Nức tiếng hủ tiếu bò viên gốc Triều Châu giữa lòng thành phố
Nhiều thực khách đã từng ăn và ‘nghiện’ món hủ tiếu mì bò viên nơi đây thì: ‘Bò viên phải nói là ngon tuyệt đỉnh, dai nhưng không hề cứng, mềm mềm, sần sật, cắn một phát là ngập răng và mùi bò thật sự rất thơm ngon’.
Một điểm đến hấp dẫn để thưởng thức tuyệt đỉnh của hủ tiếu bò viên Sài Gòn
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TP.HCM), quán có tên là Trường Thạnh nhưng nhiều thực khách chỉ biết đến cái tên “hủ tiếu mì bò viên Triều Châu”, bởi đây là quán ăn có chủ là người gốc Triều Châu và nổi tiếng bởi món bò viên nhà làm cực ngon.
Được biết, quán hủ tiếu Trường Thạnh do một người đàn ông gốc Hoa tên Thái Minh Khôn mở bán khoảng 60 năm trước, khi ông cùng vợ con sang Việt Nam sinh sống và lập nghiệp. “Ngày đó cha tui chỉ bán bò viên với nước súp, mới đầu hương vị khá lạ nên nhiều người không thích cho lắm. Cha tui cứ nấu đi nấu lại riết rồi cũng quen, cha còn tự chế biến ra công thức làm bò viên của riêng mình và được thực khách ủng hộ đến tận bây giờ”, bà Thái A Muổi (56 tuổi, chủ quán đời thứ hai) cho biết.
Quán nằm tại số 145/6 Nguyễn Thiện Thuật (phường 1, quận 3)
Khi ông Khôn qua đời, toàn bộ công thức làm bò viên, nấu nước lèo đều được ông truyền lại cho con gái là bà Muối. “Tui tiếp quản quán ăn của cha để lại cũng hơn 20 năm nay rồi, ngoài bò viên thì tui cũng có thêm một số thành phần ăn kèm như gân bò, lòng bò, lá sách… Đặc biệt bò viên, nước chấm đều phải tự nhà làm thì mới yên tâm giữ đúng hương vị, vì đó là cái đặc trưng, cái riêng biệt mà cha tui làm ra rồi”, bà chủ nói.
Video đang HOT
Bò viên đã nóng sẵn do được để trong nồi nước lèo, cắn vào mới thấy hết vị ngon, giòn hiếm thấy
Theo lời bà Muối, muốn bò viên được ngon và đảm bảo vệ sinh thì phải lấy ngay bò vừa mới xẻ thịt còn nóng hổi và phải giã nát bằng tay chứ không bỏ vào máy xay chuyên dụng, “phải như vậy thì viên bò khi chín mới dai giòn, gia vị được thấm đều”.
Sợi mì trứng do chủ quán tự làm tại nhà
Khi khách gọi món, chủ quán sẽ cho giá đỗ, một nắm sợi hủ tiếu, một vắt mì vào cái vá có đục lỗ để trụng qua nồi nước sôi, sau đó cho vào tô rồi nêm nếm gia vị bên trên. Nếu thực khách gọi hủ tiếu mì bò viên thì sẽ có ba viên bò khá to, gọi hủ tiếu mì thập cẩm thì chỉ có một viên bò nhưng lại kèm theo nhiều gân bò, lòng bò và lá sách.
Mỗi tô hủ tiếu mì ở đây có giá dao động từ 50.000 – 55.000 đồng
Tiếp đến, chủ quán sẽ chan nước lèo được ninh từ xương ống bò vào tô, rắc thêm ngò gai, hành lá cắt khúc nhỏ và rau húng quế rồi mang ra cho khách thưởng thức. Bò viên và các thành phần của con bò sẽ được chấm kèm với một chén tương đen, đỏ và một ít ớt sa tế cay cay.
Sợi hủ tiếu có hai loại là hủ tiếu dai và hủ tiếu mềm
Một trong những yếu tố điểm xuyết, giúp món hủ tiếu bò viên ở đây được lòng thực khách chính là những miếng cải thảo muối được rắc lên phía tên tô hủ tiếu. “Mình ăn hủ tiếu mì bò viên ở nhiều nơi rồi, nhưng không nơi nào bán chất lượng như Trường Thạnh. Mà cũng chính vì vị bò rất đậm nên ăn nhiều sẽ dễ ngán, phải kèm với cải thảo muối vừa chua vừa mằn mặn, khi ăn có độ giòn để cân bằng vị giác”.
Nhiều thực khách thường gọi thêm chén gân hay “thập cẩm” ăn cho đã thèm
Theo cảm nhận của nhiều thực khách đã từng ăn và “nghiện” hương vị của hủ tiếu mì bò viên nơi đây thì “bò viên phải nói là ngon tuyệt đỉnh, dai nhưng không hề cứng, mềm mềm, sần sật, cắn một phát là ngập răng và mùi bò thật sự rất thơm ngon”. Tuy nhiên, tô hủ tiếu mì ở đây có khá ít nên nếu người nào có sức ăn khỏe thì phải hai tô mới đủ no.
