Núi Nhìu Cồ San (Lào Cai) hấp dẫn du khách
Không nổi tiếng, hùng vĩ như Phan Xi Păng, nhưng vẻ hoang sơ, với những cánh rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú, núi Nhìu Cồ San có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách.
Núi Nhìu Cồ San nằm trên địa phận xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát), độ cao hơn 2.300 m so với mực nước biển. Theo tiếng địa phương, Nhìu Cồ San có nghĩa là núi Sừng Trâu. Tên này xuất phát từ việc những ngày trời nắng, không có sương mù bao phủ, đứng từ xa, có thể nhìn thấy đỉnh núi hình dáng giống như chiếc sừng trâu.
Theo những người cao tuổi trong xã Sàng Ma Sáo kể lại, cách đây gần một thế kỷ, thực dân Pháp đã đặt chân tới núi Nhìu Cồ San, họ cho xây dựng những tuyến đường mòn để vận chuyển lương thực, đạn dược sang xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Từ trung tâm xã Sàng Ma Sáo tới nơi bắt đầu của đường mòn dẫn lên núi Nhìu Cồ San khoảng gần 10 km. Ngay khi đặt chân đến đây, bạn có thể cảm nhận được không khí mát lành, với những tán cây dập dìu. Phía xa xa, ẩn hiện trong sương là những bản làng của đồng bào dân tộc Mông, với những thảm ruộng bậc thang vàng óng vào mùa lúa chín. Đi bộ khoảng 1 km, một bãi đất bằng phẳng, rộng hàng chục ha, đang được người dân trong xã Sàng Ma Sáo cải tạo, thử nghiệm cấy trồng lúa. Đi qua bãi đất phẳng, trước mắt bạn sẽ hiện ra những cánh rừng già, có đủ các loại cây gỗ quý, hàng trăm năm tuổi, vươn mình giữa đại ngàn, hai bên đường mòn với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc, dưới tán cây rừng là những nương thảo quả xanh tốt. Giữa đại ngàn, những nụ cười thân thiện, cùng hương thơm tỏa ra từ gùi thảo quả của đồng bào dân tộc Mông tạo cho bạn cảm giác thật thoải mái, dễ chịu.
Nhiều cây gỗ quý trên đỉnh Nhìu Cồ San
Video đang HOT
Anh Lê Hữu Ước, hướng dẫn viên chia sẻ: Nhìu Cồ San là một trong những ngọn núi đẹp của khu vực Tây Bắc, vẻ nguyên sơ của những tán rừng già, cùng sự mến khách của đồng bào nơi đây chắc chắn sẽ hấp dẫn du khách không chỉ một lần đến…
Nậm Sài - "Bức tranh" đa màu sắc của Lào Cai
Sa Pa (Lào Cai) là điểm du lịch hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình khám phá và chinh phục vùng núi Tây Bắc với những điểm đến nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cát Cát, Tả Van, Tả Phìn...
Nhưng sẽ không thật trọn vẹn nếu du khách chưa một lần trải nghiệm tuyến du lịch cộng đồng Nậm Sài để tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc sinh sống nơi đây.
Từ trung tâm thị trấn Sa Pa về phía Nam của huyện 28km, du khách đến với xã Nậm Sài được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu, với dãy núi Hoàng Liên kỳ vĩ, trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang giống như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Khí hậu ở đây mát mẻ, trong lành, đem lại cho con người cảm giác thoải mái.
Đến xã Nậm Sài cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30km về phía nam, du khách không chỉ được tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ đặc trưng của vùng núi phía Bắc; thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ với dãy núi Hoàng Liên trùng điệp cùng những thửa ruộng bậc thang trải rộng ngút tầm mắt mà còn được sống trong bầu không khí thân thiện của những người dân nơi đây và khám phá vẻ đẹp văn hóa bản làng của người Xá Phó, người Tày, người Dao, người Giáy. Bản sắc văn hóa các dân tộc làm nên một bức tranh đa sắc màu nằm giữa rừng xanh trùng điệp của đất trời; người Tày đằm thắm trong trang phục màu chàm đen, còn người Xá Phó nổi bật với bộ váy áo thể hiện sự tài tình của người thợ với gam mầu nóng nổi bật trên nền vải chàm đen, người Dao đỏ với bộ trang phục màu đỏ tươi làm rạng rỡ một góc trời.
Nậm Sài theo tiếng Tày có nghĩa là "suối cát". Sở dĩ có tên Nậm Sài bởi các dòng suối ở đây thường có rất nhiều cát. Giữa suối có hàng trăm phiến đá to, nhỏ với đầy đủ các hình thù kỳ lạ, độc đáo. Hai bên bờ suối, cây và hoa rừng đua nhau khoe sắc tạo nên một bức tranh phong cảnh vô cùng sinh động, hữu tình. Giữa dòng suối có hàng trăm phiến đá to nhỏ với đầy đủ các hình thù kỳ dị và độc đáo, du khách có thể ngồi trên các phiến đá và ngắm hoàng hôn buông xuống trên dãy núi Hoàng Liên thật trùng điệp và vô cùng hấp dẫn.
