Núi Nàng Tiên – Vẻ đẹp kiều diễm giữa mây ngàn Xứ Lạng
Núi Nàng Tiên (Đồi cỏ Lân Luông) thuộc bản Nà Tàn, thôn Lân Luông, xã Thiện Hòa, cách Trung tâm huyện Bình Gia khoảng 50km.
Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ xen lẫn với nét e ấp, nên thơ, Núi Nàng Tiên mang trong mình những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.
Núi Nàng Tiên nằm trong khu vực thuộc loại địa hình đồi núi thấp với những thảm cỏ xanh mướt khoảng 24ha nằm ở độ cao 800m so với mực nước biển, xen lẫn là các “cụm” đá vôi, cây bụi; những chiếc chuồng nuôi dê, ngựa nho nhỏ… tạo nên bức tranh phong cảnh Lân Luông yên bình, thơ mộng với những điểm nhấn đặc sắc riêng có. Khí hậu quanh năm mát mẻ, dễ chịu, con người mộc mạc, thân thiện cũng là những “điểm gợi nhớ” trong lòng du khách khi nhắc tới Lân Luông.
Tên gọi núi Nàng tiên bắt nguồn từ sự tích của người Dao kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, được một người đàn ông trong vùng cưu mang. Hằng ngày, chàng thường lên ngọn đồi ở vùng Lân Luông để chăn ngựa. Một hôm, chàng trai chăn ngựa đang thong dong nằm trên bãi cỏ, ngắm nhìn bầu trời Lân Luông, bỗng nhiên từ đâu xuất hiện 3 nàng tiên xinh đẹp. Cảm thương trước hoàn cảnh của chàng trai nên 3 nàng tiên thường lui tới trò chuyện với chàng. Qua thời gian, chàng trai và nàng tiên thứ ba đã nảy sinh tình cảm. Tình cảm của nàng tiên và chàng trai bị ngăn cấm nên trước khi về trời, nàng tiên thứ ba phải thề rằng không được quay trở lại và vùng đồi ấy phải chịu lời nguyền mãi mãi chỉ mọc được cây cỏ. Để tưởng nhớ mối tình đẹp của mình, chàng trai về già đã đem câu chuyện ấy kể cho con, cháu mình nghe và cái tên núi Nàng Tiên bắt đầu từ đó.
Chính vì địa hình núi được bao phủ chỉ bởi những bãi cỏ và cây bụi. Nên khi đứng trên đỉnh các mỏm núi Lân Luông ta có thể cảm nhận như đang đứng giữa vùng đất bao la rộng lớn, nơi giao hòa giữa đất và trời Bình Gia – vùng đất mang theo nhiều điều bí ẩn, cảnh đẹp đang chờ những người yêu thiên nhiên đến khám phá, thưởng ngoạn và tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên yên bình và quyến rũ.
Không chỉ có tích truyện độc đáo và khung cảnh đẹp, đời sống văn hóa và phong tục tập quán nơi đây cũng vô cùng đặc sắc. Hiện khu vực thôn Lân Luông có 100% dân số là đồng bào Dao. Bà con vẫn giữ làn điệu hát Páo Dung và giữ nét đẹp tắm lá thuốc…
Hiện nay, Đồi cỏ Lân Luông đã bắt đầu là điểm thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm những kỳ nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ ngắn ngày bằng các hoạt động ngoài trời như: cắm trại, dã ngoại, offroad… Trong thôn có 10 gia đình mở dịch vụ ăn uống và 4 gia đình nhận làm bán và cho thuê các bộ trang phục truyền thống, 2 gia đình đáp ứng nhu cầu tắm lá thuốc của du khách. Từ đầu năm 2021 đến nay, điểm du lịch núi Nàng Tiên đã đón trên 6.000 lượt khách.
Từ Núi Nàng Tiên có thể kết nối với các điểm du lịch trong huyện như: Thác Đăng Mò, Du lịch cộng đồng Mông Ân, Thác Thang Sao, Hồ Phai Danh… Hoặc hình thành các tour du lịch liên huyện với huyện Bắc Sơn, Văn Quan.
Nhận thấy những tiềm năng phát triển du lịch Lân Luông, thôn đã tuyên truyền, vận động người dân chủ động khai thác tiềm năng sẵn có để phục vụ khách du lịch; khuyến khích một số gia đình có điều kiện cung ứng dịch vụ du lịch cho du khách. Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bình Gia đã phối hợp với, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch núi Nàng Tiên, định hướng phát triển và hoàn thiện dịch vụ để điểm Núi Nàng Tiên chính thức đưa vào phục vụ khách du lịch.
