Núi Cười và ‘nhị thập ngũ hang’ ở Malaysia
Gunung Senyum, nghĩa là núi Cười. Có người nghe tên ngỡ đâu bên Trung Quốc nhưng đó là tên ngọn núi nhỏ ở Temerloh, bang Pahang, Malaysia.
Núi đá vôi cao 486m nhưng ẩn chứa bên trong 25 cái hang (nhỏ hơn động), được mệnh danh là “nhị thập ngũ hang”.
Như nhiều vùng khác ở Malaysia, núi Cười bao quanh bởi rừng khộp (họ dầu) với hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là cây thuốc. Tương truyền xưa, khi quốc vương Pahang đi săn, ông hỏi các quan lại đi cùng tên của ngọn núi trước mặt nhưng không ai biết. Họ ấp úng và mỉm cười trừ. Để tránh bối rối với công tước liên bang đi cùng, nhà vua đặt tên núi là Gunung Senyum vì sự tươi cười của các cận thần.
Miệng núi đá vôi Gunung Senyum
Một huyền tích khác kể về câu chuyện của Tok Long, người đàn ông có trái tim cao thượng đã kết hôn với tiên nữ giáng trần ở vùng núi này. Tiên nữ thất hứa, Tok Long không tìm thấy vợ mình trở lại nên quyết thiền định ở đó cho đến chết. Những ngôi mộ trong hang mộ Tok Long là bằng chứng câu chuyện xưa.
Các khảo cứu khoa học đã tìm thấy sự sống của con người quanh núi vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 5.000 năm TCN). Cục Khảo sát và Bản đồ (JUPEM) bang Pahang xem núi Senyum là cực Tâm của bang. Các hang trong núi Cười đều là dạng hang Karst khô, có tuổi đời hàng triệu trăm, hình thành do sự bào mòn hóa học, do nước có chứa axit carbonic thấm hoặc chảy qua gây hòa tan calci trong đá vôi.
Từ xa, núi Senyum như khuôn mặt người khổng lồ nhô lên giữa bạt ngàn rừng và đang mỉm cười với nhân thế. Cạnh bãi xe là căn nhà sàn gỗ, sơn màu đỏ, ngói đỏ theo kiểu truyền thống Pahang từ 1907. Sát chân núi có hồ nước nhỏ, như mặt gương óng ánh hoa nhĩ cán vàng. Chiếc cầu treo nhỏ, hư hỏng, mục nát là chứng tích của những năm dịch bệnh hoành hoành.
Video đang HOT
Hầu hết hang đều có cửa thông lên trời hoặc ra rừng nên khí hậu dễ chịu, nhiều loại cây nhỏ, dây leo, cỏ… kiên cường cộng sinh với đá. Nền có khi là cát sa thạch hồng nâu nhạt. Có mấy khối thạch nhủ lấp lánh silicat. Măng khô nên đa phần màu mốc, rêu xanh đồng. Thi thoảng có ít măng ướt, tí tách nhỏ giọt xuống hồ nhỏ.
“ Giếng trời” khi nhìn từ trong hang
Tên gọi từng hang tượng hình và có phần ngộ nghĩnh như Gió (Angin), Ánh trăng (Terang Bulan), Voi (Gajah – lối vào hình con voi), Dê (Gamping), Dơi (Kelawwa), Vỏ sò (Kerang), Silat (võ truyền thống Malaysia), Cá (Tali Air), Bạc (Piala), Ngai vàng (Merlap – nơi yêu tinh sống), Thiền (Tapa), Thuyền (Kapal – có 3 giếng nhỏ luôn có nước), Ông hút (Straw), Lăng mộ (Makam Tok Long), Bảy Hồ (Kolam Tujuh – nơi công chúa yêu tinh tắm), Bia mộ (Nesan)…
Hang Gió luôn mát mẻ; hang Ánh Trăng có màu sắc cầu vồng do ánh sáng mặt trời xuyên qua lỗ trên đỉnh hang nên vách động; hang Taman Satu có nhiều cây quý hiếm; hang Taman Dua có nhiều khối đá hình nấm hoặc san hô biển; hang Rangkak cửa hang hẹp, phải bò vào. Mái vòm hang rong, cao như đền thờ, trên tường là những câu kinh Qur’an…
Để chinh phục đỉnh núi Cười và đi hết “nhị thập ngũ hang” phải mất một ngày, mang theo đồ ăn dã chiên và 2 lít nước, cùng với sự trợ giúp của hướng dẫn viên bản địa. Đường đi không quá khó, nhiều đoạn có cầu thang hoặc đường lót ván gỗ thô. Mấy đoạn dốc đứng có cầu thang sắt. Mùa mưa, “Thất điền Thiên” (7 ruộng Trời) trong hang Gió ngập nước, tạo thành ruộng bậc thang “mini” lạ mắt. Nước ngập tạo thành thác nhỏ 7 tầng.
Trekking chinh phục núi Cười, khám phá “Nhị thập ngũ hang” phải có đèn chuyên dụng gắn trên đầu vì trong hang không có điện. Tùy góc nhìn, góc chiếu sáng và trí tưởng tượng; các măng đá trở nên sống động muôn hình ngàn vẻ, không bị ánh sáng nhân tạo cố định, lòe loẹt vô hồn làm mất duyên. Khách vắng nên du khách như tôi cứ nhẩn nha, sống chậm, xem như giang sơn của riêng mình.
