Núi Rồng- nơi danh thắng đẹp bậc nhất biển Quỳnh
Núi Rồng là một danh thắng ở huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An). Nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, Núi Rồng vẫn đang mơ màng ngủ…
Trái tim biển Quỳnh
Biển Quỳnh là tên gọi chung của cho cả 7 bãi biển trải dài qua 7 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Bờ biển Quỳnh Lưu dài 19,5km, địa hình có sự kết hợp giữa núi, biển, sông và lạch. Bờ biển này có nhiều bãi cát dài bằng phẳng đẹp, có nhiều bãi biển hoang sơ chưa khai phá. Và “hạt nhân”, “trái tim” của biển Quỳnh chính là Long Sơn (Núi Rồng).
Núi có hình thế của một con rồng vươn mình ra biển uống nước.
Núi Rồng ở huyện Quỳnh Lưu là một hệ thống gồm nhiều ngọn núi thấp ven biển, trải dài nhiều xã. Trong đó, có ngọn núi nằm giữa 2 xã Quỳnh Nghĩa và Tiến Thuỷ mang hình thế như một con rồng thiêng vươn đầu ra hút nước biển khơi.
Vẻ đẹp của Núi Rồng hoàn toàn thiên tạo. Lên thuyền từ Lạch Quèn ra biển vòng quanh “mũi rồng”, đã thấy rất nhiều “kiệt tác” do nước, sóng và gió tạo thành. Đó là bãi Vũng Tàu – một bãi tắm lý tưởng với cát vàng, phẳng, nước trong xanh; là hòn “Con chó” – một đảo nhỏ mang hình thù của một chú chó đang nằm canh giữ cửa biển… và đặc biệt là một hệ thống hang động được hình thành do kiến tạo địa chất, nước biển xâm thực, phong hoá. Trong đó có những hang kín, lộ thiên, hang cạn, hang sâu.
Nhìn từ ngoài biển vào, hang Mũi Trâu có hình thái như một chiếc mũi trâu với 2 “lỗ mũi” là 2 cửa hang đang phì phò thở. Không xa hang Mũi Trâu là hang Mắt Rồng (còn gọi là hang Dơi, hang Xương hay Vũng Trời). Hang Mắt Rồng chỉ lộ ra khi thuỷ triều rút (thuỷ triều lên, hang bị bịt kín miệng), có thể đi thuyền vào hang.
Cái tên Mắt Rồng mới được đặt gần đây, với góc nhìn từ trong hang y hệt đôi mắt nhìn ra trùng khơi. Còn tên hang Dơi và hang Xương thì đã có rất lâu đời vì trong hang có nhiều con dơi sinh sống và trên trần hang đoạn cổng vào có 1 bộ xương hoá thạch cổ đại. Xuất xứ cái tên Vũng Trời là do hang Mắt Rồng là hang lộ thiên. Từ trên đỉnh xuống hang có chiều cao tầm 40m. Nhiều du khách đã từng ròng dây thám hiểm từ trên đỉnh xuống hang… Hang Mắt Rồng rất rộng, có cả những bãi cát mịn, trắng, xung quanh có nhiều ngách thông đi các hướng khác nhau.
Khám phá “Mũi” Long Sơn, rất dễ để gặp những hòn đá mồ côi, những vách đá với lớp lớp, tầng tầng địa chất rất đẹp. Khi thuỷ triều rút, những hòn đá nhô lên từ biển với muôn hình vạn trạng, rất kỳ vĩ.
Vẻ đẹp hiền hoà của biển Quỳnh.
Ở một góc độ khác, khám phá Núi Rồng bằng cách leo núi thì mùa này hết sức lý tưởng. Núi Rồng có những rừng hoa sim tím rịm đẹp rụng rời (hoa nở vào các tháng 3-4-5), những đồi thông thơ mộng. Núi Rồng có hệ sinh thái khá phong phú. Trong đó sim là loại thực vật phổ biến nhất. Những cây sim ở đây đều là cây cổ thụ, cho quả rất to và ngọt. Vào mùa cho quả (tháng 7, 8), người dân địa phương lên núi thu hoạch quả. Hàng tấn quả thu hoạch nhanh chóng được các thương lái, cơ sở du lịch bao tiêu.
