Syria tổ chức hội nghị toàn quốc bàn về tương lai đất nước
Syria đang chuẩn bị cho một hội nghị quốc gia quan trọng trong tuần này, quy tụ đại diện từ các tổ chức chính trị và tầng lớp xã hội đa dạng để định hình tương lai dưới chính quyền mới do phe đối lập lãnh đạo.
Thủ lĩnh lực lượng Hayat Tahrir al-Sham ( HTS) tại Syria Ahmad Al-Shara. Ảnh: IRNA/TTXVN
Thông báo về hội nghị được đưa ra sau các tuyên bố của nhà lãnh đạo trên thực tế của Syria, ông ahmad Al Shara, thủ lĩnh nhóm đối lập Hayat Tahrir Al Sham (HTS), người mà hôm 29/12 cho biết các cuộc bầu cử ở Syria có thể mất tới bốn năm, trong khi việc soạn thảo Hiến pháp mới có thể mất ba năm.
Ông Mohammad Khaled, đại diện về các vấn đề chính trị của chính quyền mới do HTS lãnh đạo, nói với tờ The National rằng hội nghị đối thoại quốc gia sẽ được tổ chức tại Damascus vào ngày 4 và 5/1 tới.
Theo ông Khaled, hội nghị sẽ có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu đến từ mọi tỉnh, thành phố của Syria đại diện cho các đảng phái chính trị trên toàn quốc.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng 1.200 người Syria sẽ tham dự sự kiện với tư cách cá nhân thay vì là đại diện của bất kỳ tổ chức chính trị nào. Ngoài ra, 70 đến 100 cá nhân từ mỗi tỉnh, đại diện cho tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ và thanh niên, sẽ được mời tham gia.
Hội nghị có thể là cuộc tụ họp toàn quốc đầu tiên của các nhóm chính trị và giáo phái khác nhau của Syria sau 13 năm nội chiến. Nó cũng sẽ đóng vai trò là một bài kiểm tra quan trọng xem liệu chính quyền mới có thể thực hiện lời hứa đoàn kết đất nước trong kỷ nguyên hậu al-Assad hay không.
Ông Khaled cho biết những người tham gia hội nghị sẽ thảo luận về “một loạt các quyết định liên quan đến giai đoạn chuyển tiếp trong ba đến bốn năm tới”, chẳng hạn như thành lập một ủy ban hiến pháp, soạn thảo một tuyên bố hiến pháp và đưa ra trưng cầu dân ý.
HTS được thành lập chủ yếu từ các nhóm thuộc tổ chức cực đoan Jabhat Al Nusra, vốn có liên hệ với Al Qaeda và bị nhiều quốc gia trên thế giới liệt vào danh sách tổ chức khủn.g b.ố. HTS đã cắt đứt quan hệ với Al Qaeda vào năm 2016 và tái định vị mình thành Hayat Tahrir Al Sham sau một cuộc thanh trừng do lãnh đạo của nhóm, ông Al Shara, trước đây được biết đến với tên gọi Abu Mohammed Al Jawlani, thực hiện.
Video đang HOT
Truyền thông địa phương cho biết ủy ban trù bị cho hội nghị sẽ sớm được công bố. Thư mời sẽ được gửi đi trong thời gian ngắn, với một nỗ lực đặc biệt để kêu gọi cả những người Syria ở nước ngoài, các chính trị gia, đại diện xã hội dân sự, chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền, được mời với tư cách cá nhân.
Các nhà tổ chức hy vọng hội nghị sẽ đưa ra một loạt các quyết định quan trọng để xác định bản sắc tương lai của Syria. Trong số này có việc giải tán Đảng Baath, đảng của Tổng thống bị lật đổ al-Assad và tái lập Quốc hội, ngoài việc tái thiết tất cả các lực lượng quân sự và an ninh.
Một kết quả dự kiến khác là thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia để soạn thảo Hiến pháp mới của đất nước. Ủy ban này sẽ đảm bảo rằng sự đa dạng phong phú của Syria được xem xét. Một cơ quan cố vấn có thể được thành lập để hỗ trợ một tổng thống lâm thời và hỗ trợ cơ quan hành pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hội nghị được công bố cùng với một loạt các bổ nhiệm mới cho chính phủ lâm thời, mới nhất là việc bổ nhiệm bà Maysaa Sabine vào vai trò người đứng đầu ngân hàng trung ương. Bà Sabine trước đây là Phó Cchủ tịch ngân hàng dưới chính quyền cũ và sẽ là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu tổ chức này trong hơn 70 năm lịch sử của ngân hàng trung ương.
Liên hợp quốc và nhiều quốc gia bao gồm cả Mỹ đã liệt HTS là một tổ chức khủn.g b.ố. Ông Al Shara trước đây đã tham gia vào một cuộc nổi dậy ở Iraq chống lại Mỹ với tư cách là thành viên của một nhóm mà sau này trở thành ISIS. Sau đó, ông lãnh đạo chi nhánh Al Qaeda ở Syria vào năm 2011, trong những năm đầu của cuộc nội chiến. Bất chấp điều này, các quan chức phương Tây và khu vực đã tham gia với ban lãnh đạo mới, đán.h giá kế hoạch và cam kết của họ.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng một phái đoàn cấp cao của Ukraine đã đến thăm Damascus hôm 30/12 để gặp ông Al Shara. Điều này theo sau chỉ đạo gần đây của Tổng thống Ukraine Zelenskyy cho Bộ Ngoại giao của ông để thiết lập liên lạc với chính quyền mới của Syria.
