Núi lửa Lewotobi của Indonesia phun trào liên tiếp
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, giới chức Indonesia cho biết ngày 17/1, núi lửa Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào 3 lần trong khoảng 1 giờ.
Cột tro bụi phun lên từ núi lửa Lewotobi Laki-laki tại Flores Timur, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, ngày 11/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyền Trưởng Cơ quan Địa chất Indonesia, Muhammad Wafid, cho biết núi lửa Lewotobi ở Đông Nusa Tenggara đã phun trào liên tục với những cột tro cao 700 mét so với đỉnh núi, tương đương 2.284 mét so với mực nước biển, đi kèm với dòng nham thạch nóng trượt dài khoảng 2.000 mét từ miệng núi lửa.
Ông Wafid cho biết người dân sống xung quanh khu vực núi Lewotobi và du khách đã được cảnh báo tránh xa trong phạm vi 5 km tính từ tâm vụ phun trào và khoảng 6 km về phía Bắc và Đông Bắc.
Núi Lewotobi cao 1.584 mét so với mực nước biển. Cơ quan Địa chất đã nâng cảnh báo đối với núi Lewotobi Laki-laki lên cấp 4, nghĩa là cần thận trọng, sau khi phát hiện một số dấu hiệu núi lửa phun trào vào tối 9/1.
Chiều 16/1, núi lửa Dukono trên đảo Halmahera, thuộc tỉnh Bắc Maluku, cũng đã phun trào tạo ra cột tro bụi cao 1,7km phía trên miệng núi. Giới chức cho biết cột tro bụi màu trắng đục và dày đặc đang di chuyển về phía Tây Nam.
Với độ cao khoảng 1.335m so với mực nước biển, núi lửa Dukono đang trong tình trạng cảnh báo cao mức 2, trong thang bậc gồm 2 mức, theo đó quy định vùng cấm đi lại trong bán kính 3km từ núi.
Hàng nghìn người sơ tán do núi lửa ở Indonesia phun trào
Ngày 2/1, giới chức Indonesia cho biết trên 2.000 người dân sinh sống trong khu vực xung núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phải sơ tán đến nơi trú tạm thời trong bối cảnh nủi lửa này gia tăng hoạt động.
Theo Trung tâm giảm thiểu nguy cơ núi lửa và địa chất (PVMBG), núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã phun trào nhiều lần trong những tuần qua, trong đó lần phun trào ngày 1/1 đã tạo ra cột tro bụi bốc cao hơn 1,5 km. PVMBG cho biết núi lửa Lewotobi Laki-Laki cũng phun trào trong ngày 2/1, song cơ quan này không ghi nhận khói bụi từ hoạt động này.
Giới chức địa phương cho biết các hoạt động phun trào gần đây đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân gần núi Lewotobi Laki-Laki, khiến trên 2.200 người phải di dời đến các điểm an toàn.
Nhà chức trách địa phương đã nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao thứ 2 trong thang cảnh báo gồm 4 mức, đồng thời mở rộng khu vực nguy hiểm từ bán kính 2 km lên 4 km xung quanh miệng núi lửa. Tro bụi từ hoạt động núi lửa phun trào khiến sân bay Frans Seda cách đó 80 km phải đóng cửa trong ngày 1/1.
Tại Indonesia thường xuyên xảy ra hoạt động địa chấn và núi lửa do vị trí nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va chạm với nhau. Tháng trước, núi lửa Marapi trên đảo Sumatra phun trào khiến 23 người thiệt mạng. Hiện Indonesia có gần 130 núi lửa hoạt động.
Núi lửa Ibu ở Indonesia phun trào, tro bụi bốc cao tới 1.200 mét Ngày 7/12, núi lửa Ibu trên đảo Halmahera (thuộc tỉnh Bắc Maluku, miền Đông Indonesia) đã phun trào, tạo ra cột tro bụi cao tới 1.200 mét tính từ đỉnh núi. Cột tro bụi phun lên từ miệng núi lửa Marapi ở Tây Sumatra, Indonesia, ngày 4/12/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo Trung tâm Giảm thiểu nguy cơ từ núi lửa và địa...