Núi lửa phun trào chết người, cột tro bụi cao tới 10 km
Giới chức cho hay núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia đã phun trào nhiều lần hôm nay 8.11, tạo ra cột tro bụi cao tới 10 km.
Vụ núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào trên đảo Flores thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia đã làm hư hại hơn 2.000 ngôi nhà và khiến hàng ngàn người phải sơ tán, theo Reuters hôm nay.
Ông Hadi Wijaya, giám đốc cơ quan núi lửa của Indonesia, cho hay một vụ phun trào hôm nay đã tạo ra cột tro bụi cao tới 8-10 km.
Núi lửa phun trào ở Indonesia, người dân đổ đi sơ tán
Vụ núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào hôm nay đã tạo ra cột tro bụi cao nhất kể từ vụ phun trào đầu tiên hôm 3.11, theo phát ngôn viên Abdul Muhari của cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia.
Ngoài ra, viên chức Heronimus Lamawuran trên đảo Flores cho hay khoảng 6.000 trong số hơn 16.000 người sống ở những khu vực gần núi lửa nhất đã được sơ tán đến những ngôi làng khác.
Người dân theo dõi vụ phun trào của núi lửa Lewotobi Laki Laki từ làng Eputobi ở Đông Nusa Tenggara (Indonesia) ngày 8.11. ẢNH: AFP
Phát ngôn viên Abdul khẳng định nguồn cung cấp thực phẩm và khẩu trang cho những người sơ tán tại một số điểm sơ tán là đủ và tình hình đang được kiểm soát.
Trước đó, Reuters đưa tin vụ núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào hôm 3.11 đã khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và nhiều ngôi làng lân cận phải sơ tán.
Indonesia nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, một khu vực có hoạt động địa chấn mạnh trên đỉnh của nhiều mảng kiến tạo và thường ghi nhận các vụ phun trào núi lửa, với một số trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hồi tháng 5, lũ quét và dung nham lạnh (hỗn hợp của các vật chất núi lửa, cùng với đá cuội, chảy xuống từ sườn núi lửa khi có mưa) xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa Marapi ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia, khiến hơn 60 người thiệt mạng.
Philippines: Núi lửa Kanlaon phun trào cột tro bụi cao 5 km
Viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines (PIVS) cho biết tối 3/6, núi lửa Kanlaon ở miền Trung nước này đã phun trào và tạo ra một cột tro bụi cao tới 5 km.
Theo PIVS, vụ phun trào xảy ra lúc 18h51 và kéo dài 6 phút, từ đó nhanh chóng hình thành cột tro bụi cao 5 km so với miệng núi lửa và các dòng nham thạch trào ra, trút xuống sườn phía Nam và Đông Nam từ 2-3 km. PIVS đã nâng cảnh báo từ mức 1 lên mức 2 do "tình hình bất ổn ngày càng tăng" của núi lửa. Điều này đồng nghĩa tình trạng hiện tại có thể dẫn tới những vụ nổ núi lửa hoặc thậm chí xảy ra trước vụ phun trào magma nguy hiểm.
PIVS lưu ý rằng các cộng đồng ở sườn phía Tây của núi lửa đã ghi nhận lượng tro bụi lớn và mùi lưu huỳnh khó chịu tại đây. Viện này khuyến cáo người dân thận trọng, tránh xa khu vực nguy hiểm trong vòng bán kính 4 km do có nguy cơ xảy ra các vụ nổ bất ngờ gây lở đất đá; đồng thời khuyến cáo các phi công tránh bay gần đỉnh núi do tro bụi đe dọa an toàn hàng không.
Núi lửa Kanlaon nằm giữa các tỉnh Negros Oriental và Negros Occidental. Đây là ngọn núi cao nhất trên đảo Negros, với độ cao 2.465m so với mực nước biển. Núi lửa dạng tầng đang hoạt động này phun trào lần gần nhất vào tháng 12/2017.
Hàng nghìn người sơ tán do núi lửa ở Indonesia phun trào Ngày 2/1, giới chức Indonesia cho biết trên 2.000 người dân sinh sống trong khu vực xung núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phải sơ tán đến nơi trú tạm thời trong bối cảnh nủi lửa này gia tăng hoạt động. Theo Trung tâm giảm thiểu nguy cơ núi lửa và địa chất (PVMBG), núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã...