Núi Cấm ‘ngày mây’
Sau những cơn mưa, núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) như chìm vào hư ảo, mông lung với làn mây là đà, phủ khắp nơi nơi.
Đến đây vào những ‘ngày mây’, bạn sẽ có được trải nghiệm đầy đủ với những yếu tố đặc trưng của một ‘Đà Lạt 2′, khi dạo quanh bờ hồ Thủy Liêm thơ mộng và cảm nhận cái lạnh sắt se.
Những sáng mùa mưa, khu trung tâm hành hương trên núi Cấm chìm vào khung cảnh mông lung, khi những đám mây ở đâu bay về “đậu” lên cảnh vật, đưa mọi thứ chìm vào ranh giới thực – hư.
Hơn 20 năm trên đỉnh Thiên Cấm Sơn, tượng phật Di Lặc trở thành biểu tượng cho niềm tín ngưỡng thiêng liêng mà bất cứ du khách nào cũng muốn đến một lần, để được thắp nén hương và đảnh lễ nụ cười an nhiên, tự tại của Ngài.
Với du khách, được đắm chìm trong làn mây phủ mênh mông là trải nghiệm tuyệt vời! Không nhiều người có được cảm giác này, khi họ đến “nóc nhà miền Tây” trong mùa hành hương đúng vào những tháng mùa khô.
Trong khung cảnh mơ màng, những tiểu thương gánh hàng trên núi Cấm vẫn lặng lẽ mưu sinh. Họ bán các loại đặc sản non cao, trái cây, thịt cá, nhu yếu phẩm… để phục vụ người dân sống trên núi và du khách. Lâu dài, cái tên “chợ mây” ra đời chính là kết quả từ hoạt động nhóm chợ trong mây của tiểu thương và người dân trên núi Cấm.
Video đang HOT
Điểm xuyết vào khung cảnh đó, màu sắc của những đóa hoa rực rỡ càng làm cho núi Cấm có chút gì đó giống với thành phố mù sương Đà Lạt. Người dân trên núi cho hay, những cơn mưa đi qua, để lại làn mây mờ ảo và cái lạnh 18 – 20oC, rất dễ khiến người ta nhớ đến Đà Lạt. Bởi thế, danh xưng “Đà Lạt 2″ ít nhiều cũng có phần đúng của nó.
Với cánh nhiếp ảnh, mây phủ trên núi Cấm là “mảnh đất” màu mỡ cho hoạt động sáng tác của họ. Từ đây, những góc ảnh đẹp mơ màng, pha lẫn chút buồn, chút suy tư rất phù hợp với tâm trạng của những ai tìm kiếm cảm giác an yên được những tay máy chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư khai thác. Tất cả đều giúp cho mọi người cảm nhận đầy đủ hơn vẻ đẹp đặc trưng của núi Cấm.
Bên cạnh, sức sống của vạn vật, muôn loài vẫn diễn ra, trở thành điểm nhấn khác biệt, giúp người ta cảm thấy yêu đời hơn được cánh nhiếp ảnh khai thác hiệu quả.
Với những bạn trẻ, họ tìm đến núi Cấm để chạm vào mây, để thấy sự an lành, tĩnh tại trong lòng. Từ vẻ đẹp của đất trời, họ tìm thấy động lực, tái tạo năng lượng cho bản thân để tiếp tục hành trình đến tương lai.
Dù không nhộn nhịp như những tháng hành hương, nhưng núi Cấm “ngày mây” phủ vẫn là nét chấm phá riêng biệt, giúp du khách cảm nhận đươc vẻ đẹp rất riêng của ngọn núi cao nhất miền Tây. Nếu có dịp, bạn hãy đến với núi Cấm, để dạo bước bên bờ hồ Thủy Liêm, ngắm nhìn cảnh vật mờ ảo trong sương và tìm thấy cảm giác an yên trong tâm hồn.
Về Tịnh Biên - An Giang leo núi Cấm, ngắm hoàng hôn trên cánh đồng thốt nốt
Được mệnh danh là "Đà Lạt của miền Tây", đến với Tịnh Biên, du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ, mà còn được khám phá nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ.
Tịnh Biên là điểm du lịch nổi tiếng với núi Cấm và cánh đồng thốt nốt
Huyện biên giới Tịnh Biên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 70km. Nơi đây được cộng đồng du lịch biết đến là vùng núi non hùng vĩ, huyền bí và linh thiêng.
Tịnh Biên được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho cảnh đẹp như chốn tiên bồng, khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm.
Du khách có thể khám phá Tịnh Biên vào bất cứ mùa nào. Mùa xuân xanh mát, cây cối nảy lộc, hoa trái xum xuê với các lễ hội độc đáo.
Tháng 11-12 có lẽ là lý tưởng nhất. Du khách có thể thoải mái hòa mình vào sắc vàng của mùa thu trên cánh đồng thốt nốt, say đắm trong không gian rừng núi bao la mà không sợ nắng gắt và mưa.
Tịnh Biên nằm sát biên giới Vương quốc Campuchia, chỉ cách TP Phnom Penh 120km, cách TP.HCM khoảng 255km, Cần Thơ 130km. Để đến được đây, từ trung tâm thành phố Long Xuyên, du khách đi theo quốc lộ 91, đến trung tâm thành phố Châu Đốc, sau đó tiếp tục đi theo quốc lộ 91 đến giáp cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.
Núi Cấm hay núi Ông Cấm, Thiên Cấm Sơn - là ngọn núi đẹp nhất trong Thất Sơn. Đã từ lâu nơi đây được biết đến như biểu tượng của du lịch An Giang. Ngọn núi này nằm tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, với độ cao 715m so với mặt nước biển, đây là ngọn núi cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long
Chùa Vạn Linh hay còn gọi là chùa Lá, nằm ở độ cao 550m (đỉnh núi cao 715m). Chùa sở hữu nhiều công trình Phật giáo đặc sắc như: tượng Đức Phật Thích Ca thiền định bằng đá nguyên khối, nặng 2 tấn; đại hồng chung nặng 1,2 tấn; bảo tháp...
Nằm ở vị trí trung tâm của núi Cấm là hồ Thủy Liêm, diện tích 60.000m 2 tĩnh lặng như một tấm gương soi chiếu cây núi bốn mùa, khiến cho cảnh quan nơi đây càng thêm thơ mộng
Bên cạnh hoạt động tham quan, du lịch tâm linh, núi Cấm cũng là điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn ưa khám phá. Du khách có thể trekking núi Cấm, chinh phục nóc nhà của miền Tây
Những cánh đồng lúa mênh mông chín vàng rực rỡ, được điểm tô thêm hàng cây thốt nốt cao chót vót hai bên đường tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo. Không ở nơi đâu cây thốt nốt lại cao như ở An Giang, bởi vậy cánh đồng thốt nốt được coi như biểu tượng, linh hồn của người An Giang
Những sáng bình minh hay buổi chiều tà có lẽ là lúc cánh đồng thốt nốt đẹp và thơ mộng nhất. Nếu ghé Tịnh Biên vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, du khách sẽ được tham gia lễ hội đua bò nổi tiếng, nhân dịp Tết Dolta của người Khmer
Mê đắm vườn dâu trên núi Cấm Đến núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vào những ngày này, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của đất trời và thích thú với những vườn dâu trĩu quả... Tháng 4 (âm lịch), các vườn dâu trên núi Cấm bước vào mùa đẹp nhất trong năm, với những chùm trái đong đưa trong gió...