Núi lửa Semeru ở Indonesia tiếp tục phun trào
Núi lửa Semeru ở Indonesia tiếp tục phun trào, gây khó khăn cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn trong ngày 6/12 khi số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa này hiện đã lên tới 22 người và còn 27 người mất tích.
Núi lửa Semeru nhả khói phun nham thạch tại Lumajang, Đông Java, Indonesia, ngày 4/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Do núi lửa vẫn hoạt động, nhiều đội cứu hộ buộc phải rút khỏi một số khu vực. Những hình ảnh chụp từ trên không cho thấy nhiều đường phố ngập tro núi lửa và bùn. Lực lượng cứu hộ vẫn tìm cách đào xuyên qua các lớp bùn để tìm kiếm người sống sót và thi thể người gặp nạn. Tuy nhiên, công tác cứu nạn ngày càng khó khăn hơn khi các lớp bùn bắt đầu nguội đi và khô cứng.
Hiện giới chức Indonesia đã khuyến cáo người dân tránh xa khu vực miệng núi lửa phạm vi 5 km do không khí quanh khu vực này đang ô nhiễm nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương. Theo cơ quan địa chất học Indonesia, tro bụi từ miệng núi lửa Semeru bay xa tới 4 km sau khi núi lửa này phun trào vào ngày 4/12.
Hội Chữ thập Đỏ Indonesia đã huy động xe cứu thương, các đơn vị y tế và các dịch vụ khẩn cấp khác tới khu vực bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Núi lửa Semeru, cao hơn 3.600 m, là một trong gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Núi lửa này đã từng phun trào vào tháng 1 năm nay, không gây thương vong song khiến hàng nghìn người cũng đã phải sơ tán.
Indonesia nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra phun trào, gây lở đất ngầm dưới nước và sóng thần khiến trên 400 người thiệt mạng.
Núi lửa Indonesia phun trào dữ dội, một người chết và hàng chục người bị thương
Núi lửa Semeru ở Đông Java của Indonesia đã phun trào vào ngày 4.12, làm người dân phải sơ tán sau khi một cây cầu bị phá hủy và hàng loạt ngôi nhà bị chôn vùi dưới tro bụi.
Núi lửa Semeru ở Đông Java của Indonesia đã phun trào ngày 4.12, làm bầu trời bị bao phủ trong một lớp tro bụi và hàng ngàn người dân gần đó phải di tản.
Reuters dẫn lời ông Indah Masdar, Phó chánh văn phòng quận Lumajang, cho biết một người thiệt mạng và 41 người bị bỏng do núi lửa phun trào.
Lực lượng cứu hộ đã sơ tán cư dân địa phương trong khi dung nham tràn đến các ngôi làng gần đó và phá hủy một cây cầu ở khu Lumajang, Đông Java.
"Một số khu vực trở nên tối đen sau khi bị bao phủ bởi tro núi lửa. Chúng tôi đang dựng nơi trú ẩn cho người dân tại một số địa điểm ở Lumajang", người phát ngôn Abdul Muhari của của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai (BNPB) cho biết.
Núi lửa Semeru ở Đông Java của Indonesia phun trào ngày 4.12. Ảnh AFP
Đoạn video do BNPB công bố cho thấy người dân địa phương, bao gồm nhiều trẻ em, đã bỏ chạy và la hét trong hoảng loạn khi khói phủ kín trời. Ông Muhari cho biết núi lửa được phát hiện phun trào vào khoảng 15 giờ chiều (giờ địa phương).
Sau vụ phun trào, chính quyền địa phương đã thiết lập một vùng cấm với bán kính 5 km xung quanh miệng núi lửa.
Kể từ đợt phun trào lớn trước đó vào tháng 12.2020 khiến hàng ngàn người phải bỏ chạy và nhiều ngôi nhà bị chôn vùi, núi lửa Semeru vẫn được đặt trong tình trạng cảnh báo ở mức cao.
Indonesia nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va vào nhau, tạo ra các hoạt động địa chấn và phun trào núi lửa với tần suất dày đặc. Indonesia hiện có gần 130 núi lửa đang hoạt động.
Vào cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra đã phun trào, gây ra trận lở đất dưới biển và sóng thần khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Ít nhất 13 người thiệt mạng do núi lửa phun trào tại Indonesia Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) ngày 5/12 cho biết ít nhất 13 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương sau khi núi lửa Semeru trên đảo Java của Indonesia phun trào trở lại. Núi lửa Semeru nhả khói phun nham thạch tại Lumajang, Đông Java, Indonesia, ngày 4/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Trước đó 1 ngày, núi lửa Semeru - ngọn...