Nửa triệu loài côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng
Một nửa trong số 1 triệu loài động vật và thực vật trên Trái Đất đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng là các loài côn trùng , và sự biến mất của chúng có thể là thảm họa đối với con người.
Một loài bướm nhiệt đới tại Triển lãm Bướm ở Công viên Budapest, Hungary ngày 6/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Conservation Biology ngày 10/2.
Nhà sinh học Pedro Cardoso thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Phần Lan, trưởng nhóm tác giả của nghiên cứu trên, nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tuyệt chủng côn trùng hiện nay “hết sức đáng lo ngại”. Sự biến mất của các loài bọ bay, bọ bò, bọ nhảy, bọ đào hang hay bọ đi trên mặt nước là một phần của đợt tuyệt chủng hàng loạt, và đây là đợt tuyệt chủng thứ 6 trong 500 triệu năm qua.
Đợt tuyệt chủng gần đây nhất xảy ra cách đây 66 triệu năm, khi một khối thiên thạch đâm vào Trái Đất đã làm biến mất toàn bộ loài khủng long và hầu hết các loài sinh vật khác. Tuy nhiên, lần này, nhà khoa học Pedro Cardoso nhấn mạnh, hoạt động của con người là nguyên nhân trong hầu hết các hiện tượng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng.
Theo nghiên cứu, yếu tố chính dẫn tới tình trạng giảm sút và tuyệt chủng các loài côn trùng là môi trường sống bị thu hẹp và thoái hóa, hậu quả của các chất gây ô nhiễm đặc biệt là thuốc trừ sâu và do các loài xâm lấn khác. Ngoài ra, hoạt động khai thác quá mức, trong đó trên 2.000 loài côn trùng nằm trong thực đơn của con người, và tình trạng biến đổi khí hậu cũng khiến nhiều loài côn trùng biến mất hoàn toàn.
Sự suy giảm số lượng bướm, bọ cánh cứng, kiến, ong, ruồi, dế và chuồn chuồn gây ra nhiều hậu quả vì các loài côn trùng này đóng vai trò quan trọng không thể thay thế như thụ phấn hoa, nguồn thức ăn nuôi dưỡng nhiều loài động vật, và kiểm soát các loài sâu bệnh.
Theo một nghiên cứu trước đó, các “dịch vụ sinh thái” như trên ước tính tiêu tốn 57 tỷ USD/năm chỉ riêng tại nước Mỹ. Trong khi đó, một hiệp hội về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc có tên IPBES cho biết trên toàn cầu, các loài cây trồng cần côn trùng thụ phấn có giá trị kinh tế ít nhất từ 235 – 577 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, nhiều loài động vật ăn côn trùng bị ảnh hưởng. Cụ thể, số lượng chim giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ liên quan đến sự biến mất của nhiều loài côn trùng do thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 5,5 triệu loài côn trùng và chỉ 1/5 trong số đó đã được xác định và đặt tên. Khoảng 5 – 10% số loài côn trùng đã bị xóa sổ kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu hoạt động mạnh mẽ khoảng 200 năm trước đây.
Trần Quyên
Theo baotintuc.vn
1001 thắc mắc: Loài chuột đáng thương nào bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu đang càn quét nhiều loài sinh vật, đẩy chúng đến bến bờ diệt vong. Ngoài chuột, một số loài động vật tuyệt chủng hoặc gần như tuyệt chủng trong năm 2019, trong đó có ốc sên Hawaii Achatinella apexfulva.
Chuột Bramble Cay Melomys. Ảnh: Ms.
Mới đây, các nhà khoa học đã xác định được trường hợp thú tuyệt chủng đầu tiên, và đáng chú ý hơn đó lại là một loài chuột - một trong những sinh vật có khả năng thích nghi khủng khiếp nhất hành tinh.
Tuy nhiên, trước đó, các sinh vật tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu hiện nay mới chỉ có chim chóc, côn trùng và các loài thuỷ sinh vật, chứ chưa có loài thú nào.
Đã từng rất đông và... hung hãn
Cụ thể, đó là loài chuột Bramble Cay Melomys - một loài thú thuộc họ gặm nhấm, có kích cỡ tương đồng với những con chuột đồng cỡ nhỏ. Chúng là loài thú bản địa duy nhất quanh khu vực rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier, tại một hòn đảo giữa Queensland (Úc) và Papua New Guinea.
Loài chuột này từng rất đông và... hung hãn vào những năm 70 của thế kỷ trước. Nhưng chỉ vài thập kỷ sau đó, chúng đã bị liệt vào danh sách những loài thú đang gặp nguy hiểm.
Đến năm 2014, các chuyên gia đã thực hiện khảo sát trên toàn hòn đảo, bằng cách sử dụng bẫy, máy quay nhằm xác định số lượng chuột Bramble Cay trên đảo. Để rồi cuối cùng sau 2 năm, họ buộc phải đưa ra kết luận rằng loài chuột này đã chính thức tuyệt chủng.
Theo Luke Leung - chuyên gia thuộc ĐH Queensland (Úc), đồng tác giả nghiên cứu khẳng định, Úc đã mất thêm một loài thú nữa với một sự tự tin đáng kể. Nguyên nhân chính gây ra sự diệt vong của chuột Bramble Cay là do sự thay đổi về thuỷ triều và mực nước biển đang dần nhấn chìm hòn đảo.
Sự thay đổi mực nước biển là một trong những nguyên nhân chính góp phần hủy diệt đời sống của những sinh vật nhỏ. Tính đến tháng 3/2014, khu vực có thể sinh sống trên đảo đã thu hẹp đến mức kỷ lục. Các khu vực để loài chuột có thể trú ẩn, như hang đá, kẽ đá... dần biến mất.
Đất liền bị thu hẹp cũng khiến lượng thức ăn trở nên khan hiếm. Loài chuột này vốn chỉ ăn thực vật, nay còn phải cạnh tranh cùng rùa và chim biển. Và hệ quả thì ai cũng thấy rồi đó, Trái đất lại mất đi một loài thú nữa.
Video về loài chuột đã bị tuyệt chủng năm 2019:
Những loài động vật nào gần như biến mất trên Trái đất năm 2019?
Chim Bahama nuthatch hay Sitta pusilla insularis - loài chim nhỏ như chim sẻ thuộc họ Trèo cây (Sittidae), là loài có khả năng đã tuyệt chủng trong năm 2019. Trước siêu bão Dorian quét qua Bahamas hồi tháng 9, các nhà sinh vật học ước tính còn lại 2 cá thể chim Bahama nuthatch. Tuy nhiên, siêu bão cấp 5 đã tàn phá nơi ở của loài sinh vật bản địa này.
Ốc sên Hawaii Achatinella apexfulva, cá thể cuối cùng của loài này, một con ốc sên được đặt tên là "George" đã chết trong một bồn ở phòng thí nghiệm tại Hawaii, Mỹ trong ngày đầu năm 2019. Loài sinh vật này có khả năng đã tuyệt chủng - David Sischo - điều phối viên chương trình phòng chống tuyệt chủng ốc sên tại Sở Tài nguyên và Đất đai Hawaii cho biết.
Giống như nhiều loài ốc sên Hawaii bản địa, Achatinella apexfulva trên đà tuyệt chủng bởi nhiều thập kỷ trước, cơ quan nông nghiệp Hawaii đưa Rosy Wolfsnail - một loài ốc sên ngoại lai - nhằm tiêu diệt những loài sinh vật xâm lấn khác. Hệ quả không ngờ tới là loài ốc sên này đã tiêu diệt cả Achatinella apexfulva.
Cá thể tê giác Sumatra - Dicerorhinus sumatlingsis cuối cùng của Malaysia đã chết vì ung thư tháng 11 năm nay, đánh dấu sự biến mất của loài này tại một khu vực. "Đó là một nỗi hổ thẹn lớn" - Barney Long, Giám đốc bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu nói.
Đối mặt với việc mất môi trường sống, bị săn trộm, hiện còn chưa tới 80 cá thể tê giác Sumatra còn tồn tại hoang dã, chủ yếu là sống rải rác ở Indonesia.
Theo Tiền Phong
Khi các loài động vật đọ chiều cao: Con người liệu có lọt top 10? Theo cách tính thông thường, hươu cao cổ chính là động vật cao nhất còn tồn tại trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần xét khoảng cách giữa hai đầu, bảng xếp hạng này sẽ có một cuộc đổi ngôi ngoạn mục. Con người cao hơn 87,6% các loài thú còn tồn tại trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu so với...



Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 11 tuổi có tới 81 chiếc răng trong miệng, hình ảnh X-quang gây sốc

Phát hiện bất ngờ ẩn giấu trong hòn đá trên sao Hỏa

Người đàn ông đi bộ 450km sau khi cãi nhau với vợ

Loài chim nguy hiểm nhất đối với máy bay

Vợ sốc nặng phát hiện chồng lén mặc váy, muốn chuyển giới sau 20 năm kết hôn

Phát hiện vụ hợp nhất lớn nhất của các hố đen

Vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời miền Trung khiến người dân xôn xao

Quốc gia phạt tù người dùng túi nilon

Rùng mình cảnh nhóm trẻ chơi đùa với con trăn dài 4,5m

Các nhà khoa học sắp hồi sinh loài "khủng long có cánh" đã tuyệt chủng

Vệ tinh gỗ "sống sót" 116 ngày, mở ra kỷ nguyên mới cho tàu vũ trụ

Trái Đất có 6 mặt trăng cùng lúc: Chúng đến từ đâu?
Có thể bạn quan tâm

Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Vườn quốc gia Bến En
Du lịch
09:33:22 19/07/2025
Loại rau thơm được ví như 'thuốc quý' siêu bổ dưỡng, giá chỉ vài nghìn một bó
Sức khỏe
09:27:48 19/07/2025
5 cách dùng nghệ làm đẹp da
Làm đẹp
09:21:31 19/07/2025
Mới phát hành được một tháng, tựa game được so sánh với GTA 6 bất ổn tới không ngờ, đại hạ giá vẫn không ai chơi
Mọt game
08:59:50 19/07/2025
V (BTS) hớ hênh lộ "phần nhạy cảm" trên sóng livestream
Sao châu á
08:57:10 19/07/2025
Mỹ nhân lên hot search vì mặc trang phục màu đỏ đẹp dữ dội, mới 17 tuổi mà thần thái đã "bén" thế này
Hậu trường phim
08:54:03 19/07/2025
Mẹ vợ lúc sống thì ghét bỏ, chì chiết đủ điều, nhưng trước khi qua đời lại nói một câu khiến con rể nước mắt chảy dài
Góc tâm tình
08:44:56 19/07/2025
Cô dâu An Giang cao 90cm lấy người như ý, xúc động trước lời dặn của bố mẹ chồng
Netizen
08:37:44 19/07/2025
Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học
Thế giới
08:01:18 19/07/2025
Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải ngầm ủng hộ Jack?
Sao thể thao
07:21:56 19/07/2025