Núi lửa lớn nhất châu Âu thức giấc
Etna – núi lửa lớn nhất châu Âu nằm trên đảo Sicily thuộc miền nam Italia, đã thức giấc vào hôm thứ Sáu (6/1).
Dung nham phun trào từ đỉnh núi cao 3.295 m
Một cột khói khổng lồ xuất hiện trên bầu trời của hòn đảo xinh đẹp thuộc vùng biển Địa Trung Hải, cùng những dòng dung nham lớn.
Đợt phun trào lần này không gây gián đoạn các chuyến bay mặc dù các nhà chức trách đã nhóm họp khẩn cấp gần khu vực sân bay Catania.
Cột khói lớn bốc lên bầu trời bao trùm hòn đảo xinh đẹp Sicily
Video đang HOT
Viện Vật lý địa cầu và Núi lửa Catania cho rằng đợt phun trào đã tạo cột khói cao tới 5.000 m so với mực nước biển và dung nham phun trào từ một miệng núi lửa mới hình thành ở độ cao 3.295 m nằm bên phía đông nam của ngọn núi.
Các trận phun trào núi lửa từ núi Etna thường kéo dài vài ngày và có thể buộc sân bay Catania ngừng hoạt động
Trong năm 2011, núi Etna đã phun trào vài lần, tuy nhiên phần lớn các đợt phun trào chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Vào tháng 7/2011, người dân trên đảo Sicily đã vô cùng hoảng hốt khi thấy đồng hồ của mình chạy nhanh hơn 15 phút và cho rằng núi lửa chính là nguyên nhân của sự việc bất thường này.
Việc núi lửa phun trào ảnh hưởng lớn tới các loại đồng hồ điện tử, đồng hồ đeo tay, hệ thống máy tính và cả đồng hồ báo thức.
Sự việc được đặt biệt quan tâm khi nhiều người dân địa phương đi làm sớm hơn ngày thường. Đồng thời một trang Facebook cũng đã được lập ra để những người quan tâm cùng nhau bày tỏ ý kiến.
Ngoài hoạt động của núi lửa Etna, họ còn cho rằng nguyên nhân khiến đồng hồ chạy nhanh hơn có thể do người ngoài hành tinh, ma quỷ, các cơn bão mặt trời và mất điện do sự cố liên quan tới đường truyền dưới biển.
Không một chuyến bay nào bị hoãn mặc dù làn khói từ núi lửa bao trùm một khu vực rộng lớn
Đợt phun trào lần này đã tạo cột khói cao tới 5.000 m so với mực nước biển
Theo Infonet
Núi lửa Indonesia phun trào, hàng nghìn người sơ tán
Núi lửa Gamalama ở Indonesia bừng tỉnh, phun tro bụi và dung nham phủ kín phía đông Indonesia, khiến hàng nghìn người dân phải rời bỏ nhà cửa.
Theo AFP, núi lửa Gamalama đã hoạt động trở lại kèm theo các cột tro bụi có độ cao hơn 1.700 mét sáng 4/12. Hiện chưa có thông tin về thương vong sau vụ việc. Nhiều người dân đã phải sơ tán khỏi nhà và trú tạm trong nhà tạm của chính quyền.
Tro bụi núi lửa Galamana phun trào hôm 5/12 trên đảo Ternate, Indonesia. Ảnh: AFP
Ông Surono Kidul, chủ tịch Trung tâm núi lửa và giảm nhẹ thiên tai của Indonesia cho biết, họ đã khuyên người dân sử dụng mặt nạ chống độc, sân bay Sultan Babullah phải đóng cửa. Chính quyền vẫn giữ mức cảnh báo cao nhất với đợt phun trào thứ hai có thể diễn ra, tuy nhiên nhiều người dân đã quay trở lại nhà.
Lần cuối cùng ngọn núi lửa này phun trào vào năm 2003.
Núi Gamalama tạo nên diện mạo của đảo Ternate thuộc tỉnh Bắc Maluku. Vào những thế kỷ trước, dưới chân núi này khá màu mỡ, những người Bồ Đào Nha và Hà Lan đã đến và cư ngụ ở đây. Ngày nay, thành phố Ternate là trung tâm thương mại của quần đảo phía đông đất nước vạn đảo và nổi tiếng bởi ngành công nghiệp khai khoáng nikel.
Indonesia là nước có dân số đông thứ tư trên thế giới, nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương và thường xuyên chịu các thiên tai khủng khiếp như động đất, núi lửa và lũ lụt. Đất nước nghìn đảo này hiện có 129 núi lửa còn đang hoạt động, trong số đó có 21 ở Java.
Theo VNExpress
Núi lửa gần thủ đô Ecuador thức giấc, 4 làng sơ tán Bốn ngôi làng với hơn 700 người ở Ecuador đã sơ tán sau khi núi lửa Tungurahua nằm gần thủ đô Quito bắt đầu phun đá cháy âm ỉ cùng những cột tro cuồn cuộn ngày 29-11. Núi lửa Tungurahua bắt đầu phun dung nham và khí nóng trong ngày 29-11 - Ảnh: EPA Núi lửa này hoạt động từ năm 1999, tuy...