trong một vài thập kỷ. Các nhà nghiên cứu cho rằng nền nhiệt tăng là nguyên nhân chính khiến lớp băng này sụp đổ.
Cũng theo nghiên cứu trên, thời kỳ Cực đại Băng hà cuối cùng (Glacial Maximum) trong lịch sử khí hậu của Trái Đất bắt đầu vào khoảng 33.000 năm trước, khi các lớp băng dày vĩnh cửu bao phủ phần lớn Bắc bán cầu.
Ở thời kỳ này, lớp băng ở lục địa Á Âu bao phủ hầu như toàn bộ khu vực Bắc Âu và chứa khối lượng nước nhiều gấp 3 lần so với lượng nước của lớp băng Greenland ngày nay. Tuy nhiên, nhiệt độ gia tăng nhanh trong khu vực đã khiến lớp băng này sụp đổ trong khoảng thời gian chỉ 500 năm.
Trong khi đó, lớp băng ở Greenland – hiện chứa lượng nước đủ để khiến mực nước biển toàn cầu dâng thêm 6m, đang tan chảy với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay.
Riêng trong năm 2019, lớp băng này đã mất đi hơn 560 tỷ tấn nước. Hiện tốc độ tan băng ở nhiều khu vực ở Greenland và Nam cực nhanh gấp 6 lần so với thời điểm năm 1990./.
Phan An
Huyền bí xác ướp trinh nữ đóng băng hoàn mỹ nhất TG
Năm 1995, xác ướp trinh nữ đóng băng có tên Juanita được tìm thấy trên đỉnh núi Ampato, Peru. Thi hài trinh nữ người Inca được bảo vệ nguyên vẹn nhờ lớp băng vĩnh cửu. Theo đó, đây là một trong những thi hài được bảo quản tốt nhất thế giới.
Tháng 9/1995, nhà khảo cổ người Mỹ Johan Reinhard cùng các đồng nghiệp phát hiện xác ướp trinh nữ đóng băng trên đỉnh núi Ampato, Peru. Các chuyên gia đặt tên cho xác ướp là Juanita.
Xác ướp Juanita nguyên vẹn đến mức khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi hài cốt ở trong tình trạng rất tốt, giống như mới qua đời cách đây vài tuần.
Cụ thể, các chuyên gia nhận định Juanita là một cô bé người Inca qua đời khi khoảng 12 - 14 tuổi. Thiếu nữ này sống cách đây khoảng 500 năm.
Dù qua đời cách đây vài thế kỷ, Juanita còn nguyên mái tóc đen dày và làn da lộ ra những sợi lông tơ.
Xác ướp Juanita được tìm thấy cùng với hài cốt của một bé trai, một bé gái và một phụ nữ khác. Các chuyên gia suy đoán rằng những người này bị giết để làm vật tế các thần linh trên núi.
Do xác ướp Juanita ở trong tình trạng tốt nên các chuyên gia gặp nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu cuộc sống của trinh nữ Inca trước khi chết.
Các chuyên gia phát hiện 1 năm trước khi bị hiến tế, Juanita vốn chỉ ăn khoai tây và rau quả đã chuyển sang chế độ ăn giàu protein với nhiều món thịt.
Thậm chí, Juanita còn được cho uống rượu và ăn lá coca. Việc sử dụng những thứ này giúp thiếu nữ Inca không còn cảm nhận được sự rét buốt trên đỉnh núi.
Khi đến thời điểm buổi hiến tế, Juanita bị đánh một cú mạnh vào đầu nên có dấu vết tụ máu ở hộp sọ. Theo đó, trinh nữ này có cái chết khá đau đớn.
Hiện xác ướp Juanita được trưng bày tại bảo tàng Museo Santuarios Andinos ở thành phố Arequipa, Peru. Mỗi năm có nhiều du khách ghé thăm bảo tàng để chiêm ngưỡng xác ướp hoàn hảo người Inca.
video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/ATI
Bản đồ - đường dẫn tới tri thức Ngày nay, chúng ta biết và đến được mọi nơi trên Trái đất nhờ bản đồ. Điều này cho thấy bản đồ thật hữu hiệu, quý giá và chính là một con đường dẫn tới tri thức. Bản đồ Babylonia. Bản đồ thế giới cổ nhất thuộc về đế chế Babylon, còn gọi là Imago Mundi. Nó đã ra đời vào thế kỷ...