Nức danh cam Xã Đoài
Cam Xã Đoài – Nghệ An từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi vì hương vị và chất lượng có một không hai và nằm trong top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.
Cam Xã Đoài được trồng chủ yếu tại xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An với giống cam hình quả nhót (người ta gọi là cam lót) và giống cam hình quả bầu (gọi là cam bầu). Cam ra hoa vào mùa đông, hoa cam có hương thơm dịu dàng, khoảng tháng 11, 12 âm lịch thì cam Xã Đoài bắt đầu chín.
Nghi Lộc là vùng đất cằn của Nghệ An nhưng nó lại thích hợp với đất trồng cam và là quê hương của cam Xã Đoài. Mỗi vườn cam của gia đình có ít nhất cũng trăm gốc, vườn cam nào cũng thoáng đẹp, mát mắt. Đẹp không chỉ vì cây cam đúng ngay thẳng hàng thẳng lối, cành cam trĩu quả, dáng toả duyên dáng mà cái đẹp còn vì mặt đất được dọn dẹp sạch sẽ phóng khoáng.
Ảnh minh họa
Cam ra hoa vào mùa xuân, vườn cam vốn màu xanh thẫm nay được điểm tô thêm màu trắng của hoa cam, rồi những giọt mưa xuân đọng lại như đeo cườm trên lá hoa lung linh lấp lánh. Ong bướm đi về dập dìu lên phấn hút nhụy tưng bừng, hương hoa cam thơm ngát một vùng xa, đêm đến hương cam tràn vào giấc ngủ.
Đến mùa quả, vào vườn cam ai trông cũng thích, quả đu đưa đầy cành, có chùm chí chít hàng vài ba chục quả trĩu nặng la đà trên mặt đất. Cành nào nhỏ nhất cũng trên chục quả. Đến ngày quả chín, cây cam như thấp hẳn xuống vì không mang nổi quả quá nặng trên cành. Khi cam đã “vào nước”, người ta lấy dây chằng làm nạng đỡ cho cành khỏi gẫy và quả khỏi “bò” lên mặt đất. Cam chín rộ vào khoảng những tháng cuối năm dương lịch. Vào độ ấy, ở Nghệ An đi đến đâu cũng thấy cam, cam còn ở vườn, cam ra chợ, cam trên các cửa hàng nông sản, thực phẩm, siêu thị…
Video đang HOT
Cam Xã Đoài không to nhưng đều quả mọng nước, ít hạt ngọt đậm. Bổ cam phải dùng dao mỏng thật sắc và bổ nhanh mới không dập tép đầy nước múi cam vàng óng. Cái bổ cái ngon cái giá trị của cam Xã Đoài ai cũng rõ thế nên đi thăm nhau, thăm người ốm có dăm quả cam Xã Đoài, tình nghĩa vô cùng; lao động mệt mỏi, nghỉ tay ăn miếng cam, người thấy dễ chịu hẳn; ngày Tết chỉ cần chục trái cam bày lên mâm ngũ quả, trước là cúng lễ sau là đẹp nhà.
Theo Trung Kiên (XTTMNNHN)
Nông dân - siêu thị cần những cái "bắt tay" bền chặt
Hệ thống siêu thị trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều, mặt hàng nông sản cũng đa dạng để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên không vì thế mà các trang trại, hay nông dân "dễ thở" hơn, bởi vẫn thiếu những cái bắt tay bền chặt giữa nông dân và siêu thị.
Khe "cửa hẹp" vào siêu thị
Theo số liệu của Bộ NNPTNT, hiện cả nước đang có 29.500 trang trại sản xuất thực phẩm, nông sản, trong đó có 20.974 trang trại chăn nuôi, 5.268 trang trại nuôi trồng thủy sản và gần 9.000 trang trại trồng trọt. Ngoài ra, còn có 741 công ty chế biến thực phẩm. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, có 1.585 cơ sở đạt tiêu chuẩn GAP. Phía Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận có 1.817 công ty đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Số liệu lạc quan là thế, nhưng có rất ít trang trại trực tiếp "gõ cửa" được siêu thị, đa phần là tự tìm kiếm thị trường hoặc phó thác cho nhà phân phối trung gian.
Trang trại Hoa Viên của chị Trương Kim Hoa thuộc thôn Dục, xã Yên Bình,
huyện Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Hồng Vũ
Tại HTX chăn nuôi Yên Phú, xã Văn Phú, huyện Thường Tín (Hà Nội), xã viên chăn nuôi bằng phương thức mới theo hướng an toàn sinh học. Việc phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi tập trung an toàn sinh học giúp nâng cao chất lượng thịt, trứng thương phẩm. Hiện, tổng đàn gia cầm toàn HTX gồm 20.000 con vịt đẻ, 10.000 vịt thịt, 20.000 gà đẻ và gà thịt các loại.
Ông Nguyễn Văn Tú - Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Yên Phú cho hay: "Dù sản phẩm có tốt đến thế nào thì đầu ra vẫn chưa tới đúng chỗ là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. HTX cũng nhiều lần tiếp cận siêu thị nhưng không thành công vì chưa thỏa thuận được về mức giá, sản lượng thu mua cũng như thời gian thanh toán. Thường thì bà con nông dẫn muốn có "tiền tươi", vừa chi tiêu cho gia đình, cho con cái ăn học và cần vốn để mua con giống lứa sau".