Ngược về lịch sử, khám phá thành Nhà Mạc Lạng Sơn cổ kính trên núi Tô Thị
Thành Nhà Mạc Lạng Sơn là công trình có ý nghĩa quân sự quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, đây trở thành điểm đến độc đáo của Lạng Sơn xinh đẹp.
Về xứ Lạng đi thăm Thành Nhà Mạc
Xứ Lạng không chỉ có thung lũng Bắc Sơn, Ải Chi Lăng hay đỉnh Mẫu Sơn. Nơi đây còn có một tòa thành cổ, gắn liền với lịch sử chiến đấu của dân tộc. Đó là công trình Thành Nhà Mạc tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn.
Video đang HOT
Lạng Sơn với cảnh đẹp nguyên sơ, thiên nhiên hùng vĩ.
Ngày nay, đây chỉ còn là một di tích lịch sử. Thời gian đã cuốn đi nhiều thứ, chỉ để lại một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ cho một tòa thành từng rất hùng vĩ. Thế nhưng chừng ấy cũng đủ phản ánh nét đẹp của một công trình kiến trúc quân sự triều đại nhà Mạc nước ta.
Thành Nhà Mạc là di tích còn sót lại trên xứ Lạng.
Tòa thành được xây dựng ở một địa thế đắc địa thế nằm tựa lưng vào 3 ngọn núi Tô Thị, Lô Cốt, Mạc Kính Cung. Những bức tường thành cao hàng chục mét được xây dựng vững chãi, kiên cố, hình thàn nên một công trình vĩ đại thời bấy giờ.
Điểm đến này gần trung tâm thành phố Lạng Sơn.
Nhiều thế kỷ trôi qua khiến tòa thành hư hại nặng. Về sau, Thành Nhà Mạc Lạng Sơn được đầu tư, tôn tạo và đưa vào khai thác du lịch từ những năm 2010. Dần dần, nơi này trở thành điểm đến được du khách yêu thích khi du lịch Lạng Sơn. Vẻ đẹp nhuốm màu thời gian trong một bối cảnh núi đồi hùng vĩ càng tô điểm cho tòa thành thêm phần độc đáo.
Thành Nhà Mạc sở hữu địa thế độc đáo, bám vào 3 ngọn núi.
Từ trung tâm thành phố Lạng Sơn, du khách có thể đi xe máy, taxi để đến được đây theo tuyến đường Tam Thanh, Lê Hồng Phong - Tô Thị đường Trần Đăng Ninh - Tô Thị. Tùy vị trí xuất phát mà bạn chọn cho mình tuyến đường phù hợp.
Vẻ đẹp cổ kính, hùng vĩ của Thành Nhà Mạc
Du lịch Lạng Sơn, nhất định bạn nên ghé thăm Thành Nhà Mạc để chiêm ngưỡng lại căn cứ quân sự mà cha ông ta đã dày công xây dựng. Tòa thành này được xây nên để chắn con đường độc đạo từ Ải Bắc xuống phía Nam. Thành được Mạc Kính Cung xây dựng từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII phục vụ việc chống lại Vua Lê - Chúa Trịnh.
Đây là một thành lũy được xây dựng vào mục đích quân sự.
Vì được xây dựng với mục đích quân sự, quốc phòng nên thành được xây rất kiên cố. Những bức tường cao đến hàng chục mét, bám trụ trên mặt đất tạo nên một thế cực kỳ vững chắc.
Khung cảnh thơ mộng trên núi Tô Thị.
Hiện tại, di tích Thành Nhà Mạc Lạng Sơn chỉ còn lại khoảng 300m 2 với những khối đá lớn kiên cố bám trên núi. Trong đó, bức tường phía Tây Bắc dài 65 mét, cao 4 mét bao gồm cửa ra vào, cửa công, lỗ châu mai được xây bằng đá hộc miết mạch có độ vững chắc tuyệt đối.
Bức tường thành phủ đầy rêu phong.
Còn lại bức tường phía Đông dài 75 mét, gồm 15 lỗ châu mai và xây dựng với 7 cửa công. Kết cấu và cách thức xây dựng của bức tường này tương tự như bức tường Tây Bắc. Khi đến thăm Thành Nhà Mạc, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nét kiến trúc đặc biệt của công trình quân sự này.
Đến thăm Thành Nhà Mạc Lạng Sơn, bạn được chiêm ngưỡng một phong cảnh kỳ vĩ tuyệt đẹp.
Để có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của tòa thành, du khách cần vượt qua 100 bậc tam cấp nằm dọc sườn núi. Trước mắt bạn sẽ dần dần hiện ra một khung cảnh hào hùng của những ngọn núi, của bức tranh thiên nhiên hoang sơ miền núi Đông Bắc.
Du khách phải vượt qua hàng trăm bậc thang để lên được cổng thành.
