Núi lửa R’Chai phủ vàng sắc dã quỳ
Thời điểm này, khi đến huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, du khách sẽ có dịp ngắm ‘ ruộng bậc thang’ dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ tại núi lửa đôi R’Chai.
Thuộc xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, núi lửa đôi R’Chai những ngày này được phủ bởi sắc vàng hoa dã quỳ, tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Khung cảnh hoa dã quỳ “nhuộm vàng” sườn núi R’Chai được anh Nguyễn Thanh Tuấn, quê ở Trà Vinh, ghi lại vào ngày 14-11. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
R’Chai là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người K’Ho Cil ở Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Theo ngôn ngữ của đồng bào địa phương, tên gọi R’Chai mang ý nghĩa là “núi đôi”. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Video đang HOT
Những vườn rau, nương rẫy của người dân dưới chân núi cùng sắc vàng dã quỳ tạo nên bức tranh đa sắc. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Vạt hoa dã quỳ phủ khắp từ đỉnh đến chân núi lửa R’Chai, trải dài trên các bờ rẫy, tạo nên hình ảnh như những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Toàn cảnh “núi đôi” R’Chai với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Dã quỳ thuộc họ cúc, thường mọc ven đường và sườn đồi núi. Khi nở, hoa có màu vàng rực rỡ. Mùa hoa thường bắt đầu từ cuối tháng 10 và kéo dài đến cuối tháng 11 mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn
Lan man dã quỳ...
Hoa dã quỳ đang bung nở khắp nơi, tạo nên những mảng màu vàng rực dưới ánh nắng trong veo đầu đông.
Dân cư mạng đã điểm, suốt dọc dài đất nước Việt Nam, từ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Tam Đảo, Ba Vì, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng... đang xôn xao bởi dã quỳ về rồi...
Những cung đường thu hút du khách mùa dã quỳ
Không có kiểm chứng, nhưng người ta cho rằng, dã quỳ với các tên gọi khác là cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe... được người Pháp đưa về trồng quanh các biệt thự ở Ba Vì và đồn điền ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ 20. Cũng chẳng biết tự bao giờ, vẻ đẹp hoang dại của hoa dã quỳ cứ sinh sôi, phát tán mà chẳng đòi được chăm sóc, vun trồng...
Tuy nhiên, dã quỳ vùng Tây Nguyên dường như ấn tượng và thu hút hơn cả, cho nên Gia Lai nhiều năm nay đã tổ chức thường niên Tuần lễ hoa dã quỳ ở vùng núi lửa đẹp nhất thế giới Chư Đăng Ya... Dù vậy, Lâm Đồng vẫn là nơi hấp dẫn du khách mỗi mùa hoa dã quỳ, bởi những không gian dã quỳ tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc mê ly, ngây ngất...
Dã quỳ là loài hoa biểu tượng của tình yêu giản dị, bền bỉ và thủy chung
Đó là bởi, ở Lâm Đồng, dã quỳ không chỉ mọc thành vạt dưới tán rừng thông, thành rừng bên các sườn đồi, hay trải dài hai bên nhiều tuyến đường...; mà còn là bờ hoa, ngăn cách giữa những mảnh vườn, là hàng rào cho những ngôi nhà đơn sơ vùng ngoại ô, có khi là bất chợt rung rinh bên gốc thông già...
Để rồi, mỗi năm mùa hoa nở, du khách lại đổ về, làm rộn rã những vùng đất nông nghiệp ở Tu Tra, Hiệp An, Tà Nung... Để rồi, người nông dân dường như cũng hòa vào niềm vui theo bước chân du khách mà không nỡ phát dọn, khiến cho dã quỳ có cơ hội phủ vàng sát đất, hoặc theo gió bay lên cao, để mỗi năm vùng hoa vàng lại rộng hơn, xa hơn...
Du khách trong vườn hoa layơn được bao bọc bởi dã quỳ
Khác với những người trẻ, đi theo dã quỳ vì vui với cảnh đẹp, vì đam mê khám phá những địa danh, hoặc đơn giản là yêu thích màu hoa vàng...; những người lớn tuổ.i (chừng 40 - 50 trở lên), có những năm tháng tuổ.i thơ ở Lâm Đồng, thì dã quỳ nở lại là một miền ký ức về một thời gian khó, bởi nỗi nhớ khắc khoải cùng cái se se lạnh giữa khúc nắng khúc mưa của trời đất giao mùa!
Dã quỳ vàng in lên nền trời của mây và núi
Những thế hệ sinh ra trước 1975 thì tuổ.i thơ chẳng gì chơi ngoài thiên nhiên với cây cỏ... Cho nên, ngày bé, mùa dã quỳ nở là mùa vui, vì có nhiều thứ để chơi hơn! Đó là làm những chiếc xe đẩy với bánh xe là những cái bông quỳ dày và khỏe; hoặc những trận đá quỳ từ những bông nở trước, có độ dai, bền... Những c.ô b.é điệu đàng hơn thì được cha mẹ làm cho cái vòng hoa vàng bẽn lẽn đội trên đầu... Lớn hơn xíu thì không thích chơi và không dám điệu, nhưng hiếm có chàng trai - cô gái nào lại thờ ơ với cái màu vàng miên man đến ngẩn ngơ này...
Núi Rchai mùa dã quỳ
Rồi, khi sắc hoa vàng rực rỡ ấy lan tràn khắp nơi, nhà nào cũng có, thì kiểu gì bọn trẻ con ham chơi cũng húng hắng ho vì hít nhiều phấn hoa; hoặc mụn ghẻ vì trời lạnh mà lười... tắm. Thế là, bà hay mẹ sẽ cắt một nắm lá dã quỳ nấu lên tắm hằng ngày. Cái mùi hăng hắc và vị đắng của lá quỳ rất nhanh sẽ làm cho không còn cái mụn mới nào mọc được nữa...
Bên rừng dã quỳ Núi Voi
Nhiều người thích mùa hoa dã quỳ còn bởi đây là loài hoa dân dã, hoang dại, nhưng màu sắc tươi sáng, sang trọng... Và, ẩn sâu trong đó là hình bóng của những miền quê bình yên và xinh đẹp!
Dã quỳ phủ vàng núi lửa Chư Đăng Ya Những tháng cuối năm, hoa dã quỳ nở vàng trên triền núi Chư Đăng Ya, tạo nên cảnh sắc rực rỡ, thu hút du khách tìm đến khám phá, check-in. Thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, núi lửa Chư Đăng Ya cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 25km và cách điểm du lịch Biển Hồ...