Nước biển dâng cao bất thường ở Bạc Liêu
Liên tiếp mấy ngày gần đây, nước biển dâng cao bất thường, cộng thêm gió to, sóng lớn làm sạt lở, uy hiếp Khu du lịch Nhà Mát và nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Bạc Liêu.
Ngày 24/3, tại cửa biển Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu), nước dâng cao làm ngập cả Khu du lịch Nhà Mát, cộng thêm sóng đánh cao làm tuyến đê, kè biển sụt lở nghiêm trọng. Tại cầu dẫn ra nhà hàng nổi Bạc Liêu, khu ẩm thực Phố Biển bị sóng đánh mạnh, làm sụp mố chân cầu. Cùng với đó, trạm quan sát của Đồn Biên phòng 664 bị sóng đánh tạo hàm ếch khoét sâu vào đất liền.
Trên các tuyến đường 30/4, Cao Văn Lầu nối liền cửa biển Nhà Mát vào thành phố Bạc Liêu dài hơn 10 km, có đến hơn chục điểm bị nước biển dâng ngập. Nhiều nhà dân, hoa màu cũng chìm trong nước. Thủy triều dâng cao gây khó khăn cho các phương tiện giao thông, nhiều trường hợp đi ngang qua bị nước cuốn trôi xe. Cuộc sống sinh hoạt của hộ dân sống ven cửa biển này đang bị đảo lộn.
Sóng biển đánh làm sụp lở mố cầu vượt dẫn ra nhà hàng nổi Bạc Liêu. Ảnh: Tam Rồng.
Ông Trịnh Văn Mễn, Chủ tịch UBND phường Nhà Mát, cho biết, chưa bao giờ thấy nước biển dâng bất thường như năm nay. Theo thông lệ, nước biển lên cao nhất là vào các tháng 11-12, trước Tết Nguyên đán, nhưng năm nay thì ngược lại, người dân đối phó gặp nhiều lúng túng.
Theo ông Lê Thanh Tòng, Trưởng phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Khí tượng thủy sản, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bạc Liêu, gần đây trên địa bàn Bạc Liêu nước biển dâng cao bất thường, đặc biệt xuất hiện các cơn mưa trái mùa với lượng mưa khá lớn hay mùa khô kéo dài. Hiện tượng này là do biến đổi khí hậu gây ra.
Ông Tòng cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa quyết định phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên Môi trường đang khẩn trương triển khai nhiều kế hoạch để ứng phó nước biển dâng.
Video đang HOT
Nước biển dâng cao làm ngập tuyến đường Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Tam Rồng.
Tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân sinh sống, sản xuất ven biển cũng như các hộ nuôi tôm, làm muối, trồng lúa chủ động đề phòng, gia cố lại đê bao, ao đầm bảo vệ vụ mùa. Đối với diện tích trồng màu ven biển, vùng nước ngọt phía bắc quốc lộ 1A, địa phương cần theo dõi, kịp thời đóng, đắp cống, đập tránh để mặn xâm nhập vào nội đồng, hạn chế thấp nhất thiệt hại diện tích sản xuất.
Trước đó, ngày 16/3, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị sớm có ý kiến về việc UBND tỉnh Bạc Liêu trình Thủ tướng xin vốn đầu tư xây dựng công trình cấp bách kè chống sạt lở khu vực cửa biển Nhà Mát.
Theo VNExpress
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
Nhiều người cho rằng, bơi trong nước biển sẽ giúp cho các vết thương nhanh lành hơn. Điều này có đúng không?
Thoạt nghe thì thấy thật có lý, bởi vì trong nước biển có muối mà muối lại có tác dụng sát trùng. Thế nhưng, chúng ta cũng phải rùng mình khi nghe kể về những người sau khi bơi ở biển đã bị nhiễm khuẩn vết thương, và thậm chí có người đã bị tử vong vì những vết nhiễm khuẩn đó.
Nước biển có làm lành vết thương? Vậy chúng ta có nên đi bơi ở biển khi trên cơ thể có những vết thương? Liệu chúng ta có giữ cho những vết thương đó không tiếp xúc với nước biển ngay cả khi đang đi nghỉ ở biển?
Thật không may, theo giáo sư Bart Currie, chuyên gia về các bệnh lây nhiễm và bệnh nhiệt đới, cả hai câu hỏi này đều không thể trả lời dứt khoát. Ông khẳng định rằng, trong y học, nước muối đúng là có tác dụng diệt khuẩn cho vết thương, và nó đã được sử dụng từ lâu để làm sạch vết thương trước khi băng bó.