Trên đỉnh cao nhất của Núi Rồng là một thảo nguyên rộng lớn với độ dốc thoải. Mặt đất khá bằng phẳng, với lớp cỏ đều, dày. Rất thích hợp để cắm trại (với số lượng hàng chục, hàng trăm người), chơi dù lượn, săn mây, chụp ảnh sao trời…
Video đang HOT
Có thể nói rằng Núi Rồng là một thắng cảnh rất phù hợp để phát triển du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố biển, núi, hang động. Theo thống kê của người dân địa phương thì thắng cảnh này có tới 46 tiểu cảnh đẹp. Bất cứ nơi đâu ở Núi Rồng cũng đều có thể trở thành điểm check-in.
Truyền thuyết giấu vàng
Để hiểu hơn về Núi Rồng, Nhà thơ Hồ Đình Xích cho biết: Quỳnh Lưu không có núi cao sông dài hùng vĩ nhưng có tứ linh: Kim Quy sơn (rú Ói), núi Rồng, núi Kỳ Lân và núi Phượng Hoàng. Những địa danh này không ai biết đã ra đời từ bao giờ song đều có truyền thuyết đi kèm. Riêng với thắng cảnh núi Rồng thì không có truyền thuyết mang tính tổng thể chung song mỗi tiểu cảnh lại có một câu chuyện hết sức thú vị.
Ví dụ như câu chuyện về Hòn Ông, Hòn Bà – Hai trụ đá đứng cạnh nhau ở núi Rồng, người xưa đặt tên cho 2 trụ đá như vậy để ý chỉ về sự chung thủy tình vợ chồng, dù trải qua bao nhiêu sóng gió, bão bùng vẫn bên nhau. Một dị bản khác là câu chuyện người bố, người mẹ hoá đá sau nhiều ngày tháng ngóng trông con ra khơi đánh cá mãi không về. Trong rất nhiều câu chuyện của núi Rồng thì thú vị nhất phải là câu chuyện hòn đá nắp ở cuối bãi tắm Quỳnh Nghĩa. Đây là một trụ đã có hình nắp ấm. Người xưa nói rằng: Ở hòn đá nắp có dấu vàng. Nếu gia đình nào có 5 con trai, 5 con gái, 5 con dâu, 5 con rể cùng đến đây thì có thể mở nắp ấm ra để lấy vàng. Đã từng có 1 gia đình như vậy nhưng người con trai cuối lại là con nuôi mà không phải con đẻ. Trong quá trình mở nắp lấy vàng, ông bố vô tình gọi tên đứa con này “nuôi ơi” nên đá thần giật mình đã đóng lại. Rất may không có tai nạn xảy ra… Một dị bản khác, do hình thù hòn đá nắp giống dương vật của người đàn ông nên rất linh ứng trong việc cầu xin con cái. Đã có nhiều gia đình hiếm muộn ra đây thắp hương cầu xin và đạt được ước nguyện.
Theo nhà thơ Hồ Đình Xích, du lịch Núi Rồng nói riêng và Quỳnh Lưu nói chung trong những năm gần đây đã có sự phát triển song chưa xứng với tiềm năng của địa phương. Nguyên nhân mà du lịch ở đây chưa phát triển như kỳ vọng là do hạ tầng giao thông kém phát triển, đặc biệt là các tuyến đường nối từ trục đường ven biển đến điểm du lịch còn nhỏ hẹp, chưa được đầu tư đúng mức. Công tác quảng bá điểm đến chưa đạt yêu cầu do thiếu nguồn lực.
