Núi lửa phun trào sau động đất độ lớn 7,0 tại Nga
Núi lửa Shiveluch của Nga đã phun trào sau trận động đất độ lớn 7,0 xảy ra ngoài khơi bờ biển phía Đông của đất nước.
Núi lửa Shiveluch của Nga. Ảnh: TASS
Hãng TASS (Nga) sáng 18/8 đưa tin: “Theo đánh giá trực quan, cột tro bụi bốc cao tới 8 km so với mực nước biển”. TASS đồng thời cho biết chưa có thông tin về người bị thương trong vụ phun trào.
Các nhà khoa học Viện Núi lửa và Địa chấn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga xác nhận với hãng TASS: “Núi lửa Shiveluch đã bắt đầu phun trào. Núi lửa cũng đã phun ra dòng dung nham.
Bộ phận báo chí của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga tại Kamchatka cho biết vụ phun trào không ảnh hưởng đến cuộc sống thườngnhật của người dân địa phương. Cơ quan này cũng cảnh báo rằng vụ phun trào vẫn tiếp tục và các cột tro bụi có thể bốc cao tới 10 km so với mực nước biển.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc (CENC), một trận động đất độ lớn 7,0 đã làm rung chuyển vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông Kamchatka, Nga sáng 18/8, ở độ sâu 50 km.
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Quốc gia Mỹ nhận định có nguy cơ sóng thần từ trận động đất này. Tuy nhiên, chi nhánh Kamchatka của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga thông báo rằng không rủi ro sóng thần. Các dư chấn được ghi nhận từ trận động đất có độ lớn từ 3,9 đến 5,0. Cơ quan này còn nhận định: “Hầu hết các dư chấn đều không thể cảm nhận được”.
TASS khẳng định hông có thiệt hại lớn nào ghi nhận sau trận động đất. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra các tòa nhà để đánh giá khả năng bị hư hại, đặc biệt là các cơ sở xã hội.
Núi lửa Shiveluch nằm cách thành phố Petropavlovsk-Kamchatsky khoảng 450 km. Petropavlovsk-Kamchatsky là thành phố ven biển với dân số khoảng 181.000 người, ở Kamchatka phía Đông của Nga.
Shiveluch là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất ở Kamchatka với chiều cao 3.283 m.
Cận cảnh dòng dung nham khi núi lửa ở Iceland phun trào dữ dội
Hình ảnh ghi nhận từ hiện trường cho thấy những vệt dung nham nóng chảy dọc theo sườn đồi sau khi núi lửa phun trào tại Iceland ngày 19/12.
Hãng Reuters đưa tin, rạng sáng 19/12 theo giờ Việt Nam, một vụ núi lửa phun trào đã xảy ra ở phía Tây Nam Iceland, phun ra dung nham và khói trên diện rộng sau nhiều tuần hoạt động động đất dữ dội trước đó. Vì lo ngại vụ phun trào trên bán đảo Reykjanes, chính quyền nước này đã sơ tán gần 4000 cư dân của thị trấn chài Grindavik và đóng cửa khu địa nhiệt Đầm Xanh (Blue Lagoon) - điểm đến thu hút khách du lịch gần đó từ tháng trước.
Văn phòng khí tượng Iceland thông báo trên trang web chính thức, vụ phun trào bắt đầu xảy ra cách thị trấn 3km và vài vết nứt kéo dài về phía ngôi làng nằm cách thủ đô Reykjavik của Iceland khoảng hơn 40 km.
Đoạn phim cận cảnh cho thấy dung nham nóng chảy phun trào từ các vết nứt trên mặt đất, tạo nên những vùng sáng màu cam tương phản rõ rệt với bầu trời đêm tối.
Vết nứt trên mặt đất dài khoảng 3,5 km và nhanh chóng lan rộng. Ảnh: Reuters
Bầu trời đêm chuyển thành màu cam nhìn thấy rõ từ thủ đô Reykjavik. Ảnh: AP
Hố sụt trên đường do hoạt động núi lửa ở Grindavik (Iceland) khiến người dân phải sơ tán hồi tháng 11. Ảnh: Reuters
Văn phòng khí tượng cũng cho biết có khoảng 100 đến 200 mét khối dung nham xuất hiện mỗi giây, gấp nhiều lần so với những vụ phun trào trước đây trong khu vực.
Phía cảnh sát địa phương cho hay đã nâng mức cảnh báo do dịch bệnh bùng phát và lực lượng phòng vệ dân sự của nước này cũng cảnh báo người dân không nên tiếp cận khu vực khi nhân viên cứu hộ đang thực hiện công tác.
Nằm giữa mảng kiến tạo Á-Âu và Bắc Mỹ - một trong những mảng kiến tạo lớn nhất hành tinh, Iceland là điểm nóng xảy ra địa chấn và núi lửa khi hai mảng kiến tạo di chuyển theo hướng ngược nhau. Bán đảo Reykjanes trong những năm gần đây cũng đã chứng kiến một số vụ phun trào ở những khu vực không có dân cư.
Ngọn núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới bắt đầu phun trào Ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới - Mauna Loa trên đảo Hawaii (Mỹ) - bắt đầu phun trào từ tối 27/11 (giờ địa phương), nhấn chìm cả một vùng rộng lớn lân cận trong tro bụi. Nham thạch chảy ra từ đỉnh núi Mauna Loa tháng 4/1984. Ảnh: AP Dẫn thông báo từ các nhà chức trách, hãng tin...