Nước Anh bị chê là quá ‘quỵ lụy’ Trung Quốc
Bất chấp việc bị chỉ trích là “quỵ lụy”, Anh vẫn nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì những lợi ích kinh tế mà ông mang đến.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm chính thức Anh từ ngày 19-23/10. Đây là chuyến thăm chính thức Anh đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc trong 10 năm qua.
Giới chức Anh ra sân bay đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân. Ảnh Tân Hoa xã
Lợi ích kinh tế không thể bỏ qua
Trả lời phỏng vấn Reuters ngày 18/10, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc mong đợi cùng các nhà lãnh đạo và bạn bè Anh bàn thảo tương lai phát triển quan hệ 2 nước, xây dựng lộ trình cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung- Anh.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh mới đây cho biết, chuyến thăm Anh của ông Tập sẽ mở ra cơ hội lịch sử cho việc phát triển quan hệ Trung- Anh, hợp tác giữa hai nước sẽ phát triển sâu rộng hơn. Hai nước sẽ ký một loạt thỏa thuận hợp tác, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế- thương mại, nhân văn…
Về phần mình, gạt sang một bên những chỉ trích nhằm vào chính sách ve vãn Trung Quốc của Chính phủ Anh, trong cuộc họp báo về chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 16/10, Đại sứ Anh tại Trung Quốc Barbara cho biết chuyến thăm sẽ là cột mốc quan trọng trong “Năm vàng Trung- Anh”, mong đợi “Chuyến thăm Vàng này” sẽ mở ra “Thời đại Vàng” cho giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và Anh.
Được biết, trong chuyến thăm này, hai nước dự kiến công bố kế hoạch cho phép 2 tập đoàn Trung Quốc tham gia ngành điện hạt nhân của Anh. Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 24,5 tỷ Bảng Anh được công bố lần đầu tiên vào tháng 10/2013, dự kiến sẽ kêu gọi đầu tư từ các tập đoàn CGN và CNNC của Trung Quốc.
Video đang HOT
Hai tập đoàn này sẽ nắm cổ phần thiểu số của nhà máy điện hạt nhân Hinklye Point C ở Somerset, miền Tây Nam nước Anh. Công ty năng lượng do Chính phủ Pháp kiểm soát sẽ là nhà đầu tư lớn nhất vào dự án này.
Việc mở cửa lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng của Anh cho các nhà đầu tư Trung Quôc đã bị nhiều nhà ngoại giao phương Tây tại Bắc Kinh chỉ trích, nhất là đối với chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày của Bộ trưởng Tài chính Anh Osborne hồi tháng 9, khi ông này nói rằng Anh cần phải “chạy đến với Trung Quốc”.
Bản vẽ thiết kế nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Anh có sự tham gia đầu tư của các tập đoàn Trung Quốc. Ảnh Telegraph
Đáng chú ý, khác với một sự dè dặt truyền thống của mình trong việc bày tỏ ý kiến về phiếu bầu ở các nước khác, Bắc Kinh đã bày tỏ hy vọng EU vẫn đoàn kết do lo ngại bất kỳ sự suy yếu nào của khối này- vốn được Trung Quốc coi là đối trọng quan trọng đối với Mỹ.
Điều này giúp hỗ trợ cho ông Cameron, người đã tuyên bố với các thành viên hoài nghi về châu Âu trong đảng của mình rằng, ông cần phải có thời gian để đàm phán lại với khối 28 thành viên trước khi tổ chức một cuộc trưng cầu về việc có nên ở lại trong EU hay không trước khi kết thúc năm 2017.
Anh đang quá “quỵ lụy” Trung Quốc?
Theo một số nhà ngoại giao, trong các điện mật gửi về thủ đô các nước châu Âu và Bắc Mỹ trong những tuần gần đây chứa đầy những lời chỉ trích sự quỵ lụy của Anh trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình.
Trong khi đó, lãnh đạo các cơ quan tình báo của Anh đang phải cố gắng để đảm bảo rằng, với tình trạng Trung Quốc tham gia xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới ở Anh thì khi xảy ra căng thẳng Bắc Kinh sẽ không gây ra sự cố nào về năng lượng.
Khi được hỏi về các mối quan ngại về an ninh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh tuyên bố: “Tôi không hiểu họ lấy thông tin từ đâu. Trung Quốc ở đây là để hợp tác 2 bên cùng có lợi”. Còn khi được hỏi về khả năng ký kết thỏa thuận về điện hạt nhân, ông nói thêm: “Tôi hy vọng sẽ ký được, bởi đây là một dự án rất quan trọng giữa 2 nước”.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc lại tỏ ra hoài nghi. Một quan chức Mỹ đã về hưu có tầm ảnh hưởng lớn cho biết: “Những gì chúng ta đang chứng kiến là một “trường hợp nghiên cứu điển hình” về sự quỵ lụy. Không chỉ riêng Bộ trưởng Tài chính Osborne mà cả Chính phủ của ông Cameron đang nhún nhường không thể tin nổi và điều này chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề cho nước Anh trong tương lai”.