Đặc biệt, nơi đây còn thiếu những nhà đầu tư đủ tâm, đủ tầm để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch. Du lịch còn phát triển với tốc độ chậm, manh mún, nhỏ lẻ… đang trong tình trạng “ngủ say”.Tuy nhiên, du lịch Núi Rồng rất có triển vọng để phát triển, cất cánh. Bởi Quỳnh Nghĩa đã được quy hoạch là một trong những trung tâm của Khu du lịch biển Quỳnh (cùng với Quỳnh Bảng). Núi Rồng có phong cảnh hữu tình, biển hiền hoà hiếm có. Con người Quỳnh Nghĩa – Tiến Thuỷ hiếu khách. Ở xã Quỳnh Nghĩa thì có nhiều ngành nghề truyền thống. Ở xã Tiến Thuỷ thì người dân có tư duy thương mại, có cảng cá. Đặc biệt, khi dự án đường ven biển được hoàn thiện, đường cao tốc Bắc – Nam được hoàn thành, núi Rồng sẽ được nhiều người biết đến, được “đánh thức”. Vấn đề đặt ra là các cấp, ngành cần quan tâm và thu hút nhiều nhà đầu tư đến cùng làm ăn, phát triển…
Khám phá truyền thuyết 'giấu vàng' nơi danh thắng đẹp bậc nhất biển Quỳnh
Núi Rồng là một danh thắng ở huyện Quỳnh Lưu. Nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, Núi Rồng vẫn đang mơ màng ngủ...
Trái tim biển Quỳnh
Yêu biển mến rừng, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Xuân Thành - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ảnh báo chí, nghệ thuật đất Quỳnh đã đi khắp các danh lam, thắng cảnh ở xứ Nghệ để sáng tác. Với ông, không nơi nào biển lại đẹp như biển Quỳnh.
Biển Quỳnh là tên gọi chung của cho cả 7 bãi biển trải dài qua 7 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Bờ biển Quỳnh Lưu dài 19,5 km, địa hình có sự kết hợp giữa núi, biển, sông và lạch. Bờ biển này có nhiều bãi cát dài bằng phẳng đẹp, có nhiều bãi biển hoang sơ chưa khai phá. Và "hạt nhân", "trái tim" của biển Quỳnh chính là Long Sơn (Núi Rồng).
Núi có hình thế của một con rồng vươn mình ra biển uống nước. Ảnh: Hồ Xuân Thành
Dẫn chúng tôi về thăm Núi Rồng vào một ngày đầu tháng 4, qua lời kể của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Xuân Thành, được biết: Hình tượng con rồng đã trở thành quen thuộc trong đời sống tâm linh của người dân. Ông cha ta đã lấy chữ Long hoặc chữ Rồng để đặt tên sông, tên núi, hồ, biển. Núi Rồng ở Quỳnh Lưu là một địa danh như vậy... Núi Rồng ở huyện Quỳnh Lưu là một hệ thống gồm nhiều ngọn núi thấp ven biển, trải dài nhiều xã. Trong đó, có ngọn núi nằm giữa 2 xã Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy mang hình thế như một con rồng thiêng vươn đầu ra hút nước biển khơi.
Vẻ đẹp của Núi Rồng hoàn toàn thiên tạo. Lên thuyền từ Lạch Quèn ra biển vòng quanh "mũi rồng", đã thấy rất nhiều "kiệt tác" do nước, sóng và gió tạo thành. Đó là bãi Vũng Tàu - một bãi tắm lý tưởng với cát vàng, phẳng, nước trong xanh; là hòn "Con chó" - một đảo nhỏ mang hình thù của một chú chó đang nằm canh giữ cửa biển... và đặc biệt là một hệ thống hang động được hình thành do kiến tạo địa chất, nước biển xâm thực, phong hóa. Trong đó có những hang kín, lộ thiên, hang cạn, hang sâu.
Núi rồng có những dãy đá mang hình thù kỳ vĩ. Ảnh: Hồ Xuân Thành
Nhìn từ ngoài biển vào, hang Mũi Trâu có hình thái như một chiếc mũi trâu với 2 "lỗ mũi" là 2 cửa hang đang phì phò thở. Không xa hang Mũi Trâu là hang Mắt Rồng (còn gọi là hang Dơi, hang Xương hay Vũng Trời). Hang Mắt Rồng chỉ lộ ra khi thủy triều rút (thủy triều lên, hang bị bịt kín miệng), có thể đi thuyền vào hang.
