Núi Triều Tiên có thể sập nếu hứng thêm một vụ thử hạt nhân
Giới quan sát cho rằng ngọn núi nơi Triều Tiên dùng để thử các vụ hạt nhân đang bị yếu đi và không thể sử dụng tiếp.
Các chuyên gia cảnh báo ngọn núi Triều Tiên dùng để thử hạt nhân có thể sập. Ảnh minh hoạ: 38North.
Cục Khí tượng thủy văn Hàn Quốc hôm nay phát hiện một trận động đất mạnh 2,7 độ xảy ra ở tỉnh Bắc Hamgyong, gần khu vực thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Các chuyên gia và nhà quan sát tin rằng đây là dấu hiệu mới nhất chứng tỏ núi Punggye-ri đã bị yếu đi rất nhiều sau vụ thử hạt nhân lần sáu, Reuters hôm nay đưa tin.
Ông Kim So-gu, giám đốc Viện Địa chấn Hàn Quốc, cho rằng vụ nổ trong vụ thử hạt nhân ngày 3/9 có sức công phá lớn đến mức có thể đã làm sập các đường hầm trong lòng núi Punggye-ri, khiến khu vực này không thể tiếp tục sử dụng cho bất cứ vụ nổ hạt nhân nào nữa.
Video đang HOT
“Khu vực này hiện khá yếu. Nếu tiếp tục vụ thử hạt nhân khác, nó có thể gây nên nguy cơ ô nhiễm phóng xạ”, ông Kim nói.
Theo trang 38 North, các hình ảnh vệ tinh cho thấy có nhiều vụ lở đất ở khắp khu vực Punggye-ri sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Những trận lở đất này có cường độ lớn hơn và xảy ra trên khu vực rộng hơn so với các vụ thử trước đó.
Vụ nổ sau vụ thử hạt nhân lần này lớn đến mức khiến người dân Trung Quốc ở thành phố biên giới Diên Cát, tỉnh Cát Lâm, cách địa điểm thử hạt nhân đến 200 km, cảm nhận được rung chấn.
Ông Hong Tae-kyung, giáo sự về cấu trúc trái đất tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc, cho biết nguyên nhân núi Punggye-ri được chọn làm điểm thử hạt nhân vì khu vực này được coi là ổn định và trước đây ít bị chấn động. Tuy nhiên, những trận động đất nhỏ gần đây cho thấy các vụ thử hạt nhân có thể đã gây nên biến dạng vỏ Trái Đất, khiến ngọn núi có nguy cơ bị sập.
Khánh Lynh
Theo VNE
Tổng thống Trump: 'Chỉ một điều có tác dụng với Triều Tiên'
Tổng thống Mỹ tuyên bố "chỉ một điều có tác dụng" xử lý Triều Tiên, khi các chính quyền trước thảo luận với Bình Nhưỡng mà không đạt kết quả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
"Các tổng thống và chính quyền của họ đã đối thoại với Triều Tiên trong 25 năm, các thoả thuận được đưa ra và những khoản tiền lớn được chi trả", Reuters dẫn lời Tổng thống Donald Trump hôm 7/10 cho biết trên Twitter. "Vẫn chưa có tác dụng, các thoả thuận bị vi phạm trước khi khô mực, biến những nhà thương thuyết thành trò cười. Xin lỗi, nhưng chỉ có một điều sẽ có tác dụng!".
Ông Trump không cho biết rõ điều đó là gì, nhưng bình luận của Tổng thống Mỹ dường như là gợi ý rằng hành động quân sự đang nằm trong suy nghĩ của ông. Tổng thống Trump trước đó tuyên bố Mỹ sẽ "huỷ diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu cần thiết để tự vệ và bảo vệ các đồng minh khỏi những mối đe doạ hạt nhân Triều Tiên.
Tuần này, trong cuộc gặp với các lãnh đạo quân sự hàng đầu của Mỹ, ông Trump cảnh báo với các phóng viên về sự "tĩnh lặng trước bão". Khi được đề nghị làm rõ tuyên bố, ông Trump nói: "Rồi các bạn sẽ biết".
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders đề cập đến Iran và Triều Tiên một ngày sau khi khi được hỏi về bình luận "sự tĩnh lặng trước bão" của ông Trump. Lầu Năm Góc chuyển câu hỏi đề nghị làm rõ đó cho Nhà Trắng và cho hay nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng là "trình bày với Tổng thống các lựa chọn quân sự và thực hiện mệnh lệnh".
Ông Trump nhiều lần thể hiện rõ ông không muốn đối thoại với Triều Tiên. Hôm 1/10, ông cho rằng ý tưởng thảo luận là một sự phí phạm thời gian. Các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa Triều Tiên đã làm dấy lên căng thẳng trong khu vực và trên thế giới những tháng gần đây, đặc biệt là sau khi nước này cho nổ thử vật thể Bình Nhưỡng cho là bom nhiệt hạch.
Trọng Giáp
The VNE
Hơn hai triệu người sẽ thiệt mạng nếu Triều Tiên tấn công hạt nhân 2,1 triệu người sẽ thiệt mạng và 7,7 triệu người bị thương nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi thăm cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters. Một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên nhắm vào thủ đô Seoul, Hàn...