Núi rác thải y tế Covid-19 sập, đổ ra sông
Với người dân dọc sông Cisadane, Covid-19 không chỉ mang tới dịch bệnh mà còn ống tiêm, khẩu trang, quần áo bảo hộ trôi nổi.
Những người dân sử dụng nước từ con sông dài 138 km này để tắm giặt đang đối mặt với mối đe doạ kép hàng ngày, trong bối cảnh Indonesia đang là vùng dịch Covid-19 chết chóc nhất Đông Nam Á. Tuần qua, nước này ghi nhận gần 3.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Khi Covid-19 tiếp tục lây lan, rác thải y tế chất thành đống ở bãi rác Cipeucang, thành phố Tangerang, tỉnh Banten, trên đảo Java. Hồi tháng 5, núi rác này bị sập, khiến hàng tấn rác thải đổ thẳng xuống sông Cisadane.
“Tôi thực sự lo lắng, nhưng tôi phải giặt giũ ở đây”, Eka Purwanti, 36 tuổi, một người dân địa phương, cho biết khi đang giặt đồ ở sông, còn các con chơi trên bờ. “Tôi hy vọng không có gì xảy ra, dù tôi biết đó là một dịch bệnh chết người”.
Eka Purwanti, một người dân địa phương, giặt đồ trên sông Cisadane, thành phố Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, hôm 2/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Giống như những nước khác trên thế giới, Covid-19 làm tăng mạnh lượng rác thải y tế ở Indonesia. Đây là vấn đề gây lo ngại từ Tây Ban Nha đến Thái Lan và Ấn Độ.
Suốt nhiều tháng sau khi núi rác sập xuống, Ade Yunus, người sáng lập Ngân hàng Rác sông Cisadane, đã nỗ lực để làm sạch con sông.
“Lần đầu tiên chúng tôi phát hiện rác thải y tế là sau vụ sập núi rác”, Yunus nói, cúi người nhặt một ống tiêm và bỏ nó vào một túi an toàn. “Lúc đầu, chúng tôi tìm được khoảng 50-60 vật dụng y tế mỗi ngày”.
Bộ Y tế Indonesia cho biết 1.480 tấn rác y tế Covid-19 đã được thải ra khắp nước này từ tháng 3 đến tháng 6. Cơ quan này thừa nhận Indonesia thiếu các cơ sở xử lý rác nhưng vẫn đang cố gắng tìm giải pháp.
“Một quy định mới vừa được thông qua bao gồm các hướng dẫn về xử lý rác thải y tế ở từng cơ sở”, quan chức Bộ Y tế Imran Agus Nurali nói.
Những rác thải y tế Covid-19 được thu thập trên sông Cisadane, thành phố Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia. Ảnh: Reuters.
Hầu hết cơ sở y tế ở Indonesia hiện phụ thuộc vào bên thứ ba trong việc tiêu huỷ rác. Đại dịch làm các chuyên gia y tế dấy lên nỗi lo ngại rằng rác thải y tế có thể làm lây lan dịch bệnh, trong đó những người dân sống ven sông hứng chịu nguy cơ cao.
“Nếu rác thải y tế tràn lan ở khu vực gần sông, nó có thể gây ô nhiễm nguồn nước mà người dân ở đó sử dụng”, Mahesa Paranadipa Maikel, chuyên gia dịch tễ thuộc Hiệp hội Y tế Luật Indonesia, nói. “Tình trạng đó có thể dẫn đến lây nhiễm Covid-19″.
Bên sông Cisadane, người dân nhận thức được mối nguy cơ này. “Tôi lo rằng bọn trẻ có thể bị nhiễm Covid-19 khi bơi ở đây”, Astri Dewiyani, một người dân, nói. “Đó là lý do tôi luôn cấm chúng ra sông bơi”.
Hồ Bắc thải thêm 125 tấn rác y tế mỗi ngày
Dịch viêm phổi khiến Hồ Bắc phải chịu 125 tấn rác thải y tế mỗi ngày và cơ sở xử lý khẩn cấp có thể được đưa vào hoạt động.
Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE) hôm nay công bố dữ liệu cho thấy tỉnh Hồ Bắc, nơi virus corona bùng phát đầu tháng 12, đã tăng năng lực xử lý rác thải y tế từ 180 tấn lên 317,5 tấn mỗi ngày để đối phó với dịch bệnh. Hồ Bắc chịu 187 tấn rác thải y tế mỗi ngày, trong đó có 125 tấn liên quan đến virus corona.
"Trung Quốc sẽ thực hiện thêm các biện pháp để cải thiện năng lực xử lý chất thải y tế ở Hồ Bắc, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình ở những khu vực khác để ngăn chặn nguy cơ môi trường và hỗ trợ cuộc chiến chống virus corona", MEE cho hay.
Công nhân thu gom rác thải y tế tại một trung tâm điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV ở Vũ Hán hôm 22/1. Ảnh: AP.
Theo MEE, các cơ sở xử lý khẩn cấp với công suất 55,8 tấn mỗi ngày có thể được đưa vào hoạt động bất cứ lúc nào vì số lượng bệnh nhân liên tục tăng và ngày càng nhiều nhân viên y tế được điều đến tỉnh.
Hình ảnh xuất hiện trên truyền thông gần đây cho thấy những túi rác chất đống trong bệnh viện, làm tăng lo ngại của công chúng về nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Sự bùng phát dịch bệnh đang đặt hệ thống xử lý chất thải tương đối thô sơ của Trung Quốc vào thử thách lớn. Khả năng xử lý chất thải không đầy đủ ở một số vùng cùng phí xử lý cao từng tạo ra ngành xử lý chất thải y tế bất hợp pháp.
Dịch viêm phổi corona (Covid-19) bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 12 lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dịch đã khiến 1.369 người chết, 60.374 người nhiễm, 8.219 người trong tình trạng nguy kịch và 6.079 người được chữa khỏi trên toàn thế giới. Riêng Trung Quốc đại lục ghi nhận 1.367 ca tử vong, 59.805 ca nhiễm và 6.002 người được chữa khỏi.
Huyền Lê
Theo Reuters/VNE
Trung Quốc gánh thêm hậu quả bất ngờ từ đại dịch Covid-19 Đại dịch Covid-19 làm hàng triệu người Trung Quốc phải ở trong nhà và điều đó dẫn tới tình trạng số rác xả ra tăng gấp nhiều lần. Dịch Covid-19 làm vấn đề rác thải ở Trung Quốc thêm trầm trọng. (Ảnh: EEP) Tuy nhiên, với Xu Yuanhong, 35 tuổi, điều hành một công ty phân loại rác thải ở Bắc Kinh thì...