Núi lửa lớn nhất thế giới tại Hawaii bình yên trở lại sau đợt phun trào nhiều tuần lễ
Núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa tại đảo Hawaii (Mỹ) đã bình yên trở lại sau một đợt phun trào kéo dài nhiều tuần lễ.
Núi lửa Mauna Loa tại đảo Hawaii (Mỹ) ngừng phun trào, ngày 12/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là đợt phun trào đầu tiên trong gần 4 thập kỷ qua. Theo các nhà khoa học, Mauna Loa đã phun ra dòng nham thạch cao 60m lên không trung, và tạo ra dòng kim loại chảy tràn xuống sườn núi, thu hút khách du lịch cũng như các chuyên gia về núi lửa đến chiêm ngưỡng.
Những vết nứt lớn trên miệng núi đã nhả ra hàng tấn khí, làm bắn ra những mảnh vụn thủy tinh núi lửa, còn được gọi là Tóc Pele. Nhưng ngày 13/12, các chuyên gia tại Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ (USGS) cho biết cảnh tượng này đã kết thúc.
Video đang HOT
Tuyên bố của USGS nêu rõ: “Dòng nham thạch chảy qua vết nứt 3 trên Vùng Nứt Đông Bắc đã dừng lại vào ngày 10/12 và lượng khí SO2 thoát ra đã giảm xuống mức tương đương trước đợt phun trào này”. Tuyên bố khẳng định: “Các cơn địa chấn núi lửa gắn với đợt phun trào này đã kết thúc”.
Tuy nhiên, vẫn có thể nhìn thấy dòng nham nóng, dày, chảy ra từ vết nứt trong vài tuần tới. Mặc dù vậy, USGS dự báo hoạt động phun trào sẽ không trở lại.
Mauna Loa còn có nghĩa là Dãy núi dài, là núi lửa lớn nhất thế giới, có chiều dài lớn hơn phần còn lại của các đảo ở Hawaii cộng lại. Các sườn núi trải dài nhiều dặm xuống đáy đại dương. Từ chân lên đỉnh núi dài 11 dặm.
Là 1 trong 6 núi lửa đang hoạt động trên quần đảo Hawaii, núi Mauna Loa đã phun trào 33 lần từ năm 1843. Trước đợt phun trào năm nay, lần gần đây nhất là vào năm 1984, kéo dài 22 ngày.
Kilauea, một ngọn núi lửa khác ở sườn Đông Nam của Mauna Loa, đã phun trào gần như liên tục trong giai đoạn 1983 – 2019. Trong nhiều tháng nay, núi lửa này cũng diễn ra một đợt phun trào nhỏ.
Núi lửa Fuego ở Guatemala phun trào, cột tro bụi cao đến 2 km
Fuego - một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở khu vực Trung Mỹ đã hoạt động trở lại vào cuối tuần qua, phun ra dòng dung nham nóng và cột tro bụi cao đến 2km.
Giới chức Guatemala phải đóng cửa sân bay lớn nhất nước này trong thời gian ngắn trước khi hoạt động của núi lửa giảm bớt vào ngày 11/12.
Núi lửa Fuego phun dung nham ngày 11/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tiếng Tây Ban Nha, Fuego có nghĩa là "lửa" bắt đầu hoạt động trở lại từ đêm 10/12 sang ngày 11/12. Gió đã thổi tro bụi phun ra từ núi lửa về phía thủ đô Guatemala City cách đó 35 km khiến sân bay quốc tế La Aurora (cách thủ đô 6 km về phía Nam) phải đóng cửa tạm thời vào giữa buổi sáng 11/12 với lý do có tro bụi gần đường băng. Ít nhất 2 chuyến bay đến sân bay La Aurora đã phải chuyển hướng trước khi sân bay mở cửa trở lại vào giữa trưa cùng ngày khi gió đổi hướng và cuốn tro bụi khỏi khu vực này.
Ngoài ra, nhà chức trách Guatemala cũng đóng cửa tuyến đường nối với miền Trung và miền Nam nước này để đề phòng rủi ro. Sau đó, tuyến đường này đã được mở cửa trở lại vào chiều 11/12 khi hoạt động của núi lửa giảm bớt.
Núi lửa Fuego phun trào trung bình 4 - 5 năm một lần. Vụ phun trào năm 2018 đã tạo ra những dòng dung nham đỏ rực chảy xuống sườn núi, phá hủy làng San Miguel Los Lotes, khiến 215 người thiệt mạng và số người mất tích tương tự. Do đó, nhà chức trách Guatemala cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ đợt phun trào mới nhất này của núi lửa Fuego nhưng chưa có lệnh sơ tán người dân.
Chiều 11/12, Viện nghiên cứu núi lửa Guatemala cho biết hoạt động của núi lửa hiện đã giảm bớt, không còn phun ra các dòng nham thạch hay cột tro bụi. Theo một chuyên gia tại viện nghiên cứu trên, sau vài giờ "tương đối yên tĩnh, hoạt động phun trào này có thể được coi là kết thúc".
Tại Guatemala còn có 2 núi lửa đang hoạt động khác gồm Santiaguito ở miền Tây và Pacaya ở miền Nam.
Ở khu vực Trung Mỹ có hơn 100 núi lửa, trong đó phần lớn là các điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, mặc dù đôi khi hoạt động của chúng gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Indonesia nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất Indonesia đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất sau khi núi lửa Semeru trên đảo Java phun trào sáng sớm 4/12. Núi lửa Semeru trên đảo Java, Indonesia phun trào ngày 4/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh truyền hình Kompas, ông Thoriqul Haq, một quan chức cấp cao khu vực này, cho biết việc sơ tán người dân sống gần núi lửa ở...