Núi lửa Indonesia phun trào dữ dội, một người chết và hàng chục người bị thương
Núi lửa Semeru ở Đông Java của Indonesia đã phun trào vào ngày 4.12, làm người dân phải sơ tán sau khi một cây cầu bị phá hủy và hàng loạt ngôi nhà bị chôn vùi dưới tro bụi.
Núi lửa Semeru ở Đông Java của Indonesia đã phun trào ngày 4.12, làm bầu trời bị bao phủ trong một lớp tro bụi và hàng ngàn người dân gần đó phải di tản.
Reuters dẫn lời ông Indah Masdar, Phó chánh văn phòng quận Lumajang, cho biết một người thiệt mạng và 41 người bị bỏng do núi lửa phun trào.
Lực lượng cứu hộ đã sơ tán cư dân địa phương trong khi dung nham tràn đến các ngôi làng gần đó và phá hủy một cây cầu ở khu Lumajang, Đông Java.
“Một số khu vực trở nên tối đen sau khi bị bao phủ bởi tro núi lửa. Chúng tôi đang dựng nơi trú ẩn cho người dân tại một số địa điểm ở Lumajang”, người phát ngôn Abdul Muhari của của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai (BNPB) cho biết.
Video đang HOT
Núi lửa Semeru ở Đông Java của Indonesia phun trào ngày 4.12. Ảnh AFP
Đoạn video do BNPB công bố cho thấy người dân địa phương, bao gồm nhiều trẻ em, đã bỏ chạy và la hét trong hoảng loạn khi khói phủ kín trời. Ông Muhari cho biết núi lửa được phát hiện phun trào vào khoảng 15 giờ chiều (giờ địa phương).
Sau vụ phun trào, chính quyền địa phương đã thiết lập một vùng cấm với bán kính 5 km xung quanh miệng núi lửa.
Kể từ đợt phun trào lớn trước đó vào tháng 12.2020 khiến hàng ngàn người phải bỏ chạy và nhiều ngôi nhà bị chôn vùi, núi lửa Semeru vẫn được đặt trong tình trạng cảnh báo ở mức cao.
Indonesia nằm trên “vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo va vào nhau, tạo ra các hoạt động địa chấn và phun trào núi lửa với tần suất dày đặc. Indonesia hiện có gần 130 núi lửa đang hoạt động.
Vào cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra đã phun trào, gây ra trận lở đất dưới biển và sóng thần khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Núi lửa phun khối dung nham to bằng tòa nhà
Những khối dung nham nóng chảy to bằng tòa nhà ba tầng hôm nay được nhìn thấy trên đảo La Palma, ba tuần sau khi núi lửa phun trào tại đây.
Viện Địa chất Quốc gia Tây Ban Nha cho biết có 21 cơn địa chấn được ghi nhận trên đảo La Palma chỉ tính riêng trong ngày hôm nay, làm rung chuyển mặt đất tại các làng Mazo, Fuencaliente và El Paso.
Theo Viện Mỏ và Địa chất Tây Ban Nha, các khối magma nóng đỏ chảy xuống từ núi lửa Cumbre Vieja có kích thước tương đương tòa nhà ba tầng.
Dung nham phun trào từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, Tây Ban Nha, hôm 19/9. Ảnh: Reuters.
Từ 11/10, Hải quân Tây Ban Nha sẽ tham gia làm sạch tro bụi núi lửa đang bao phủ phần lớn hòn đảo, Bộ trưởng Quốc phòng Margarita Robles cho biết.
Dòng dung nham, với nhiệt độ lên tới 1.240 độ C, đã phá hủy một số tòa nhà cuối cùng còn sót lại tại làng Todoque, Viện Núi lửa Quần đảo Canary thông báo trên Twitter.
"Sự sụp đổ sườn phía bắc của núi lửa Cumbre Vieja đã giải phóng các khối vật chất lớn và làm xuất hiện những dòng chảy dung nham mới qua các khu vực đã được sơ tán", Bộ An ninh Quốc gia Tây Ban Nha tweet. "Dung nham đã tràn tới khu công nghiệp Camino de la Gata và các tòa nhà mới".
Những dòng dung nham nóng chảy đã phá hủy 1.186 tòa nhà kể từ khi núi lửa Cumbre Vieja phun trào hôm 19/9. Dung nham cũng nhấn chìm 493 ha đất. Khoảng 6.000 người đã phải sơ tán khỏi đảo La Palma, mơi cư trú của khoảng 83.000 người.
Indonesia: Núi lửa Merapi phun tro bụi bay xa tới 3,5 km Ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất của Indonesia - Merapi ngày 16/8 đã phun trào, tạo ra một đám mây tro bụi trên không trung khi dung nham đỏ chảy xuống miệng núi lửa. Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Merapi, nhìn từ Tunggul Arum, huyện Sleman, Yogyakarta, Indonesia, ngày 21/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN Vụ phun trào này diễn ra vào...