Tuy nhiên, đó là nước muối. Còn nước biển lại khác. Nước biển là một dạng nước muối chưa được tiệt trùng. Giáo sư Currie cho biết: "Nhiều bằng chứng cho thấy rằng tác dụng chữa trị vết thương của nước biển là không rõ ràng, bởi vì mỗi vết thương đều rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố".
Chính vì vậy, trước khi quyết định ngâm mình hay bơi trong nước biển với ý định chữa trị những vết thương hở, cần phải tính đến tình trạng miễn dịch cơ thể, tình trạng vết thương...
Hệ miễn dịch
Giáo sư Currie cho rằng, những người có hệ miễn dịch yếu đều rất dễ bị lây nhiễm bệnh, nhất là bệnh lây từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể như bệnh tiểu đường, viêm gan hoặc việc sử dụng các loại thuốc chữa sưng răng hay những thuốc gây ra tác dụng phụ làm suy giảm hệ miễn dịch...
Thực tế, do nước biển có thể có nhiều vi trùng và do hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khi cơ thể mang một hay nhiều vết thương, nên chúng ta nhất thiết không được để vết thương hở khi tiếp xúc trực tiếp với nước biển.
Khi tiếp xúc trực tiếp với nước biển, nhất thất không nên để vết thương hở (ảnh minh họa)
Phải hết sức cẩn thận và tránh đi bơi ở biển nếu bị những vết lở loét hay những căn bệnh liên quan tới tình trạng tuần hoàn máu kém như tiểu đường hay viêm mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân là do việc tuần hoàn máu kém có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể trong việc làm lành những vết thương.
Ngay cả những người khỏe mạnh có hệ miễn dịch hoạt động tốt cũng cần phải làm sạch và băng vết thương một cách cẩn thận trước khi xuống biển, đặc biệt trong trường hợp vết thương còn sưng hay mưng mủ.
Có nhiều vi khuẩn không tốt trong nước biển
Một yếu tố nữa cần phải ghi nhớ, đó là nước biển ở mỗi nơi mỗi khác. Có một số vùng biển tập trung nhiều vi khuẩn. Tình trạng này có thể là do tự nhiên hoặc do ảnh hưởng hoạt động của con người.
Cần đặc biệt chú ý đến vùng cửa biển, những bờ đá hay những rạn san hô, vì nước ở những nơi này chứa khá nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn cũng có rất nhiều tại những vùng biển gần bãi đánh cá, mỏ khoáng sản, nông trại, nơi vừa xảy ra mưa bão hay những vùng trồng cây được tưới bằng nước thải. Những nơi này sau khi mưa to, dòng chảy sẽ mang ra biển nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người. Hơn nữa, những loại vi khuẩn nguy hiểm có thể tồn tại lâu trong những vùng biển nhiệt đới vì ở đó môi trường nước ấm hơn, vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn.
Tại phía Bắc của Úc, nhiều người đã tử vong sau khi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio, một loại vi khuẩn gây bệnh tả tồn tại trong nước biển. Loại vi khuẩn này đã lây lan sang người qua môi trường nước biển khi một số người bị những vết thương hở nhưng vẫn xuống biển.
Chính vì vậy, khi bị một số vết thương trên cơ thể, tốt nhất không nên tắm biển, và nếu có tắm thì sau khi lên bờ nên rửa sạch bằng nước muối tiệt trùng hay thuốc sát khuẩn. Đây là việc làm rất cần thiết, bởi bạn có khả năng bị trầy xước da khi va phải đá hay san hô ngầm dưới biển. Vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương này.
Nói chung, không nên coi việc đi bơi dưới biển là phương pháp chữa lành vết thương bởi chưa có bằng chứng nào xác nhận điều đó.
(Theo Phụ nữ online)
Nước biển có làm lành vết thương? Nhiều người cho rằng, bơi trong nước biển sẽ giúp cho các vết thương nhanh lành hơn. Điều này có đúng không? Thoạt nghe thì thấy thật có lý, bởi vì trong nước biển có muối mà muối lại có tác dụng sát trùng. Thế nhưng, chúng ta cũng phải rùng mình khi nghe kể về những người sau khi bơi ở biển...