Nức danh chè bưởi… Long Xuyên!
Đạp xe chạy vài vòng bờ hồ Nguyễn Du, ngắm cảnh làm thơ vu vơ rồi tạt vào quán chè bưởi gần đó, thưởng thức chén chè beo béo, sần sật vị bùi bùi của cùi bưởi, thanh mát vị đậu xanh, ta nói… chè bưởi Long Xuyên mộc mạc vậy đó mà lại là ký ức khó quên với bao người con từng lớn lên trên mảnh đất này!
Tôi có vài người bạn, mỗi lần có dịp về thăm quê là hú hí nhau đi ăn chè bưởi Long Xuyên. Có phải “đặc sản” lạ hay “sơn hào hải vị” gì đâu, vậy mà tụi bạn vẫn cứ “thích” món chè bưởi này. Nhưng phải là chè bưởi… Long Xuyên mới chịu! Và, theo những người bạn của tôi thì, cái hương và vị của chè bưởi Long Xuyên khác với bất cứ nơi nào đã từng ăn.
TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp, sầm uất với vô vàn ẩm thực hấp dẫn là vậy nhưng khó tìm được vị chè bưởi quen thuộc mà bạn tôi đã từng ăn. Cơn mưa phùn chợt đến. Một nhóm nữ sinh dắt nhau vào quán chè bưởi chúng tôi đang ăn. “4 chén chè bưởi lạnh nha cô!” – một người trong nhóm nữ sinh gọi.
Tiếng cười nói vui vẻ hòa vào tiếng mưa lất phất. Từng chén chè bưởi ngon lành được mang ra kèm theo ca nước “tráng miệng” to đùng. Hình ảnh ấy sao thân quen đến thế! Phải rồi, thời cắp sách đến trường, chúng tôi cũng như thế. Tôi đã dần lý giải được thắc mắc cơn “thèm” chè bưởi Long Xuyên của mấy người bạn thân. Ngoài hương vị đặc trưng thì đó còn là “vị” của ký ức, của thanh xuân tươi đẹp và… “vị” của quê nhà!
Làm thế nào để món chè dân dã, bình dị thành món ngon quen thuộc của nhiều người đến thế? Muốn biết thì chỉ có thể đi thưởng thức chè bưởi Long Xuyên thôi. “Lúc còn hồ bơi Nguyễn Du (phường Mỹ Bình) mấy hàng quán chè bưởi, tàu hũ đá cũng ngay đấy. Không chạy ngang thì thôi chứ đã gặp rồi thì lúc nào tôi cũng ghé vô ăn 1-2 chén chè bưởi. Giờ, tuy dời chỗ bán nhưng vị chè bưởi ngày trước vẫn y vậy. Chén chè được múc ra chén, cho thêm nước cốt dừa nữa, có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh đều rất ngon!” – chị Kim Sang (29 tuổi, ngụ TP. Long Xuyên) chia sẻ.
Người sành ăn món chè khoái khẩu này còn bảo, muốn nấu chè bưởi Long Xuyên ngon phải làm được những miếng cùi bưởi giòn sần sật, không dai, không mềm. Chè có độ sánh mịn vừa phải ăn kèm nước cốt dừa béo bùi hấp dẫn. Thế mới nói một trong những món chè được yêu thích nhất ở Long Xuyên là chè bưởi.
Là món tráng miệng quen thuộc và yêu thích của rất nhiều người bởi sự thơm ngon, thanh mát, kết hợp cùng vị béo của nước cốt dừa tạo cảm giác lạ miệng. Cách nấu chè bưởi không khó nhưng quan trọng là làm cách nào để cùi bưởi không bị đắng, ăn vào giòn dai, không bị xơ. Đó là “bí quyết” đấy nha! Đương nhiên, mỗi người thợ nấu sẽ có “bí quyết” riêng của mình. Khác với các loại trái cây khác, ngoài phần ruột thì ngay cả cùi bưởi cũng có thể sử dụng để chế biến thành một món chè bổ dưỡng.
Chè bưởi, cái tên ngắn gọn với những nguyên liệu chế biến cũng dễ tìm như: cùi bưởi, đậu xanh, bột năng, nước cốt dừa và đường. Với độ dai dai, bùi bùi của cùi bưởi cộng vị béo béo của nước cốt dừa hòa quyện với đậu xanh đã tạo nên độ hấp dẫn không thể chối từ của món chè bưởi từ lâu đã góp tên trong danh sách những món ăn vặt “ngon nhất” ở Long Xuyên.
“Muốn thưởng thức chén chè bưởi “chính hiệu” Long Xuyên thì chỉ có về thành phố tươi đẹp này mới có. Đã từng ăn chè bưởi ở nhiều nơi nhưng vị chè của quê nhà vẫn lưu luyến tôi nhất!” – chị Nguyễn Kim Phượng (32 tuổi, lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh) bày tỏ.
Hơn chục năm kinh nghiệm bán chè bưởi, cô chủ quán chè bưởi nhỏ trên đường Lê Lợi (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên) vừa nhanh nhảu mút từng chén chè bưởi, vừa chia sẻ: “Khoảng 4-5 giờ chiều, tôi đã dọn bán, đến khoảng 9 giờ tối chè hết sạch. Nếu ăn tại chỗ, mỗi chén chè chỉ có giá 8.000 đồng, mang về thì 10.000 đồng. Khách ở độ tuổi trung niên, thanh, thiếu niên rất thường ghé quán ủng hộ”. Nghe “chén chè” chắc nhiều người nghĩ phải to như chén cơm, rồi lại sợ tăng cân. Thật ra, chén chè bưởi chỉ bé như chén nước chấm thôi mà chè lại có vị bưởi và đậu xanh thanh mát, vị ngọt nhẹ nên có ăn 2-3 chén cũng không hề ngán.