Ông Steve Tsang, một chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Nottingham cho biết: “Trong dài hạn, cách tiếp cận của ông Osborne sẽ phản tác dụng. Ông ta sẽ không còn có thể thuyết phục Chính phủ Trung Quốc tôn trọng nước Anh và Chính phủ Anh được nữa”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày 16/10, Thủ tướng Anh Cameron cho rằng: “Chúng tôi không thấy có gì mẫu thuẫn trong việc có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc hay việc muốn trở thành đối tác mạnh của Trung Quốc khi nền kinh tế của nước này đang tiếp tục tăng trưởng và Trung Quốc đang vươn lên trở thành cường quốc trên thế giới”.
Với việc cho phép Bắc Kinh đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các dự án nhằm phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, Thủ tướng Cameron muốn Anh trở thành đối tác số 1 của Trung Quốc ở phương Tây.
Những người ủng hộ ông Tập Cận Bình vẫy cờ Trung Quốc và Anh nơi đoàn xe của ông đi qua. Ảnh Reuters
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cho rằng, chuyến thăm mang lại cho Anh cơ hội để tăng cường quan hệ hai nước, cho phép Anh mở rộng phạm vi hợp tác.
Về mặt kinh tế, Anh sẽ nhận được nhiều đầu tư từ Trung Quốc trong tương lai vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trung Quốc cũng sẽ đầu tư vào mạng lưới đường sắt cao tốc. Xuất khẩu của hai nước cũng sẽ ngày một tăng. Do vậy, chuyến thăm sẽ tăng cường không chỉ về kinh tế mà cả chính trị.
Ông Tony Blair cho rằng, Anh đang thực sự có cơ hội trở thành đối tác phương Tây tốt nhất đối với Trung Quốc và Anh cũng muốn như vậy.
Theo_VOV
Trung Quốc-Anh sắp ký thỏa thuận điện hạt nhân trị giá 26 tỷ USD
Tăng cường hợp tác với Anh và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), cũng như hiện thực hóa nhiều dự án trong các lĩnh vực năng lượng, thương mại, tài chính, giao thông vận tải, đầu tư và nhân đạo là những chủ đề hội đàm chính trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Vương quốc Anh, bắt đầu ngày 19/10.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Huffingtonpost.com)
Trả lời hãng tin Tân Hoa trước thềm chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kỳ vọng chuyến thăm lần này sẽ đánh dấu bước phát triển hơn nữa trong quan hệ song phương Trung Quốc-Anh, tạo động lực thiết thực cho hợp tác hai nước trong mọi lĩnh vực, cũng như cho phép hai nước cùng tham gia "kỷ nguyên vàng" của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Ông Tập Cận Bình cho biết trong 10 năm tới, đầu tư của Trung Quốc vào các nước sẽ không ngừng gia tăng với tổng số tiền lên tới 1.250 tỷ USD. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa giữa Trung Quốc và Anh.
Các công ty của Trung Quốc và Anh cũng có thể tham gia các dự án ba bên nhằm liên kết trong dây chuyền sản xuất quốc tế và chia sẻ cơ hội phát triển. Ngoài ra, vấn đề tăng cường quan hệ đối tác giữa các thị trường tài chính hai nước cũng sẽ được quan tâm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc kéo dài 4 ngày (từ 19-23/10) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Anh, dự kiến, hai bên sẽ ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại hạt Somerset, miền Tây Nam nước Anh, trị giá khoảng 26 tỷ USD, mở đường phát triển nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới đầu tiên của London trong vòng 20 năm qua.
Anh là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc ở EU. Đặc biệt, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Anh ngày có xu hướng tăng trưởng ổn định. Trong năm 2014, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 15,3% và đạt 80,87 tỷ USD./.
Theo Vietnam
Thế giới nói thẳng bản chất chuyến ông Tập sang Mỹ Nhân chuyên thăm cua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tơi My, dư luân thê giơi co nhưng cai nhin đa chiêu va trung thưc. Nhăm giup ban đoc hiêu sâu thêm, Đât Viêt xin tông hơp va giơi thiêu môt sô đanh gia tiêu biêu vưa đươc tơ Diplomat cua Nhât câp nhât. Từ chuyện Biển Đông: Nói một đằng làm...