Núi lửa Sinabung của Indonesia phun trào
Núi lửa Sinabung của Indonesia đã phun trào vào thứ hai (10/8), tạo ra một cột khói cao tới 5.000 mét (16.400 feet) lên bầu trời và phủ một lớp tro bụi dày lên những ngôi làng quanh nó.
Hình ảnh núi lửa Sinabung phun trào vào ngày 10/8.
Armen Putra, một quan chức tại Trạm giám sát Sinabung trên đảo Sumatra, cho biết đất cát và tro bụi rơi xuống tích tụ dày tới 5 cm trên các ngôi làng đã bị bỏ hoang ở sườn núi lửa.
Xa hơn ở Berastagi, một địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Sumatra, cách miệng núi lửa khoảng 20 km (12,4 dặm), người đi đường phải bật đèn pha vào ban ngày vì tro bụi làm giảm tầm nhìn. Các video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy mọi người phải đeo mặt nạ khi ở ngoài trời.
Trung tâm Giảm nhẹ Mối nguy hiểm Địa chất và Núi lửa của Indonesia cho biết không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nào do vụ phun trào này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người dân được khuyên không nên tiến vào khu vực bán kính 5 km quanh miệng núi lửa và cần nhận thức được những nguy hiểm của dung nham, cơ quan này cho biết. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc đi lại bằng đường hàng không cho đến nay không bị ảnh hưởng bởi tro bụi.
Ngọn núi lửa Sinabung đã khiến khoảng 30.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và mất sinh kế trong vài năm qua.
Sinabung, một trong hai ngọn núi hiện đang phun trào ở Indonesia, đã không hoạt động trong 4 thế kỷ trước khi phát nổ vào năm 2010, khiến hai người thiệt mạng. Một vụ phun trào khác vào năm 2014 đã giết chết 16 người, trong khi bảy người chết trong một vụ phun trào năm 2016.
Sinabung là một trong số hơn 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, và là nơi dễ xảy ra các cơn địa chấn do nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương – một vòng cung núi lửa và đường đứt gãy bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Ngọn núi lửa này cũng được xếp vào danh sách những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới.
Indonesia: Núi lửa Merapi phun trào, tung khói bụi cao 6.000 m
Núi Merapi ở Indonesia đã phun trào hai lần hôm 21-6, tung những đám mây khói bụi cao đến 6.000 m lên bầu trời.
Núi Merapi, cao gần 3.000 m ở ranh giới tỉnh Trung Java và Đặc khu Yogyakarta, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động dữ dội nhất thế giới. Yogyakarta cũng là thủ đô văn hóa của Indonesia.
Hãng tin AFP dẫn thông báo của Cơ quan địa chất Indonesia cho biết hai vụ phun trào kéo dài khoảng bảy phút, khiến chính quyền địa phương ra lệnh cho cư dân tránh xa khu vực dài ba km quanh miệng núi lửa và đề phòng dung nham.
Núi lửa Merapi phun trào hai lần hôm 21-6. Ảnh: THE STRAITS TIMES/AFP
Cơ quan này chưa nâng cấp trạng thái cảnh báo của núi lửa sau hai vụ phun trào, nhưng họ khuyên các máy bay thương mại nên thận trọng trong khu vực. Tình trạng núi Merapi hiện đã ở mức cảnh báo thứ 3 kể từ khi nó bắt đầu phun trào trở lại hồi tháng 8 năm ngoái, theo hãng tin Bloomberg.
Truyền thông địa phương cho biết người dân ở các khu vực lân cận bao gồm Sleman và Klaten đã nghe thấy những tiếng động ầm ầm vào sáng 21-6.
Trước đó vào ngày 13-2, núi lửa Merapi phun trào trong gần hai phút, tung khói bui lên cao gần 2.000 m, đe dọa sự an toàn của người dân và khách du lịch tại những khu vực xung quanh núi lửa.
Vụ phun trào lớn cuối cùng của núi lửa Merapi vào năm 2010 đã làm thiệt mạng hơn 300 người và buộc phải sơ tán khoảng 280.000 cư dân khỏi các khu vực xung quanh.
Đó cũng là vụ phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ năm 1930, vốn đã giết chết khoảng 1.300 người, trong khi một vụ phun trào khác vào năm 1994 đã cướp đi khoảng 60 sinh mạng.
Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ và gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động.
Quốc gia quần đảo Đông Nam Á nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một vùng bất ổn địa chất rộng lớn, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo gây ra các trận động đất thường xuyên và hoạt động núi lửa nghiêm trọng.
Núi lửa Trung Quốc chực chờ thức giấc sau 500.000 năm Một ngọn núi lửa ở Trung Quốc tưởng chừng đã ngủ yên nay lại đang chực chờ thức giấc. Theo một nhóm các nhà địa vật lý, một ngọn núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc có thể đang tích tụ một lượng lớn dung nham bên trong nó và chuẩn bị cho một đợt phun trào mới, theo báo South China...