Quán mở bán từ 4 giờ chiều đến 2 giờ sáng hôm sau
Bên cạnh hương vị thơm ngon của món ăn, chất lượng của bò viên thì phong cách phục vụ và thái độ bán hàng vui vẻ của chủ quán cũng là điểm níu chân thực khách suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Anh Minh Phú (40 tuổi, thực khách) chia sẻ: “Bà chủ ở đây bán hàng dễ thương lắm, mình đến ăn lúc nào cũng được chủ quán hỏi thăm tận tình xem ăn có ngon không, có vừa miệng không. Có hôm còn được tặng thêm chén bò viên ăn kèm. Ấn tượng nhất là một lần mình ghé ăn thì thấy có đứa bé bán vé số vào mời khách, bà chủ ra hỏi có đói bụng không rồi làm cho đứa nhỏ một tô hủ tiếu bự. Với riêng tôi thì món ăn do một người có lòng tốt nấu ra chính là món ăn ngon nhất rồi”.
Theo Thanhnien
'Cảm giác mạnh' với món lịch sông Hạ Vàng
Xứ Nghệ nức tiếng với món ăn chế biến từ lươn. Nhưng theo tôi, nhiều người đã quá "thiên vị" con lươn mà không nhắc đến con lịch.
Lịch om chuối đậu
Bước chân đến xứ Nghệ, bụng dạ tôi đã chuẩn bị cho những bữa tiệc lươn, con mắt hau háu kiếm tìm quán xá có bán đặc sản lươn. Dĩ nhiên, hầu hết các món chế biến từ lươn của xứ Nghệ theo trải nghiệm của tôi thì quả thật "danh bất hư truyền". Nhưng "bài ca lươn" xứ Nghệ cứ để sau. Bởi vì, tôi bất ngờ được chiêu đãi món lịch sông Hạ Vàng. Mà nói thật, nó đã cho tôi "cảm giác mạnh" hơn cả các món lươn.
Trước tiên cũng nên nói về sông Hạ Vàng, nơi "nuôi nấng" con lịch một chút. Sông Hạ Vàng là một con sông nhỏ tại tỉnh Hà Tĩnh. Nó bắt nguồn từ H.Thạch Hà (Hà Tĩnh). Từ đây, sông chảy theo hướng đông bắc đổ ra Biển Đông tại cửa Sót thuộc xã Thạch Kim, Thạch Hà. Con lịch khai thác hoàn toàn tự nhiên trên con sông này. Đặc biệt, mùa mưa xứ Nghệ là thời điểm con lịch ngoi lên rất nhiều từ đáy sông. Theo người dân địa phương, lịch sống ở vùng sông nước mặn gần cửa Sót. Nhưng mùa mưa, nước ngọt đổ xuống nhiều, chúng lại rậm rực ngoi lên từ dưới lớp bùn để "diễu hành", giao phối, sinh sản.
Theo ghi nhận của tôi, lịch um chuối đậu cũng có công thức chế biến giống như món lươn um chuối đậu đúng "phiên bản" xứ Nghệ. Theo đó, lịch cắt khúc tầm 2 lóng tay trở lại. Sau đó, đem lịch đã ướp gia vị để chừng 30 phút cho gia vị thấm thì cho vào chảo chiên sơ. Các loại gia vị tổng hợp để sử dụng cho các công đoạn chế biến cho món lịch um chuối đậu là bản hợp tấu quá cầu kỳ. Nào là hành, tiêu, ớt, tỏi, bột nêm, bột nghệ, nghệ tươi, riềng, sả, mắm tôm, giấm, rượu... Bên cạnh các gia vị đúng gu xứ Nghệ thì bắt buộc phải có sự "tham dự" của chuối xanh, đậu phụ mới ra món lịch om chuối đậu. Nhưng như vậy cũng chưa "vẹn tình" con lịch sông Hạ Vàng. Bắc nồi lịch om lên bàn, khi chuối xanh và lịch mềm, nước trong nồi vàng sánh màu nghệ, nêm vừa ăn thì cho lá nghệ, lá tía tô và lá lốt thái sợi trộn đều vào thì mới "ngất ngây con gà tây".
Lịch sông Hạ Vàng thịt chắc, vị ngọt đậm đà, ăn rất "mát môi". Nếu có "trách" con lịch thì "trách" rằng tại sao thịt lươn không hề có xương còn thịt lịch thì khá nhiều xương. Vì thế khi ăn cũng phải nhẩn nha từ tốn. Vâng, từ từ mà... tốn cơm đấy bạn nhé.
Theo Thanhnien
Quán lụi nướng bà Sáu phố núi khiến người Sài Gòn 'quên lối về' Ở phố núi Gia Lai, có một quán lụi nướng thơm lừng, nức tiếng hàng chục năm nay, gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, đó là lụi bà Sáu. Lụi nướng bà Sáu thơm lừng một góc phố núi Bà Sáu tên thật Đinh Thị Chỉnh, 65 tuổi, bà mở quán lụi nướng tại số 122 Cao Bá Quát, P. Yên...