Ngoại trưởng Kuwait Abdullah Ali Al Yahya cũng đã đến thăm Damascus cùng ngày 30/12 cùng với Jassim Mohammed Al Badawi, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Bộ Ngoại giao Kuwait cho biết
Điều này diễn ra sau chuyến thăm một ngày trước đó của Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Yalchin Rafiyev, người đã gặp ông Assad Hassan Al Shibani, Ngoại trưởng của chính phủ chuyển tiếp Syria. Ông Rafiyev đề nghị sự hỗ trợ của Azerbaijan cho các nỗ lực tái thiết của Syria.
Nga và Syria có thể vẫn tiếp tục quan hệ đối tác ngay cả khi chính quyền cũ sụp đổ
Trong bối cảnh các nhóm đối lập Syria và chính quyền Damascus tham gia đàm phán về tương lai chính trị, mối quan hệ kinh tế và quân sự giữa Syria và Nga dường như vẫn sẽ tiếp tục, bất chấp kết quả thảo luận.
Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phụ thuộc vào Nga
Syria hiện nhập khẩu từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn lúa mì mỗi năm từ Nga, khiến đây trở thành nguồn cung cấp thực phẩm chính để nuôi sống dân số. Cuộc cách mạng Syria năm 2011 đã bắt nguồn từ khủng hoảng nông nghiệp, khiến lúa mì trở thành điểm yếu trong chuỗi an ninh lương thực.
Theo các chuyên gia an ninh lương thực, chỉ riêng hoạt động buôn bán lúa mì đã tạo cho Nga đòn bẩy đáng kể đối với tương lai của Syria. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần giữ quan hệ tốt với Moskva để đáp ứng nhu cầu cơ bản này.
Xung đột tại Ukraine đã gia tăng vai trò của Nga trong việc cung cấp lúa mì cho Trung Đông và châu Phi, khi Ukraine không còn giữ vai trò lớn trong thị trường quốc tế.
Từ khi nội chiến Syria bắt đầu năm 2011, việc nhập khẩu vũ khí từ Nga đã tăng vọt. Sau các cuộc không kích gần đây của Israel phá hủy hầu hết lực lượng phòng không của Syria, nhu cầu tái vũ trang trở nên khẩn cấp.
Nga đã cung cấp đến 78% lượng vũ khí nhập khẩu của Syria trong giai đoạn 2007-2012. Hiện nay, do các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Moskva gần như là nhà cung cấp duy nhất cho Damascus.
Chiến tranh đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng của Syria, khiến nhu cầu tái thiết trở nên cấp bách. Syria cần một lượng lớn vật liệu xây dựng và thiết bị công nghiệp để khôi phục các công trình trọng yếu. Nga đã cung cấp thép, sắt và máy móc công nghiệp, định vị mình là đối tác không thể thay thế trong công cuộc tái thiết quốc gia này.
Các lệnh trừng phạt từ phương Tây khiến Syria không thể tiếp cận nguồn vốn quốc tế, dẫn đến phụ thuộc ngày càng lớn vào Nga. Tuy nhiên, quá trình tái thiết diễn ra chậm chạp do thiếu nguồn lực tài chính và hỗ trợ quốc tế.
Các nhà kinh tế ở Damascus cho rằng, việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt và khôi phục kết nối ngân hàng toàn cầu, như thông qua SWIFT, sẽ là yếu tố quyết định để nền kinh tế phục hồi.
Đối với phe đối lập như HTS, thực tế kinh tế cũng là thách thức lớn. Mặc dù luôn cảnh giác với ảnh hưởng của Nga, các nhóm này buộc phải cân nhắc vai trò của Moskva trong việc cung cấp lương thực, thiết bị quân sự và vật liệu tái thiết.
Một nhà phân tích tại Berlin nhận định: "Dù không hài lòng với sự hiện diện của Nga, các nhóm đối lập hiểu rằng bất kỳ chính phủ tương lai nào cũng phải thực tế để quản lý đất nước và đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản".
Ảnh chụp căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria. Ảnh: defensionem
Chiến lược của Nga
Việc duy trì ảnh hưởng ở Syria phục vụ nhiều lợi ích chiến lược cho Moskva. Hai căn cứ quân sự Tartus và Hmeimim là yếu tố quan trọng để Nga bảo đảm hiện diện lâu dài tại khu vực.
Mặc dù có thể có áp lực tăng phí thuê từ chính quyền mới ở Syria, nhưng việc đóng cửa các căn cứ này vẫn chưa được đưa ra thảo luận.
Sự phân mảnh lãnh thổ của Syria cũng mang lại cơ hội và thách thức cho Nga. Các khu vực bị chia cắt bởi các nhóm quân sự và quốc gia khác nhau đã biến Syria thành một đấu trường địa chính trị. Nga sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quân sự để củng cố vị thế, đồng thời chuẩn bị làm việc với bất kỳ lãnh đạo nào kế nhiệm.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng nhận định rằng, những sai lầm trong quản lý của chính quyền cũ là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hiện tại, cho thấy Moskva sẵn sàng thích nghi với các thay đổi chính trị.
Theo các chuyên gia, ưu tiên hàng đầu của bất kỳ chính phủ Syria nào trong tương lai sẽ là khôi phục kinh tế, xã hội và tái hòa nhập người tị nạn. Do vậy, mối quan hệ đối tác với Nga không chỉ giúp Syria đảm bảo an ninh mà còn là yếu tố then chốt trong việc đáp ứng các nhu cầu tái thiết và phát triển lâu dài.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo intellinews)
Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng. Lãnh đạo cộng đồng Druze, ông Walid Jumblatt (giữa) có chuyến thăm Damascus gặp thủ...