Núi lửa lại “thức giấc” tại Nhật, phun trào khói bụi cao 4km
Một núi lửa ở miền nam Nhật Bản hôm qua đã hoạt động trở lại sau 2 tuần “ngủ yên”, phun trào tro bụi cao tới 4.000m lên bầu trời, 2 ngày sau khi miền bắc nước này hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần.
Núi lửa Shinmoedake phun trào ngày 13/3.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo vào sáng qua nói rằng núi lửa Shinmoedake trên đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản, đã phun trào trở lại sau 2 tuần im ắng.
Hồi tháng 1, núi lửa Shinmoedake đã có một đợt phun trào lớn đầu tiên sau 52 năm. Các nhà khoa học không phát hiện hoạt động nghiêm trọng nào tại núi lửa này kể từ hôm 1/3.
Video đang HOT
Giới chức đang duy trì một cảnh báo núi lửa ở cấp độ 3 trong số 5 cấp độ, hạn chế tiếp cận toàn bộ ngọn núi.
Núi lửa Shinmoedake, cao 1.421m, nằm cách tâm của trận động đất 9 độ richter hôm 11/3 hơn 1.500km. Không rõ đợt phun trào mới nhất có liên quan tới trận động đất gây ra sóng thần ở bờ biển phía đông bắc Nhật Bản hay không.
Nhật Bản nằm trên “Vành đai Lửa” Thái Bình Dương, một vòng cung của các khu vực hoạt động địa chấn mạnh, nơi động đất và các đợt phun trào núi lửa thường xuyên xảy ra.
Theo Dân Trí
Núi lửa Indonesia phun trào vài giờ sau động đất Nhật Bản
Vài giờ sau khi trận động đất mạnh 8,9 độ richter tấn công Nhật Bản, gây ra một cơn sóng thần lớn dự kiến đổ bộ vào nhiều nước từ Philippines tới Canada, một núi lửa tại Indonesia đã thức giấc.
Núi lửa Karangetang đã thức giấc hôm nay.
Karangetang, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Indonesia, hôm nay đã "thức giấc", phun trào dung nham và tạo ra các đám mây khói bụi đổ xuống các sườn dốc.
Agus Budianto, chuyên gia về núi lửa của chính phủ Indonesia, cho hay các nhà chức trách vẫn đang cố gắng sơ tán người dân sống dọc các sườn núi của đỉnh Karangetang.
Hiện chưa có thông báo về thương vong hay thiệt hại nghiêm trọng.
Đỉnh Karangetang, cao 1.784m, tọa lạc tại Siau, một phần của chuỗi đảo Sulawesi. Hồi tháng 8 năm ngoái, đợt phun trào của núi lửa đã làm 4 người thiệt mạng.
Indonesia, quần đảo lớn nhất thế giới, nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
Đợt phun trào của của núi lửa Karangetang diễn ra vài giờ sau khi một trận động đất cực mạnh tấn công miền đông bắc Nhật Bản, gây ra sóng thần ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, hàng nghìn người hôm nay đã phải đi sơ tán ở đông bắc Indonesia sau khi các quan chức cảnh báo rằng một cơn sóng thần cao tới 2m có thể tấn công các khu vực ven biển của nước này sau động đất ở Nhật Bản.
Một số người đã nhảy lên ô tô và xe máy để di chuyển tới các khu vực cao hơn khi tiếng còi báo động vang lên. Những người khác tụ tập tại các nhà thờ hoặc được đưa tới các đồn cảnh sát hay các căn cứ quân sự.
Tại Indonesia, cảnh báo sóng thần đã được phát đi dọc bờ biển dài 1.770km của nước này, từ tỉnh Bắc Sulawesi đến Papua.
Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 vốn làm hơn 230.000 người thiệt mạng.
Theo Dân Trí
Vì sao chợt tỉnh giấc giữa đêm? Đang ngu bông nhiên thưc giâc. Dường như bạn mới chỉ chợp mắt được một lúc, xung quanh mọi người vẫn đang say giấc nồng. Vấn đề gì đang xảy ra với bạn vậy? Hiện tượng trằn trọc và thức giấc lúc gần sáng Nguyên nhân: Có lẽ bạn đang bị quá nóng. Theo BS Neil Stanley, chuyên gia giấc ngủ Mỹ, cơ...