Núi lửa Indonesia phun trào khiến hàng chục người thiệt mạng hoặc mất tích
Ít nhất 11 nhà leo núi đã thiệt mạng ở Indonesia ngày 4/12 sau vụ phun trào của núi lửa Marapi ở Tây Sumatra.
Hoạt động tìm kiếm 12 người khác mất tích cũng tạm thời bị dừng lại vì lo ngại về an toàn.
Đám mây tro bụi từ ngọn núi lửa. Ảnh Reuters.
Jodi Haryawan, người phát ngôn của đội tìm kiếm và cứu hộ cho biết, 3 người sống sót đã được tìm thấy sáng 4/12 cùng với thi thể của 11 nhà leo núi. Theo một số nguồn tin, tổng cộng có 75 người leo núi ở khu vực vào thời điểm xảy ra vụ phun trào núi lửa.
Ngọn núi lửa cao 2.891 mét đã phun khói bụi và tro cao tới 3 km lên bầu trời ngày 3/12.
Video đang HOT
Nhà chức trách địa phương đã nâng mức cảnh báo lên mức cao thứ hai và cấm người dân đi lại trong phạm vi 3 km tính từ miệng núi lửa.
Nhiều đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một đám mây tro núi lửa khổng lồ lan rộng khắp bầu trời, ô tô và đường sá bị bao phủ bởi tro bụi.
Ngoài ra, một vụ phun trào nhỏ khác cũng đã xảy ra vào sáng 4/12, khiến công tác tìm kiếm những người mất tích phải tạm dừng.
Theo cơ quan chức năng, có 49 người leo núi đã sơ tán khỏi khu vực, nhiều người đang được điều trị do bỏng.
Marapi là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên đảo Sumatra và vụ phun trào nguy hiểm nhất là vào tháng 4/1979, khiến 60 người thiệt mạng.
Năm nay, ngọn núi đã phun trào từ tháng 1 đến tháng 2 và phun tro cao khoảng 75-1.000 mét tính từ đỉnh núi.
Theo cơ quan nghiên cứu núi lửa, Indonesia nằm trên cái gọi là “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương và có 127 ngọn núi lửa đang hoạt động
Nổ kho xăng Nagorno-Karabakh: Hơn 20 người chết, hàng chục người nguy kịch
Ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương nghiêm trọng hoặc vẫn đang mất tích sau vụ nổ kho nhiên liệu tại khu vực Nagorno-Karabakh.
Interfax hôm nay (26/9) dẫn thông báo của giới chức y tế tại vùng ly khai Nagorno-Karabakh xác nhận, ít nhất 290 người bị bỏng phải nhập viện sau vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại một kho nhiên liệu gần thủ phủ Stepanakert tối 25/9, trong đó 7 người đã thiệt mạng tại bệnh viện.
Vụ nổ kho nhiên liệu ở Nagorno-Karabakh đã thổi bay nhà cửa cách hiện trường hàng chục mét. Ảnh: GettyImages
"Thi thể của 13 người khác (được tìm thấy tại hiện trường) chưa xác định được danh tính. Hàng chục người bị thương hiện đang trong tình trạng nguy kịch", nhà chức trách Nagorno-Karabakh thông tin và cho biết còn nhiều người khác vẫn đang mất tích.
Vụ nổ kho nhiên liệu xảy ra khi hàng trăm người đang xếp hàng trên xe hơi để nhận xăng. Nhà chức trách thân Armenia trước đó thông báo phát nhiên liệu tại địa điểm này để người dân có thể đổ xăng cho xe hơi và rời khỏi Nagorno-Karabakh đến Armenia.
Nguyên nhân của thảm kịch chưa được công bố. Nhiên liệu trở thành mặt hàng khan hiếm ở Nagorno-Karabakh do quân đội Azerbaijan gần đây phong tỏa hành lang Lachin, tuyến tiếp tế duy nhất nối vùng ly khai với Armenia.
Tình hình ở Nagorno-Karabakh xấu đi từ ngày 19/9 khi quân đội Azerbaijan mở chiến dịch quân sự chống lực lượng dân quân địa phương thân Armenia. Ngày 20/9, chiến sự chấm dứt nhờ thỏa thuận do Nga làm trung gian, trong đó, lực lượng ly khai ở Nagorno-Karabakh chấp nhận giải tán và giải giáp vũ khí.
Nagorno-Karabakh thuộc chủ quyền Azerbaijan, nhưng là nơi sinh sống của người gốc Armenia và do lực lượng thân Armenia kiểm soát từ những năm 1990. Vùng đất này từng chứng kiến cuộc xung đột đẫm máu làm gần 5.000 người chết từ tháng 9 đến tháng 11/2020 giữa Azerbaijan và Armenia.
Sau thỏa thuận ngày 20/9 vừa qua, Azerbaijan nhấn mạnh sẽ đảm bảo quyền lợi cho khoảng 120.000 người gốc Amrenia ở Nagorno-Karabakh, bác bỏ các cáo buộc về kế hoạch "thanh lọc sắc tộc" và cam kết biến vùng đất thành "thiên đường".
Tuy nhiên, người gốc Armenia những ngày qua ồ ạt sơ tán khỏi Nagorno-Karabakh để đến Armenia. Chính phủ Armenia ngày 26/9 xác nhận họ đã tiếp nhận hơn 13.500 người và con số này đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng.
Người sống sót sau thảm họa lũ Libya: Đi cũng dở, ở không xong Dù số người thiệt mạng theo thống kê của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã giảm, những người sống sót sau trận lũ ở Libya đang không biết nên ở lại hay sơ tán. Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) đã điều chỉnh số người chết do lũ lụt ở Libya mà tổ chức này công...