Đến Nậm Sài, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng 3 ngọn thác tuyệt đẹp là thác Cá Nhảy, thác Nậm Ngấn và thác Ba Tầng. Mỗi thác mang một vẻ đẹp riêng, ngày đêm ầm ầm nước chảy, tung bọt trắng xóa xuống những ghềnh đá tạo nên bầu không khí mát lạnh, trong trẻo giữa đại ngàn. Thác Nậm Ngấn có nhiều nước về mùa hè và ít nước về mùa đông, nước chảy ầm ầm suốt ngày đêm như khẳng định sức mạnh của ngọn thác. Thác Ba tầng lại giống như mái tóc dài của thiếu nữ đang chải để làm duyên, dòng thác rất nhẹ nhàng uyển chuyển tạo thành 3 tầng thác giống như ba chị em cô tiên đang nhẹ nhàng chải tóc, nước như muốn ôm trọn tất cả vào lòng. Thác Cá Nhảy tạo cảm giác thoải mái và thích thú, đến đây du khách sẽ được ngắm những "vũ điệu của cá" tung tăng bay nhảy trên ngọn thác càng làm tăng thêm sự hiếu kỳ của du khách.
Nậm Sài không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan môi trường thiên nhiên kỳ thú, nơi đây còn có những cuộc hành trình văn hóa đầy hấp dẫn khi ta thăm và khám phá vẻ đẹp ở các làng dân tộc. Mỗi dân tộc là một bông hoa đầy màu sắc. Khi đến với bản lảng người Xá Phó, người Tày hay người Dao, du khách sẽ được gặp gỡ đồng bào dân tộc thiểu số nhiệt tình mến khách. Du khách vào thăm nhà một ai đó đều có thể dự một bữa cơm cùng với chủ nhà, vừa được thưởng thức một số món ăn dân tộc đặc trưng của vùng cao như: món cá lam ống, măng sặt xào thịt hay ninh xương, măng vầu xào tỏi hoặc xào với rau thơm tỏa hương vị ngạt ngào.
Đặc biệt hơn cả là được thưởng thức những món ăn do chính bàn tay của người dân nơi đây chế biến. Du khách thưởng thức các món ngon không thể thiếu được "nước cay" hay còn gọi là rượu. Rượu do đồng bào tự chưng cất để uống, du khách đến khám phá vẻ đẹp của bản làng sẽ được nhâm nhi để cảm nhận độ nặng của rượu cũng như tình cảm sâu đậm của người dân nơi đây dành tặng cho mình. Những cô gái trong bản với trang phục sặc sỡ sắc màu, giọng hát trong trẻo, cùng với tiếng sáo, nhạc chuông lắc... những bài hát dân ca ru con, tiếng sáo giao duyên, những điệu múa khăn, múa xe bông dệt vải, múa giã gạo đưa du khách vào mê cung huyền bí nơi rừng xanh, trời biếc.
Tham quan làng người Xá Phó thôn Nậm Sang, du khách như lạc bước vào một thế giới của loài hoa sặc sỡ sắc mầu trước thiên nhiên xanh thẳm. Từ trung tâm xã đi khoảng 2,5km, du khách sẽ đến thăm đồng bào người Xa Phó qua một cầu treo và một cầu gỗ, dưới chân làng là những cối giã gạo bằng sức nước suốt ngày đêm tận tụy giúp đỡ con người giã gạo. Tiếng chày nhịp đều lên xuống nghe vui tai như phát ra âm thanh đầy ấn tượng từ xa chào đón.
Vào làng người Xa Phó, du khách có thể tham quan kiến trúc ngôi nhà sàn 3 gian, cầu thang lên xuống được làm bằng các cây tre bắc cầu chứ không làm bậc thang lên xuống như người Tày. Nhà sàn của người Xa Phó thường lợp mái gianh, sàn được dát bằng tre hoặc vầu; khi ta bước vào và đi lại có cảm giác đang đi dạo trên những phím đàn, được nghe những âm thanh của chính ta biểu diễn, cảm giác thật là thú vị. Ngôi nhà với lối kiến trúc đơn sơ mộc mạc, nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa làm nên những đặc trưng riêng cộng đồng người Xa Phó.
Với vẻ đẹp tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc đã đem đến cho Nậm Sài một bức tranh đa sắc màu, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Sa Pa. Đây là một trong những điểm đến ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong hành trình về miền Tây Bắc.
Hãy một lần đến với Nậm Sài, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên - sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc thật hấp dẫn
Làn gió Ia Tul Thác Ia Tul nằm giữa rừng tự nhiên, trở thành điểm hấp dẫn du khách nhiều nơi, kích cầu cho du lịch huyện Ia Pa ngày một phát triển. Cách trung tâm huyện Ia Pa khoảng gần 40km, thác Ia Tul nằm tại khoảnh 3, tiểu khu 1230. Đối với những người yêu loại hình du lịch trải nghiệm thì thác ba tầng...