Cô chủ quán lại nói, công phu nhất vẫn là công đoạn chế biến phần cùi bưởi màu trắng vì đòi hỏi phải giữ được độ giòn sần sật mà không có vị đắng. Nào là lột bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó lấy phần cùi trắng, cắt nhỏ hình hạt lựu rồi ngâm với nước muối pha loãng ít nhất 2 tiếng cho lần đầu (nhiều người thường ngâm qua đêm), các lần tiếp theo ngâm khoảng 45 phút. Quá trình ngâm bạn bóp đi, bóp lại cùi bưởi để hết vị nhẫn… Chỉ nghe nói sơ thôi mà trộm nghĩ, chén chè 8.000 đồng này hóa ra lại lắm công phu khi chế biến đến vậy!
Video đang HOT
Món chè bưởi hấp dẫn với vị béo thơm của nước cốt dừa, giòn ngon từ cùi bưởi được quyện với đậu xanh, bột năng ở Long Xuyên khá “nổi tiếng” với các “tín đồ” mê ẩm thực. Khen mãi cũng mất hay, thôi thì ai chưa ăn chè bưởi Long Xuyên hãy ghé lại thưởng thức một lần nhé!
Công thức nấu chè nha đam ngon, mát mà không bị đắng
Dưới đây là công thức nấu chè nha đam ngon mà không bị đắng mọi người nên tham khảo nhé.
Cách 1
Nguyên liệu:
Món chè nha đam có vị ngọt thanh vừa ăn.
Nha đam (chọn mua lá to)
Đậu xanh 200g
Bột sắn dây
Đường
Nước cốt dừa
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nha đam: Chọn lá nha đam to cho dễ ngọt vỏ, dùng dao gọt vỏ nha đam, cắt miếng nhỏ rồi cho vào nước cho nửa quả chanh và 1 thìa đường vào ngâm khoảng 10 phút rồi rửa sạch phần nhớt. Để riêng ra bát.
Đậu xanh: Chọn loại đậu xanh bóc vỏ sẵn hoặc đậu xanh còn nguyên hạt về nghiền ra rồi ngâm vào nước nóng, đãi bỏ vỏ rồi để riêng ra rổ. Làm như vậy đỗ sẽ nhừ hơn và ngon hơn giúp cho món chè nha đam đậu xanh giàu dinh dưỡng.
Bước 2: Tiếp tục thực hiện các bước của cách nấu chè nha đam đậu xanh ngon tại nhà. Cho đậu xanh vào nồi với lượng nước vừa ăn, đun cho sôi, cho đường vào đun cùng cho đến khi thấy đậu xanh nở bung ra thì cho nha đam vào, đun sôi trở lại.
Pha nước bột sắn dây ra bát, cho khoảng 1/2 bát con bột, pha ra khoảng 1 bát con nước. Đổ dần bột sắn dây vào nồi, đổ đến đâu khuấy đều tay đến đó. Đun cho đến khi sôi trở lại, thấy chè có độ sánh là được. Tắt bếp, để nguội là dùng được.
Bước 3: Thưởng thức chè đậu xanh nha đam khi nguội sẽ ngon hơn, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn. Yêu cầu đậu xanh chín mềm, nha đam ngọt mát ngon, chè có độ sánh vừa phải, vị ngọt vừa ăn. Khi ăn bạn cho thêm chút nước cốt dừa, khuấy đều lên và thưởng thức.
Cách 2
Nguyên liệu:
2 cây nha đam/lô hội
150g đường phèn
1 bó là dứa
1 quả chanh
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nha đam
Cắt khúc nhỏ, sau đó gọt thật sạch hai hàng gai và lớp vỏ bên ngoài
Lọc phần thịt trong bên trong và ngâm ngay vào chậu nước muối khoảng 4 phút
Sau đó xả thật sạch với nước. Lặp lại việc ngâm nước muối và xả sạch cho tới khi thấy nha đam không còn nhớt nữa mới được
Bước 2:
Cắt nha đam thành các khối vuông nhỏ, vắt hết 1 quả canh lấy nước và ướp khoảng 5 phút vào nha đam vừa cắt. ( có tác dụng tẩy hoàn toàn nhớt của nha đam). Sau đó xả thật sạch lại với nước
Cho lên bếp chiếc nồi lớn, cho nước vào nửa nồi, đun lửa lớn
Khi nước sôi già thả nha đam vào nấu khoảng gần 1 phút, rồi vớt nha đam ra cho vào âu nước đá lạnh
Bước 3:
Cho nước vào 2/3 nồi , cho đường phèn và lá dứa ( đã rửa sạch), đun lửa lớn
Khi đường phèn tan hết cho nha đam ướp lạnh vào đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp
Cho vào tủ lạnh 20 phút rồi thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
Sau chè dừa dầm, đến lượt chè rong biển khiến giới trẻ rần rần đi ăn thử Nghe tên đã thấy lạ rồi, không biết ăn thử thì sẽ thế nào đây? Rong biển là món ăn có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, đây cũng là loại nguyên liệu được chế biến trong nhiều món ăn không chỉ của Hàn Quốc/ Nhật Bản, mà người Việt Nam giờ đây cũng rất yêu thích chúng và sử dụng nhiều...