Núi lửa Nhật Bản thức giấc, phun khói độc cao 1.700 mét
Núi lửa Shinmoedak ở Nhật Bản lần đầu phun trào sau 6 năm, tạo ra cột khói độc hại cao 1.700 mét và phủ kín nhiều thành phố trong tro bụi.
Theo Daily Mail, khói độc và tro bụi tỏa ra từ núi lửa Shinmoedak ở khu vực phía tây nam tỉnh Miyazaki, Nhật Bản.
Học sinh đi học gần khu vực núi lửa phải đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang. Cư dân địa phương mô tả nghe thấy nhiều tiếng nổi, trong khi tro bụi rơi xuống mái nhà, phủ kín 4 thành phố lân cận.
Núi lửa Nhật Bản phun tro bụi tạo thành cột khói cao 1.700 mét.
Truyền thông Nhật Bản cho biết, ngọn núi lửa nằm giữa hai tỉnh Kagoshima và Miyazaki bắt đầu phun khói độc vào ngày 11.10, sau 6 năm.
Hôm 12.10, núi lửa tạo cột khói cao tới 1.700 mét, theo nguồn tin từ cơ quan khí tượng học Nhật Bản.
Cảnh báo núi lửa đã gia tăng lên mức 3 trên 5 trong khu vực. Mức 3 cảnh báo người dân không được đến gần núi lửa trong thời điểm này.
Video đang HOT
Học sinh Nhật Bản sống trong phạm vi hoạt động của núi lửa đến trường với khẩu trang và mũ bảo hiểm.
Dòng chảy nham thạch, bao gồm khí gas nóng và vật chất phun ra ngoài từ miệng núi lửa có thể lan tỏa trong khu vực rộng 2km.
Tro bụi vẫn bao trùm quanh các thành phố Nhật Bản trong ngày 13.10. Những nơi đối mặt với tình trạng tồi tệ còn phụ thuộc vào hướng gió và tầm cao.
Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo núi lửa lên cấp 3 ở tỉnh Miyazaki.
Nhật Bản là nước nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, một khu vực địa chấn hoạt động mạnh, nơi động đất và núi lửa thường xuyên xảy ra.
Người dân Indonesia và Vanuatu nằm trong vành đai lửa thời gian qua cũng đã phải sơ tán.
Theo Danviet
"Núi lửa của Chúa" sắp chôn vùi tài sản vô giá con người?
Ngọn núi lửa nổi tiếng ở Tanzania, Đông Phi được cho là có thể thức giấc bất cứ lúc nào, xóa sổ các di tích lịch sử có niên đại hàng triệu năm ở khu vực xung quanh.
Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, nghiên cứu mới chỉ ra rằng, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai cao 2.331 mét ở Tanzania có thể thức giấc "bất kỳ giây phút nào".
Nếu như núi lửa Đông Phi phát nổ, các nhà khoa học lo ngại cột khói đen và tro bụi bay lên bầu trời có thể tạo ra thiệt hại không thể khắc phục đối với các di tích lịch sử.
Giới chuyên gia cũng lo ngại về các mảnh vỡ rơi xuống xung quanh khi núi lửa phun trào, xóa sổ dấu chân người từ cách đây 3,6 triệu năm trước.
Ol Doinyo Lengai hay còn gọi là "núi lửa của Chúa" chỉ cách hồ Natron, gần ngôi làng Engare Sero khoảng 112km. Đây là nơi lưu giữ 400 dấu chân của con người, có niên đại cách đây 19.000 năm.
Trả lời trên National Geographic, Tiến sĩ Sarah Stamps, nhà vật địa vật lý người Mỹ nói núi lửa phun trào sẽ xóa sổ các di tích lịch sử mãi mãi.
Nhóm nghiên cứu này đã theo dõi núi lửa từ năm 2016 và lo ngại rằng nó đã sẵn sàng phun trào. Các hoạt động địa chất gần đây khiến các nhà khoa học tin rằng, núi lửa có thể thức giấc "ngay lập tức".
Núi lửa Ol Doinyo Lengai ở Tanzania, Đông Phi.
"Ngay lập tức có nghĩa là trong một giây phút tới, một tuần, một tháng hoặc một năm tới", Tiến sĩ Stamps nói. "Chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng của tro bụi, động đất và thậm chí là cả vết nứt trên đỉnh núi lửa ở phía tây".
Cynthia Liutkus-Pierce, nhà địa chất học ở Đại học bang Appalachian, North Carolina, Mỹ cũng đồng tình: "Tro bụi lan tỏa khi núi lửa phun trào sẽ xóa sổ các di tích lịch sử ở xung quanh. Đó là mối lo ngại nhất đối với khu vực này".
Hồi đầu năm nay, núi lửa Campi Flegrei ở Naples, Italia cũng được cho là sẵn sàng phun trào, khiến nửa triệu người gặp thảm họa.
Núi lửa Yellowstone ở Mỹ, một trong số những "quả bom hẹn giờ" đáng sợ nhất Trái đất tháng trước cũng trải qua hàng trăm trận động đất bất thường.
Theo Danviet
Siêu núi lửa mạnh nhất thế giới sắp gây ra kỷ băng hà? Siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào, đe dọa sự sống trên Trái đất bởi hàng ngàn mét khối dung nham nóng chảy, các chuyên gia Anh nhận định. Siêu núi lửa Yellowstone được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất. Theo Daily Star, siêu núi...