Trong hồ nước nhỏ trong veo và mát rượi của hang Ánh Trăng, tôi chộp được bức ảnh chú cua bé tẹo. Không biết chú ở đâu ra và sống bằng cách nào trong môi trường không ánh sáng, không ánh nắng. Hình như chú chỉ mỗi mình ên trong hồ?
Núi Cười, thiên nhiên quanh năm vui vẻ nên cư dân Temeloh cũng suốt ngày luôn lạc quan, thân thiện.
Ngắm hàng cây saman bạc tỉ trên đường phố ở Temerloh, Malaysia
Temerloh, đô thị lớn thứ hai của tiểu bang Pahang, Malaysia. Nơi đây cách Kualar Lumpur khoảng 130km, là vùng đất mới với nhiều du khách đến từ nơi khác. Một trong rất nhiều trải nghiệm thú vị ở Temerloh là tận mắt ngắm nhìn hàng cây saman bạc tỉ trên đường Wagga Wagga, bên bờ sông Pahang.
Tổ chức nhiều chương trình quảng bá du lịch Việt Nam đến thị trường Thái Lan, MalaysiaĐoàn Malaysia đến khảo sát du lịch tại Huế
Dọc hai bên đường Wagga Wagga, những tán cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, tạo nên khung cảnh thơ mộng và thu hút du khách lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Sở dĩ hàng cây được mệnh danh là "bạc tỉ" bởi giá trị kinh tế và văn hóa to lớn mà chúng mang lại.
Dọc hai bên đường Wagga Wagga là hàng còng hơn trăm năm tuổi.
Theo các người dân bản địa, hàng cây ở Temerloh được trồng từ năm 1913, cao từ 12-17m, tán rộng hàng chục mét. Hơn trăm năm qua, cây vẫn sừng sững chưa gãy đổ. Người dân Temerloh xem hàng cây là niềm tự hào và chăm sóc như người thân. Họ cho rằng cây cũng có hồn, biết sẻ chia buồn vui với cuộc sống.
Theo các người dân bản địa, hàng cây còng ở Temerloh được trồng từ năm 1913.
Loại cây này khá phổ biến tại Việt Nam và hay gọi là cây còng, me tây, muồng tím, muồng ngủ. Ở Malaysia, người dân gọi là saman. Một số nước khác gọi là rain tree, monkey pod, marmar, palo de china... Tên khoa học là Samanea saman, thuộc họ đậu (fabales).
Với đặc tính dễ trồng, lớn nhanh, cây có thể cao đến 30m, đường kính thân 2m, vỏ màu nâu xám, tán lá hình nấm, rộng hơn chiều cao thân. Hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, mùi thơm ngọt dịu. Lá kép lông chim chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, dài 2-4cm. Buổi tối hoặc trời mưa, lá xếp lại nên được gọi là muồng ngủ, rain tree. Cây này có trái dẹp, dài 15-25cm, chín có màu đen, hạt ăn được.
Trái và lá cây saman có 13-18% protein, nguồn cung cấp thực phẩm tốt cho gia súc. Trái còng vị ngọt nhưng hơi chua hăng, món ăn vặt của trẻ quê nghèo thời xưa. Hạt chín, rang ăn ngon hơn. Ở Nam Mỹ, loại trái này dùng làm nước giải khát như nước me. Người dân Venezuela dùng rễ cây trị bệnh ung thư dạ dày. Người Ấn Độ nhai hạt trị viêm họng. Philippin dùng vỏ và lá trị tiêu chảy...
Ngoài giá trị làm cảnh quan, tạo bóng mát, bán tín chỉ carbon, gỗ còng được chuộng vì bền, đẹp, không nứt, ít co, kháng mối mọt. Phần lõi màu nâu đỏ, vân đa dạng, dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ và nội thất gia dụng nội địa lẫn xuất khẩu. Phổ biến nhất là xẻ dọc nguyên thân thành ván, để tự nhiên, làm mặt bàn.
Cây saman ở Temerloh có giá khoảng 802.195 ringgit tương đương hơn 430 triệu đồng.
Mỗi cây đều có treo bảng nhỏ, tóm tắt các thông tin cơ bản của từng cây như chiều cao và đường kính thân, đường kính tán, năm trồng và app để khách truy cập, tìm hiểu thêm nếu có nhu cầu. Ngạc nhiên nhất là mỗi cây đều được định giá cụ thể bởi hội đồng thẩm định. Cây nào cũng mấy trăm ngàn ringgit, cao nhất là gần 1 triệu ringgit (1 ringgit khoảng 5.400 đồng).
Hơn 100 năm qua, hàng cây vẫn sinh trưởng và là chứng nhân của bao đổi thay, thăng trầm của cuộc sống nơi đây. Hàng cây vẫn luôn đồng hành, sống với người dân Temerloh chân mộc, thân thiện và hiếu khách.
Ninh Bình đứng đầu top 5 điểm đến có vẻ đẹp hoang sơ như viên đá quý Mới đây, chuyên trang du lịch Time Out đã điểm tên 5 điểm đến hoang sơ như đá quý tại Đông Nam Á nhưng chưa được nhiều du khách biết tới. Đứng đầu danh sách này là Ninh Bình của Việt Nam. Hang Múa Ninh Bình là địa điểm gợi ý du khách ghé qua (Ảnh sưu tầm). Time Out cho rằng nếu...