Nước Anh rời khỏi EU: Chiến thắng của ông Putin
Nhận định trên mạng xã hội Twitter, Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul đã gọi kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU) của Anh là một thắng lợi của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhận định trên mạng xã hội Twitter, Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul đã gọi kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU) của Anh là một thắng lợi của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc trưng cầu dân ý về việc Brexit diễn ra tại Anh ngày 23/6 với chiến thắng nghiêng về phe ủng hộ Brexit ( Anh rời khỏi EU).
“Đây là một thắng lợi lớn trong mục tiêu đối ngoại của ông Putin. Các bạn hãy thưởng công cho ông ấy” – cựu đại diện ngoại giao của Anh viết.
Theo ông McFaul, dù thắng lợi của lực lượng ủng hộ việc Anh rời khỏi EU không phải là công lao cá nhân của nhà lãnh đạo Nga nhưng “chắc chắn sẽ có lợi cho những mục tiêu dài hạn của Tổng thống Nga tại Châu Âu” .
“Ông Putin luôn than vãn về sự sụp đổ của Liên Xô cũ và khối Hiệp ước Warsaw, vì vậy ông ấy rất vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ trong khối Châu Âu đoàn kết” – cựu đại sứ Mỹ nêu quan điểm.
Hôm 16/6 Tổng thống Putin tuyên bố, không cần thiết phải gắn kết vấn đề Anh rời khỏi EU với LB Nga. “Nhìn chung tôi cho rằng sẽ là không lịch sự khi kéo Nga vào những vấn đề mà chúng tôi thậm chí chẳng có liên quan gì. Vì vậy những người thông minh không nên tham gia vào việc này” – người đứng đầu nhà nước Nga lên tiếng.
Vào tháng 5/2016 khi bình luận về việc sử dụng hình ảnh của ông Putin trong các cuộc thảo luận xung quan vấn đề đi hay ở lại EU của Anh, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: “Đối với chúng tôi việc sử dụng hình ảnh của Nga hay của ngài Tổng thống Putin trong chủ đề Brexit là một cách thức hoàn toàn mới, song không phù hợp”.
Video đang HOT
Đại diện điện Kremlin nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Nga rằng, Moscow quan tâm tới việc “thiết lập mối quan hệ đối tác, thân thiện và các bên cùng có lợi với EU nói chung và từng nước thành viên EU nói riêng”.
Thủ tướng Anh Cameron trước đó từng khẳng định “ông Putin có thể sẽ hạnh phúc” khi Anh ra khỏi EU.
Ông McFaul từng là Đại sứ Mỹ tại Nga trong giai đoạn 2012-2014.
Các hãng truyền thông như Sky News, BBC đã đưa tin về kết quả chính thức cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, theo đó phe ủng hộ phương án rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã giành chiến thắng.
Cụ thể, có hơn 17 triệu phiếu (tương đương 51,8%) ủng hộ Brexit, đủ để đảm bảo chiến thắng của phe này trong cuộc trưng cầu dân ý. Trong khi đó, chỉ có 15,86 triệu phiếu phản đối Brexit (tương đương 48,2%).
Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý diễn ra tại Anh hôm 23/6. (bắt đầu từ 7h-22h). Có 46,5 triệu cử tri Anh đủ điều kiện bỏ phiếu.
Các chuyên gia dự đoán rằng sau sự kiện này, Thủ tướng Cameron sẽ từ chức, bất chấp sự bảo đảm trước đó của ông rằng ông sẽ ở lại trong bất kỳ trường hợp nào.
Cũng theo các chuyên gia, sau khi phe ủng hộ Brexit chiến thắng, người ta đang lo ngại khối Liên minh châu Âu rạn nứt. Ngoài hệ quả trước mắt như thị trường tài chính rối loạn, đồng bản Anh mất giá, Brexit còn đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh. Scotland, vì quyền lợi sống còn, thực hiện dự án trưng cầu dân ý và dân tộc tự quyết để độc lập và gia nhập Liên minh Châu Âu.
Nội dung được thực hiện qua tha khảo nguồn tin từ Ria Novosti.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Cuộc chiến 'đi - ở' gay cấn đến phút chót trên đất Anh
Tỷ lệ những người ủng hộ và phản đối phương án Anh rời khỏi EU sít sao đến mức không ai có thể đưa ra dự báo về kết quả cuộc trưng cầu dân ý.
