Núi lửa phun trào gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng trái đất
Đợt phun trào núi lửa dữ dội trong lòng nam Thái Bình Dương thuộc quần đảo Tonga vào năm ngoái đã gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng trái đất, theo Đài Fox News hôm 23.5.
Thời khắc núi lửa phun vào ngày 15.1.2022. Ảnh NASA/NOAA/NESDIS
Ngày 15.1.2022, núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha’apai bên trong lòng biển bùng phát dữ dội. Vụ phun trào đã tạo nên cột khói bụi cao đến 57 km, và kích hoạt sóng thần đến tận vùng Caribbean.
Theo tính toán, hoạt động của núi lửa ở Tonga đã tạo nên vụ nổ tự nhiên mạnh nhất trong hơn 1 thế kỷ, có thể so sánh với uy lực của quả bom nguyên tử lớn nhất mà Mỹ từng sở hữu.
Kể từ đó, đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng dữ liệu thu thập từ các trạm mặt đất và mạng lưới vệ tinh để quan sát sóng áp suất không khí hình thành từ vụ phun trào này.
Kết quả cho thấy hoạt động của núi lửa đã tạo ra cái gọi là “bong bóng plasma xích đạo”, chỉ một hố sâu xuất hiện ở tầng điện ly bên trên đường xích đạo. Đây là “hung thủ” gây nên sự gián đoạn nghiêm trọng đối với liên lạc vệ tinh.
Bong bóng plasma xích đạo (EPB) được xác định có thể làm chậm quá trình truyền đi của sóng vô tuyến cũng như đe dọa hoạt động của GPS.
Cột khói bụi khổng lồ xuất hiện bên trên núi lửa. Ảnh MAXAR TECHNOLOGIES
Trong thông cáo báo chí về kết quả nghiên cứu, Đại học Nagoya (Nhật Bản) cho biết khu vực của tầng điện ly tập trung nhiều hạt ion hóa nhất là vùng F, ở độ cao cách mặt đất từ 150 đến 800 km. Khu vực này đóng vai trò then chốt trong hoạt động của truyền thông vô tuyến đường dài.
Khi núi lửa phun, các bong bóng plasma xích đạo hình thành và trải rộng trên không gian ở độ cao ít nhất 2.000 km, tức xảy ra ở quy mô lớn hơn nhiều lần so với dự đoán trước đó của các mô hình trên máy tính về hiện tượng này.
Phát hiện mới có thể cho phép các nhà khoa học dự báo sự xuất hiện của các EPB liên quan đến núi lửa phun trào và những sự kiện khác trên bề mặt địa cầu. Dù không thể ngăn chúng phát sinh, các chuyên gia hy vọng có thể đưa ra cảnh báo sớm đối với hoạt động hàng không, tàu bè, để tránh đi qua khu vực đang hình thành bong bóng plasma xích đạo.
Nỗ lực nghiên cứu trong tương lai còn có thể giúp các nhà khoa học trái đất tìm hiểu ảnh hưởng của các núi lửa thuộc những thế giới khác.
Chẳng hạn, sao Kim đang bị bao phủ bởi những đám mây dày, vì thế khó xác định liệu các núi lửa có hoạt động trên bề mặt hành tinh hay không. Nhờ vào nghiên cứu mới, điều này có thể biết được nhờ vào sự đo đạc bong bóng plasma xích đạo.
Núi lửa phun trào khiến hàng nghìn người Philippines phải sơ tán
Ngày 26/3, hàng nghìn người Philippines đã phải rời khỏi nhà sau khi một ngọn núi nửa phun trào khiến tro bụi bốc lên hàng trăm mét.
Núi lửa Taal phun trào sáng 26/3. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin núi lửa Taal đã phun trào vào 7 giờ 22 phút sáng 26/3 (giờ địa phương).
Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines cảnh báo có khả năng Taal sẽ tiếp tục phun trào, gây ra nhiều nguy hiểm như các dòng khí, tro di chuyển nhanh và cả sóng thần.
Người dân tại 5 khu vực nông nghiệp và đánh bắt cá gần núi lửa Taal đã nhận thông tin sơ tán. Giới chức địa phương cho biết có trên 12.000 người sống trong khu vực nhiều rủi ro nhất.
Dưới đây là video về núi lửa Taal phun trào do hãng thông tấn AFP (Pháp) thực hiện.
Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines cho biết vụ phun trào ban đầu đã tạo ra cột khói bụi bốc cao 1.500m, khiến họ phải nâng mức cảnh báo từ 2 lên 3 trên thang từ 0 đến 5.
Giám đốc Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines, ông Renato Solidum đánh giá lần hoạt động này của núi lửa Taal yếu hơn so với tháng 1/2020. Khi đó, ngọn núi lửa này tạo ra tro bụi bốc lên cao tới 15km và phun dung nham nóng đỏ, phá hủy nhiều ngôi nhà, giết chết gia súc và khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán.
Vì sao Mỹ đăng ảnh bom 'khủng' rồi xóa ngay? Trong một lần hiếm hoi, quân đội Mỹ mới đây công bố các bức ảnh của loại bom "khủng" chuyên dùng phá boongke, nhưng ngay lập tức xóa đi. Hôm 2.5, quân đội Mỹ đăng những bức ảnh hiếm hoi của GBU-57, còn gọi là Bom xuyên phá lớn (MOP), trên trang Facebook của Căn cứ không quân Whiteman tại bang Missouri. Căn...