Một nguyên nhân nữa là HTX cũng chưa xây dựng được nhãn hiệu cho sản phẩm chăn nuôi an toàn có nguồn gốc nên vẫn phải cạnh tranh giá bán với các sản phẩm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Do vậy, sản lượng tiêu thụ còn thấp so với quy mô chăn nuôi của HTX.
Nhiều chủ trang trại cũng chia sẻ rằng, vấn đề lớn nhất của các trang trại đang gặp phải hiện nay là đầu ra cho sản phẩm. Khi đầu vào của các siêu thị bị "bít kín", nhiều trang trại đã phải tự mở cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
Trang trại Hoa Viên của chị Trương Kim Hoa thuộc thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội) với diện tích chuồng trại là 3,5 ha, nuôi hơn 1 vạn con lợn rừng. Hơn 10 năm chăn nuôi, thức ăn cho lợn chủ yếu là cây thuốc nam từ trên núi đem về trồng tại trang trại gồm rau mơ, nhọ nồi, lục vàng, rau mỏ. Phân lợn chị tiếp tục dùng nuôi trùn quế để tạo nguồn thức ăn cho lợn. Bình quân một tháng trang trại xuất khoảng 1.000 con lợn thịt và 500 - 1.000 con lợn giống, doanh thu đạt khoảng 100 tỷ đồng/năm.
Chị Hoa chia sẻ: "Thời gian đầu, trang trại cũng nhận đơn hàng từ siêu thị nhưng vào được siêu thị cũng không dễ vì thủ tục rườm rà, sản lượng tiêu thụ cũng không lớn nên tôi không chen chân vào nữa. Hiện sản phẩm thịt và rau hữu cơ của trang trại bán tại cửa hàng thực phẩm sạch Đại Ngàn do gia đình mở, lượng tiêu thụ đều đặn 30-40 kg/ngày và nhận cung cấp cho các nhà hàng lớn".
Vai trò của đơn vị kết nối
Khác với nhiều đơn vị thường gặp khó khăn về tiêu thụ nông sản, tại HTX chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) hiện đang có gần 50 trang trại lợn, 40 trang trại gà tham gia vào chuỗi liên kết với Công ty CP cộng đồng Green Food Hà Nội. Hiện mỗi xã viên có mức thu nhập từ 300-400 triệu/năm, tăng từ 20-30% so với hình thức chăn nuôi trước đây. Sản phẩm của HTX hiện đang có mặt tại gần 50 cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, bếp ăn, trường học trên địa bàn thủ đô.
Có được thành công đó, ông Trần Văn Chiến - Chủ nhiệm HTX cho biết: "Tham gia liên kết chăn nuôi, xã viên tuân thủ các quy định của nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng. Sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng nhưng để đảm bảo cung cấp số lượng lớn cho hệ thống siêu thị thì không đủ, nên việc kí kết hợp đồng với chuỗi cửa hàng sạch là hợp lý nhất". Còn tại Công ty cổ phẩn Thực phẩm Revofood, nhờ xây dựng thành công chuỗi sản xuất an toàn khép kín từ chăn nuôi tới tiêu thụ, các sản phẩm thịt lợn sạch của đơn vị hiện đã có mặt trên hệ thống siêu thị BigC, hệ thống cửa hàng bán lẻ của các khu đô thị Timecity, Vinhomes, The Garden City.
Ông Hoàng Đình Hà - Giám đốc Công ty Revofood chia sẻ: "Chúng tôi có hệ thống trang trại liên kết, giết mổ, chế biến đảm bảo an toàn, đưa vào các hệ thống phân phối và tới các cửa hàng bán lẻ. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với trang trại trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức tập huấn về sản xuất theo quy trình hiện đại... Phía công ty kết nối giữa hai bên sản xuất và tiêu thụ theo cách làm "mắt nhìn tay sờ". Theo đó, đại diện nhà phân phối, chủ cửa hàng, siêu thị được tổ chức tham quan hàng tháng tại trang trại, kiểm tra từng công đoạn sản xuất. Ngược lại, chủ trang trại cũng được tham quan các gian hàng, sản phẩm khi đã đóng gói bởi chính các chủ trang trại cũng là người tiêu dùng thực phẩm".
Để sản phẩm của các trang trại vào được siêu thị thì không thể bỏ qua vai trò của các doanh nghiệp thu mua bao tiêu sản phẩm. Bà Nguyễn Vân Hương - Trưởng phòng kinh doanh Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: "Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ nông sản của nông dân, các đơn vị cấp xã, huyện cần cung cấp cho doanh nghiệp nhiều địa chỉ sản xuất nông sản có chất lượng. Phía doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đảm bảo giá ổn định, không ép giá người dân".
Theo Danviet
Nuôi bò sữa VietGAP mỗi tháng thu 200 triệu đồng Từ khi liên kết với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGAP, anh Phan Doãn Huấn (34 tuổi) ở đơn vị 26/7 thị trấn Nông trường Mộc Châu đã trở thành tỷ phú, với thu nhập bình quân 200 triệu đồng/tháng. Tự tin với bò sữa VietGAP Tốt nghiệp ngành Điện tử viễn...