Những người Anh kêu gọi ủng hộ phương án ở lại EU. Ảnh: Guardian
Cuộc chiến về tương lai của nước Anh trong Liên minh châu Âu (EU) hôm nay lại biến thành một cuộc chạy đua đầy nghẹt thở khi kết quả ban đầu của cuộc trưng cầu dân ý lịch sử cho thấy tỷ lệ người dân ủng hộ Anh rời khỏi khối 28 quốc gia này cao hơn dự kiến, theo AFP.
Khi chỉ còn khoảng 88 trong tổng số 382 khu vực trên khắp nước Anh chưa công bố kết quả kiểm phiếu, số người ủng hộ và người phản đối Anh rời khỏi EU vẫn đang rất sít sao, với tỷ lệ 48% ủng hộ phương án "Ở lại", còn 52% nhất trí với phương án "Rời đi".
"Đây là tỷ lệ sát sao không thể tin được. Chúng tôi không biết cuộc đấu này rồi sẽ đi đến đâu", Beverly David, một người ủng hộ phương án "Ở lại", nói.
46,5 triệu người đã đăng ký bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, một con số kỷ lục, bất chấp thời tiết mưa gió, lụt lội ở nhiều nơi, nhằm đưa ra quyết định lịch sử trong một cuộc chiến lớn về các vấn đề quan trọng như nhập cư, kinh tế và bản sắc của nước Anh, một thành viên của EU.
"Kết quả bỏ phiếu sát sao đến mức việc đưa ra dự đoán càng trở nên khó khăn hơn", giáo sư Kevin Featherstone thuộc Đại học Kinh tế London, cho biết.
Tại Brussels, Bỉ, khả năng nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới rời khỏi EU đã làm dấy lên nỗi lo ngại về hiệu ứng domino, khởi đầu cho một loạt cuộc trưng cầu dân ý ở các nước khác có thể làm tan rã khối liên minh vốn đã gặp rất nhiều thử thách với các cuộc khủng hoảng eurozone và người tị nạn trong thời gian gần đây.
Một thất bại của phe "Ở lại" sẽ lập tức gây ra áp lực lớn có thể khiến Thủ tướng David Cameron phải từ chức. Lãnh đạo đảng Bảo thủ này đã đặt cược rất lớn khi hứa hẹn sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý cách đây ba năm, thế nhưng nó lại gây ra chia rẽ sâu sắc ngay trong đảng của ông và cả nước Anh.
Kết quả bỏ phiếu sơ bộ cho thấy tỷ lệ ủng hộ và phản đối Brexit đang rất sát sao. Đồ họa: Guardian
Việc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) cũng có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng hiến pháp ở nước này. Nếu người Anh bỏ phiếu rời EU, trong khi Scotland muốn ở lại, nó có thể làm khởi pháp một cuộc trưng cầu dân ý độc lập ở miền đất này.
Những kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy các thành phố ở phía bắc nước Anh thể hiện sự ủng hộ lớn hơn mong đợi đối với phương án Brexit. Tuy nhiên, việc nhiều khu vực đông dân cư ở London bỏ phiếu cho phương án "Ở lại" đã giúp tình hình trở nên cân bằng, đẩy hai bên vào tình thế so kè cho đến phút chót.
Các lãnh đạo EU đã cảnh báo người dân Anh rằng hộ sẽ không còn đường quay lại nếu nhất trí với Brexit. "Đi là đi luôn", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố hôm thứ tư, bác bỏ bất cứ khả năng đàm phán nào sau bỏ phiếu về tư cách thành viên của Anh.
Vào thứ ba tuần sau, các lãnh đạo EU sẽ nhóm họp để bàn bạc về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và quyết định phương án đối phó với nguy cơ diễn ra những cuộc bỏ phiếu tương tự ở các nước thành viên trong khối.
Người dân nhiều nước châu Âu khác đã dựng lên các đài tưởng niệm cắm cờ Anh, trong khi nhiều tờ báo đăng dòng tít lớn: "Xin đừng đi".
Kết quả cuối cùng của cuộc trưng cầu dân ý chỉ được công bố sớm nhất là vào 3 giờ sáng (giờ địa phương, tức 13h giờ Việt Nam).
Trí Dũng
Theo VNE
Kẻ khóc người cười vì Anh chọn 'chia tay' EU Việc Anh rời EU có thể tạo cơ hội để một số thành viên của nhóm hợp tác chặt chẽ hơn song cũng tạo ra không ít thách thức đối với quá trình hội nhập trong khối. Kết quả kiểm phiếu trưng cầu dân ý ở Anh. Đồ họa: BBC Sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử ngày 24/6, đa số người...