Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào
Ngày 26/4, Trung tâm Giảm nhẹ Nguy cơ Địa chất và Núi lửa Indonesia (CVGHM) cho biết núi lửa Sinabung tại tỉnh Bắc Sumatra phun trào, tạo cột cột tro bụi cao 1.000 mét bao phủ phía trên đỉnh núi về phía Đông.
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Sinabung tại làng Tiga Pancur ở Karo, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 14/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo CVGHM, núi Sinabung phun trào vào lúc 1h55 sáng cùng ngày và kéo dài trong 175 giây. Trước đó, khoảng 1h45, núi lửa cũng phun cột tro bụi cao 500 mét trong 167 giây.
CVGHM yêu cầu ngừng các hoạt động tại những khu vực nằm trong bán kính 3 km từ núi lửa, đồng thời hối thúc người dân tránh xa những con sông bắt nguồn từ núi Sinabung. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà để tránh hít phải tro bụi từ núi lửa.
Núi lửa Sinabung gia tăng hoạt động kể từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 2/3, núi đã phun trào tro bụi cao tới khoảng 3 km lên bầu trời. Đây là lần phun trào mạnh nhất của ngọn núi này kể từ tháng 8/2020. Chính quyền tỉnh Bắc Sumatra đã ban bố cảnh báo núi lửa ở cấp độ cao thứ 2 trong thang cảnh báo.
Núi lửa Sinabung “thức giấc” trở lại lần đầu tiên năm 2010 sau 400 năm. Sau một giai đoạn ngưng hoạt động, núi lửa lại phun trào một lần nữa vào năm 2013 và vẫn tiếp tục hoạt động mạnh kể từ đó. Đợt phun trào năm 2014 làm 16 người thiệt mạng trong khi đã có 7 người thiệt mạng trong một đợt phun trào trong năm 2016.
Do nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực ẩn chứa nhiều bất ổn về các hoạt động địa chấn, Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất hoặc núi lửa phun trào. Ước tính Indonesia có gần 130 núi lửa vẫn đang hoạt động.
Động đất ở tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 14/4, một trận động đất có độ lớn 5,6 đã xảy ra ngoài khơi, cách huyện Tây Nias thuộc tỉnh Bắc Sumatra khoảng 140 km về phía Tây Nam.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết trận động đất trên diễn ra vào lúc 17h55 (giờ địa phương) ở độ sâu 10 km song không có khả năng gây ra sóng thần. Hiện vẫn chưa có các báo cáo về thiệt hại. Trong một bài đăng trên website chính thức của mình, BMKG cảnh báo khả năng xay ra các đợt dư chấn sau động đất.
Đây là trận động đất thứ hai được ghi nhận trong ngày 14/4 tại Indonesia. Trước đó, vào hồi 13h28, một trận động đất có độ lớn 5,1 ở ngoài khơi, cách huyện Bayah của tỉnh Banten 59 km về phía Tây Nam.
Indonesia nằm trên "Vành đai Lửa" Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất. Tháng 12/2004, một trận động đất có độ lớn 9,1 đã làm rung chuyển bờ biển Sumatra của Indonesia, gây ra sóng thần trên khắp Ấn Độ Dương và làm 220.000 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 170.000 người ở nước này.
Mới đây nhất, hôm 10/4, một trận động đất có độ lớn 6,0 xảy ra ngoài khơi thành phố Malang thuộc tỉnh Đông Java của nước này đã làm ít nhất 6 người thiệt mạng.
Núi lửa Indonesia phun dung nham đỏ rực Merapi, một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới, phun dung nham hôm nay, buộc chính quyền Indonesia yêu cầu người dân tránh xa. Núi lửa Merapi gần Yogyakarta, thủ phủ văn hóa trên đảo Java, đã phun trào gần 10 lần trong hai ngày qua, gây ra hàng trăm vụ động đất nhỏ, theo báo cáo của...