Núi “ăn thịt người”: Điểm mấu chốt khiến binh sĩ TQ “bó tay” ở biên giới Ấn Độ?
Hàng chục nghìn binh sĩ Trung – Ấn đã đổ về những điểm nóng tranh chấp tại Đường kiểm soát thực tế (LAC), không bên nào chịu lùi bước cho dù mới đây, Ngoại trưởng hai nước đã nhất trí tìm cách tháo gỡ căng thẳng.
Những ngọn núi cao ở LAC – vị trí then chốt cả quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn chiếm (ảnh: SCMP)
Tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuyên bố, nước này sẽ bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ với bất cứ giá nào”. Đề cập tới vụ đụng độ hôm 15.6, ông Rajnath Singh cho rằng, quân đội Trung Quốc cũng phải chịu “thương vong nặng nề”.
Cuộc đối đầu ở LAC giữa hai quốc gia láng giềng có diện tích, dân số “khủng” cùng với vũ khí hạt nhân đang khiến giới quan sát lo ngại.
Khu vực hồ Pangong – có diện tích tương đương với Singapore – đang là nơi quân đội Trung – Ấn tập trung quân đông nhất. Ấn Độ tuyên bố đã chiếm được quyền kiểm soát nhiều cao điểm then chốt ở nơi này, trong khi quân đội Trung Quốc nhiều lần tổ chức giành lại mà không thành.
“Ấn Độ cần giành được lợi thế để buộc Trung Quốc nhường bước trên bàn đàm phán. Đó là những gì chúng tôi cần”, một sĩ quan quân đội Ấn Độ ở LAC giấu tên nói.
Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn từ chính phủ cho biết, ở nhiều địa điểm thuộc khu vực Ladakh, binh sĩ hai nước chỉ đứng cách nhau vài trăm mét và “trừng mắt” về phía đối phương, đề phòng bị tấn công trước.
“Núi ở Ladakh là những ngọn núi ‘biết ăn thịt người’. Nhưng chúng cũng là những cao điểm then chốt cần phải chiếm trong mọi cuộc chiến tranh biên giới”, sĩ quan Ấn Độ giấu tên nói về sự nguy hiểm ở LAC.
Video đang HOT
Các chuyên gia quân sự cho biết, việc tăng cường xây dựng các tuyến đường bộ, sân bay mới trong vài năm gần đây giúp cả Ấn Độ và Trung Quốc chuyển quân tới LAC cực nhanh.
Quân đội Ấn Độ cho hay, những hàng rào họ lập ra tại các tiền đồn mới đóng là “không thể xuyên thủng”.
“Vô cùng khó để tấn công một đồn quân sự đóng trên cao. Bạn làm gì để tấn công ai đó đang trên tầng thứ 30 của một tòa tháp? Hỏa lực trên cao trút xuống là vô cùng dữ dội”, Sanjay Kulkarni – Trung tướng quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu – nhận xét.
Tấn công một đồn quân sự trên cao ở LAC sẽ thiệt hại rất lớn, cựu tướng Ấn Độ nhận xét (ảnh: India Today)
Năm 1984, ông Kulkarni đã dẫn đầu một chiến dịch quân sự của Ấn Độ, chiếm lại sông băng Siachen ở độ cao 6.700 mét – nơi được coi là chiến trường cao nhất hành tinh. Cuộc giằng co giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở LAC đang diễn ra ở độ cao khoảng 5.000m.
“Leo lên đánh chiếm một đồn đóng trên cao khi đối thủ của bạn có tầm nhìn, có hỏa lực là đi tự sát. Ở độ cao như vậy, chỉ thở thông thường thôi cũng khó khăn chứ đừng nói phải leo núi với tốc độ cao. Trong khi đó, địch bên trên cứ ung dung trút đạn xuống như mưa”, ông Kulkarni nói.
Theo ông Kulkarni, ngoài những khó khăn nói trên, muốn tấn công một đồn hiểm yếu đóng trên cao, lực lượng được điều tới phải thực sự áp đảo.
“Nếu bạn muốn chiếm một cao điểm, nguyên tắc là phải dùng 9 người hạ 1 người. Dùng pháo bắn từ dưới lên cũng gần như vô vọng. Không khí lạnh và tầm nhìn kém khiến việc nhắm bắn trúng mục tiêu từ dưới lên trên rất khó khăn. Chiến đấu cơ ở LAC cũng chỉ dám hoạt động 50% hiệu suất mà thôi”, ông Kulkarni phân tích.
Vì sao quân đội TQ "bằng mọi giá" chiếm lại bằng được các cao điểm Ấn Độ đang kiểm soát?