Cái tên Mắt Rồng mới được đặt gần đây do một số nhiếp ảnh gia khi thám hiểm đã phát hiện với góc nhìn từ trong hang y hệt đôi mắt nhìn ra trùng khơi. Còn tên hang Dơi và hang Xương thì đã có rất lâu đời vì trong hang có nhiều con dơi sinh sống và trên trần hang đoạn cổng vào có 1 bộ xương hóa thạch cổ đại. Xuất xứ cái tên Vũng Trời là do hang Mắt Rồng là hang lộ thiên. Từ trên đỉnh xuống hang có chiều cao tầm 40m. Nhiều du khách đã từng ròng dây thám hiểm từ trên đỉnh xuống hang... Hang Mắt Rồng rất rộng, có cả những bãi cát mịn, trắng, xung quanh có nhiều ngách thông đi các hướng khác nhau.
Hang Mắt rồng - thắng cảnh nổi tiếng nhất của Núi Rồng. Ảnh: Hồ Xuân Thành
Khám phá "Mũi" Long Sơn, rất dễ để gặp những hòn đá mồ côi, những vách đá với lớp lớp, tầng tầng địa chất rất đẹp. Khi thủy triều rút, những hòn đá nhô lên từ biển với muôn hình vạn trạng, rất kỳ vĩ.
Ở một góc độ khác, khám phá Núi Rồng bằng cách leo núi thì mùa này hết sức lý tưởng. Núi Rồng có những rừng hoa sim tím rịm đẹp rụng rời (hoa nở vào các tháng 3-4-5), những đồi thông thơ mộng. Núi Rồng có hệ sinh thái khá phong phú. Trong đó sim là loại thực vật phổ biến nhất. Những cây sim ở đây đều là cây cổ thụ, cho quả rất to và ngọt. Vào mùa cho quả (tháng 7, 8), người dân địa phương lên núi thu hoạch quả. Hàng tấn quả thu hoạch nhanh chóng được các thương lái, cơ sở du lịch bao tiêu.
Trên đỉnh cao nhất của Núi Rồng là một thảo nguyên rộng lớn với độ dốc thoải. Mặt đất khá bằng phẳng, với lớp cỏ đều, dày. Rất thích hợp để cắm trại (với số lượng hàng chục, hàng trăm người), chơi dù lượn, săn mây, chụp ảnh sao trời...
Có thể nói rằng Núi Rồng là một thắng cảnh rất phù hợp để phát triển du lịch khi hội tụ đầy đủ các yếu tố biển, núi, hang động. Theo thống kê của người dân địa phương thì thắng cảnh này có tới 46 tiểu cảnh đẹp. Bất cứ nơi đâu ở Núi Rồng cũng đều có thể trở thành điểm check-in.
Truyền thuyết giấu vàng
Vẻ đẹp hiền hòa của biển Quỳnh. Ảnh: Hồ Xuân Thành
Để hiểu hơn về Núi Rồng, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Xuân Thành đã dẫn chúng tôi tìm gặp nhà thơ Hồ Đình Xích - Chi hội Phó Chi hội Văn học - Nghệ thuật huyện Quỳnh Lưu, nguyên Chủ tịch UBND xã Quỳnh Nghĩa. Ở tuổi 65, bây giờ, ông Xích đã "hết quan" hoàn "lão ngư", ngày ngày cùng các cụ cao tuổi kéo lưới rùng nơi bãi tắm Quỳnh Nghĩa và nghiên cứu văn hóa làng, xã.
Nhà thơ Hồ Đình Xích cho biết: Quỳnh Lưu không có núi cao sông dài hùng vĩ nhưng có tứ linh: Kim Quy sơn (rú Ói), núi Rồng, núi Kỳ Lân và núi Phượng Hoàng. Những địa danh này không ai biết đã ra đời từ bao giờ song đều có truyền thuyết đi kèm. Riêng với thắng cảnh núi Rồng thì không có truyền thuyết mang tính tổng thể chung song mỗi tiểu cảnh lại có một câu chuyện hết sức thú vị.