Dừng chân lại trên những bậc tam cấp, bạn có thể nghe được làn gió mát mẻ, hít thở bầu không khí trong lành. Đâu đó bên tai là tiếng chim hót líu lo vang vọng, xoa dịu mọi căng thẳng trong tâm hồn.
Nhiều góc check in đẹp trên núi cho du khách sống ảo.
Đứng ở vị trí cao nhất nơi Thành Nhà Mạc Lạng Sơn, bạn có thể phóng tầm nhìn ra xa để chiêm ngưỡng thung lũng bên dưới, để nhìn ngắm những ngôi nhà lớn nhỏ đan xen nhau. Vây quanh khung cảnh ấy là những dãy núi cao thấp, tạo nên một khung cảnh trữ tình bình yên.
Thời gian đã in hằn vẻ đẹp xưa cũ lên hệ thống tường thành.
Cũng như Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa, Thành Nhà Mạc qua bao biến động của thời gian, lịch sử đã trở nên xưa cũ, cổ kính. Màu thời gian đầy hoài niệm phủ lên từng bức tường, từng vách đá. Chỉ cần tìm một góc nhỏ đứng vào là bạn đã có nhiều ảnh check in đẹp cùng với di tích lịch sử này.
Càng lên cao, bạn càng chiêm ngưỡng trọn vẹn bức tranh tuyệt đẹp của xứ Lạng.
Ngày nay, Thành Nhà Mạc là tòa thành cổ ở Lạng Sơn được nhiều du khách biết đến. Năm 1962, thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Sau quá trình trùng tu, tôn tạo năm 2010, tòa thành như được "sống lại" vẻ đẹp của quá khứ xa xưa. Mặc dù vậy, nét đẹp cổ kính, điêu tàn với đầy rêu phong vẫn là dấu ấn đặc biệt của công trình.
Kinh nghiệm khám phá Thành Nhà Mạc Lạng Sơn
Thành Nhà Mạc - một trong những điểm đến tiêu biểu ở Lạng Sơn trở thành tọa độ check in được nhiều bạn trẻ thích thú. Theo kinh nghiệm ăn chơi ở xứ Lạng mà nhiều du khách chia sẻ, khi đến đây tham quan, bạn cần chú ý đến cách ăn mặc.
Thiên nhiên nơi đây kỳ vĩ biết bao.
Vì địa thế nằm trên núi, phải di chuyển qua nhiều bậc thang nên bạn hãy mặc quần áo năng động, đi giày thể thao để tiện đi lại mà không gây đau chân. Nếu đến đây vào mùa đông, bạn nên mang theo áo ấm vì tiết trời xứ Lạng thường rất lạnh lẽo thời điểm cuối năm.
Bên dưới là thung lũng xinh đẹp, là những nếp nhà chen chúc.
Ngoài Thành Mạc, du khách còn có thể dành thời gian khám phá thêm nhiều điểm đến ở Lạng Sơn khác như đỉnh Mẫu Sơn, thung lũng Bắc Sơn, Ải Chi Lăng, Phố Kỳ Lừa... Đây đều là những danh lam thắng cảnh đẹp nức tiếng cửa Lạng Sơn xinh đẹp.
Hàng năm có nhiều du khách đến thăm Thành Nhà Mạc Lạng Sơn.
Đặc biệt, vào mùa thu, du khách còn có thể về Bắc Sơn chiêm ngưỡng mùa vàng đẹp như tranh. Chỉ cần leo lên đỉnh Nà Lay là bạn còn có thể thu trọn tầm mắt vẻ đẹp vàng rực của những thửa ruộng tốt tươi vào mùa lúa chín. Đây là một trải nghiệm rất đáng nhớ mà bạn không thể bỏ qua khi vi vu Lạng Sơn.
Về Lạng Sơn, nhất định bạn nên một lần đi thăm Thành Nhà Mạc.
Lạng Sơn là một trong những miền đất du lịch tuyệt đẹp của miền Đông Bắc nước ta. Vẻ đẹp của xứ Lạng kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hoang sơ và những công trình cổ kính vượt thời gian. Tiêu biểu là công trình quân sự Thành Nhà Mạc - nơi lưu giữ những dấu ấn vượt thời gian về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tất tần tật kinh nghiệm đi chợ đêm Kỳ Lừa - phiên chợ độc đáo của người Lạng Sơn Thật là thiếu sót lớn khi có dịp ghé thăm xứ Lạng mà "quên" chưa đi chợ đêm Kỳ Lừa - phiên chợ với hàng trăm năm tuổi diễn ra nhiều hoạt động mua bán sầm uất. Cùng khám phá xem phiên chợ nổi tiếng này ở Lạng Sơn có gì hấp dẫn đến vậy nhé. Chợ Kỳ Lừa ở đâu Lạng Sơn?...