Hôm 8.9, nguồn tin của India Today cho biết, quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ tầm xa J-20 cùng một số khí tài hạng nặng khác đến một căn cứ quân sự phía Đông Ladakh. Tình hình tại biên giới Trung - Ấn đang tiếp tục căng thẳng sau vụ binh sĩ hai bên nổ súng về phía nhau.
Quân đội Trung Quốc diễn tập ở biên giới (ảnh: India Today)
Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh thông báo, một cuộc họp giữa các tướng lĩnh cấp cao dự kiến sẽ được tổ chức sau vụ việc binh sĩ nổ súng hôm 7.9.
"Chính quân đội Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận đạt được thông qua những kênh liên lạc ngoại giao và quân sự. Trong vụ việc xảy ra hôm 7.9, các binh sĩ Trung Quốc đã cố gắng xâm nhập một trong những tiền đồn quan trọng của chúng tôi ở LAC", phát ngôn viên bộ Quốc phòng Ấn Độ nói.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, sau vụ đụng độ nhỏ xảy ra ngày 29.8, quân đội nước này đã chiếm được một số vị trí quan trọng ở Ladakh.
Đặc biệt, các tiền đồn do quân đội Ấn Độ chiếm lĩnh nằm ở độ cao thuận lợi, có khả năng quan sát, nhìn ra những căn cứ chiến lược của lực lượng Trung Quốc ở Ladakh. Vì vậy quân đội Trung Quốc "bằng mọi giá" muốn chiếm ngược lại những tiền đồn này. Quân đội Trung Quốc đã triển khai thêm nhiều binh sĩ, xe tăng, tên lửa dẫn đường lên LAC.
Tuy nhiên, lực lượng Ấn Độ đã có sự chuẩn bị tốt và đánh bật nhiều vụ áp sát, khiêu khích từ quân đội Trung Quốc. Ấn Độ coi việc chiếm lĩnh những cao điểm then chốt là điều kiện mang lại lợi thế trên bàn đàm phán biên giới, theo India Today.
Vụ nổ súng xảy ra ở Ladakh đêm ngày 7.9 xảy ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng và các vòng đàm phán cấp cao giữa các bên không mang lại kết quả.
Theo nguồn tin của India Today, vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 6 - 7 giờ tối theo giờ địa phương. Một đội tuần tra của binh sĩ Trung Quốc đã tiến đến rất gần với mục đích xâm nhập tiền đồn Ấn Độ cạnh hồ Pangong.
Tuy nhiên, Zhang Shuili - phát ngôn viên Chiến khu phía Tây Trung Quốc - cho rằng, quân đội Ấn Độ mới là bên vi phạm trước, khi vượt sang phần kiểm soát của các lực lượng Trung Quốc tại Đường kiểm soát thực tế (LAC).
"Chúng tôi buộc phải có phản ứng khẩn cấp để ổn định tình hình lúc đó. Chúng tôi yêu cầu Ấn Độ dừng ngay các hành động nguy hiểm và rút quân", ông Zhang nói.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, vụ việc hôm 7.9 là những phát súng đầu tiên được bắn ra kể từ vụ đụng độ năm 1975, khiến 4 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Quân đội Ấn Độ trao trả lại bò, bê đi lạc cho Trung Quốc (ảnh: Hoàn cầu)
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, tình hình ở LAC hiện tại là "rất nghiêm trọng" và kêu gọi hai nước tổ chức đối thoại ở cấp cao hơn.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, cùng hôm diễn ra vụ nổ súng, quân đội Ấn Độ đã bàn giao 13 con bò Tây Tạng và 4 con bê đi lạc cho Trung Quốc.
"Trong một hành động thể hiện sự hữu nghị, quân đội Ấn Độ đã bàn giao 13 con bò và 4 con bê đi lạc cho Trung Quốc. Các quan chức có mặt tại buổi giao nhận đã hết lời cảm hơn quân đội Ấn Độ", bài viết được đăng trên trang mạng xã hội chính thức của quân đội Ấn Độ cho hay.
Ở một diễn biến khác, cảnh sát bang Arunachal Pradesh cho biết, 5 công dân Ấn Độ nghi bị quân đội Trung Quốc "bắt cóc" vẫn còn mất tích.
Ấn Độ tố Trung Quốc rải cáp thông tin ở hồ tranh chấp Hai quan chức Ấn Độ nói lính Trung Quốc đang triển khai mạng lưới cáp quang ở điểm nóng tranh chấp biên giới, bất chấp nỗ lực giảm đối đầu. "Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là binh sĩ Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cáp quang ở phía nam hồ Pangong Tso tại vùng Ladakh để bảo đảm liên lạc...