Ví dụ như câu chuyện về Hòn Ông, Hòn Bà - Hai trụ đá đứng cạnh nhau ở núi Rồng, người xưa đặt tên cho 2 trụ đá như vậy để ý chỉ về sự chung thủy tình vợ chồng, dù trải qua bao nhiêu sóng gió, bão bùng vẫn bên nhau. Một dị bản khác là câu chuyện người bố, người mẹ hóa đá sau nhiều ngày tháng ngóng trông con ra khơi đánh cá mãi không về.
Hòn Ông, Hòn Bà - Hai trụ đá đứng cạnh nhau ở núi Rồng. Ảnh: Hồ Xuân Thành
Trong rất nhiều câu chuyện của núi Rồng thì thú vị nhất phải là câu chuyện hòn đá nắp ở cuối bãi tắm Quỳnh Nghĩa. Đây là một trụ đã có hình nắp ấm. Người xưa nói rằng: Ở hòn đá nắp có dấu vàng. Nếu gia đình nào có 5 con trai, 5 con gái, 5 con dâu, 5 con rể cùng đến đây thì có thể mở nắp ấm ra để lấy vàng. Đã từng có 1 gia đình như vậy nhưng người con trai cuối lại là con nuôi mà không phải con đẻ. Trong quá trình mở nắp lấy vàng, ông bố vô tình gọi tên đứa con này "nuôi ơi" nên đá thần giật mình đã đóng lại. Rất may không có tai nạn xảy ra... Một dị bản khác, do hình thù hòn đá nắp giống dương vật của người đàn ông nên rất linh ứng trong việc cầu xin con cái. Đã có nhiều gia đình hiếm muộn ra đây thắp hương cầu xin và đạt được ước nguyện.
Theo nhà thơ Hồ Đình Xích, du lịch Núi Rồng nói riêng và Quỳnh Lưu nói chung trong những năm gần đây đã có sự phát triển song chưa xứng với tiềm năng của địa phương. Nguyên nhân mà du lịch ở đây chưa phát triển như kỳ vọng là do hạ tầng giao thông kém phát triển, đặc biệt là các tuyến đường nối từ trục đường ven biển đến điểm du lịch còn nhỏ hẹp, chưa được đầu tư đúng mức. Công tác quảng bá điểm đến chưa đạt yêu cầu do thiếu nguồn lực. Đặc biệt, nơi đây còn thiếu những nhà đầu tư đủ tâm, đủ tầm để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch. Du lịch còn phát triển với tốc độ chậm, manh mún, nhỏ lẻ... đang trong tình trạng "ngủ say".
Du khách về biển Quỳnh Nghĩa tắm mát, nghỉ dưỡng. Ảnh: Hồ Xuân Thành
Tuy nhiên, du lịch Núi Rồng rất có triển vọng để phát triển, cất cánh. Bởi Quỳnh Nghĩa đã được quy hoạch là một trong những trung tâm của Khu du lịch biển Quỳnh (cùng với Quỳnh Bảng). Núi Rồng có phong cảnh hữu tình, biển hiền hòa hiếm có. Con người Quỳnh Nghĩa - Tiến Thủy hiếu khách. Ở xã Quỳnh Nghĩa thì có nhiều ngành nghề truyền thống. Ở xã Tiến Thủy thì người dân có tư duy thương mại, có cảng cá. Đặc biệt, khi dự án đường ven biển được hoàn thiện, đường cao tốc Bắc - Nam được hoàn thành, núi Rồng sẽ được nhiều người biết đến, được "đánh thức". Vấn đề đặt ra là các cấp, ngành cần quan tâm và thu hút nhiều nhà đầu tư đến cùng làm ăn, phát triển.
Núi Rồng đã có một truyền thuyết "giấu vàng", rất mong có 20 "người con" và có thể nhiều hơn nữa cùng chung sức đến để lấy vàng ra!
Rú Gám: Điểm nhấn du lịch Yên Thành, Nghệ An Bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn đổ về phía đồng bằng, rú Gám - một danh sơn nổi tiếng từ xa xưa và trở thành biểu tượng của quê hương Yên Thành: "Ngái ngôi chi cũng mơ về rú Gám/Bến bờ nào cũng dội sóng sông Dinh, Sông Dinh một thuở đôi bờ nhớ/Rú Gám ba tầng mấy dặm thương"... Thời Bắc...