Nửa đêm, vợ chồng tôi vội vã đến đập cửa nhà em chồng, hàng xóm nghe thấy bước ra chỉ vào bức tường bên cạnh khiến chúng tôi kinh hãi
Cuộc sống của em chồng giỏi giang, sao lại ra nông nỗi này?
Em chồng tôi tên Nhân, là người phụ nữ độc lập về kinh tế, năng động, trẻ trung, mỗi tháng kiếm được hơn 20 triệu. Em ấy có thể chi tiền triệu để mua túi xách, quần áo. Mỗi tháng, em đều cho con tôi 1-2 triệu để mua sữa hoặc đóng tiền học ở nhà trẻ. Nhưng đó là lúc Nhân chưa lấy chồng. Còn bây giờ, Nhân không đi làm nữa mà đã trở thành một bà mẹ bỉm sữa theo đúng nghĩa đen, suốt ngày chỉ biết đi chợ, vào bếp, trông con.
Chồng Nhân giàu có nên tiền bạc đối với anh ta không mấy quan trọng. Đó cũng là lý do anh ta ép vợ nghỉ việc ở nhà, dọn dẹp, nấu nướng và đợi chồng về mỗi tối. Lúc Nhân nộp đơn xin nghỉ việc, tôi đã khuyên can rất nhiều nhưng không có tác dụng. Nhân bảo chồng mình rất ghen tuông, chỉ cần thấy em nói chuyện với một người đàn ông nào, dù là đồng nghiệp thì cũng sẽ khó chịu, nặng lời chửi bới, xúc phạm vợ. Em đã nghĩ rằng chỉ cần mình chịu nghỉ việc, toàn tâm toàn ý với chồng con thì chồng sẽ tôn trọng và tin tưởng vợ thôi.
Nhưng rồi em chồng tôi nhanh chóng nhận ra, nghỉ việc là quyết định sai lầm nhất của em. Dù mỗi tháng chồng đưa 30 triệu, Nhân vẫn không thấy vui vẻ, hạnh phúc. Cuộc sống của em gói gọn trong 4 bức tường và quanh quẩn bên chồng. Em thường nhắn tin rủ tôi đến nhà chơi, trò chuyện cho đỡ buồn chán. Khi Nhân có thai, sinh con, cuộc sống càng gò bó, tù túng và mệt mỏi hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Suốt ngày, em chỉ chăm con, nấu nướng, thức đêm đợi chồng về rồi lại thức đêm chăm sóc con. Em kể, dù chồng có tiếp khách hàng, về lúc 12h khuya thì em cũng phải đợi chứ không được ngủ. Chồng vừa vào nhà, em phải hâm nóng thức ăn, ngồi nhìn chồng ăn xong rồi dọn dẹp. Chồng Nhân cũng không giúp đỡ vợ việc nhà cửa và chăm con mà luôn miệng bảo đó là việc của đàn bà, anh ta chỉ đưa tiền cho vợ thôi là hoàn thành trách nhiệm. Mỗi lần Nhân đề cập đến chuyện đi làm là chồng lại đập đồ hoặc xúc phạm, thậm chí “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với vợ vì không muốn vợ bước chân ra ngoài xã hội nữa. Biết chuyện em chồng, tôi tức lắm nhưng cũng không thể can thiệp được, chỉ có thể lắng nghe em ấy tâm sự thôi.
Đêm qua, tôi đang ngủ thì nhận được điện thoại của em chồng. Em khóc nức nở, bảo tôi đến cứu em với. Vợ chồng tôi hốt hoảng đến nhà em chồng, đập cửa, gọi to tên em. Nhân từ trong nhà lếch thếch bước ra, một bên tay vẫn còn bầm tím và một bên mắt cũng bị bầm đen, còn có cả vết xước dài trên mặt. Chồng tôi giận dữ hỏi em rể đâu thì Nhân nói anh ta đã bỏ đi rồi, sau khi đánh vợ xong, anh ta liền lái ô tô bỏ đi về nhà nội ở.
Hàng xóm nghe tiếng vợ chồng tôi mắng chửi chồng Nhân thì cũng sang hỏi han. Bác ấy còn dẫn tôi ra mặt ngoài ngôi nhà, chỉ vào vệt xước dài, đậm trên tường, bảo đó là do chồng Nhân dùng cây chổi đánh vợ nhưng bị hụt. Tôi thấy dấu vết trên tường mà kinh hãi, anh ta đánh vào tường mà để lại dấu vết đậm đến thế, nếu như rơi vào da thịt con người thì còn kinh khủng ra sao nữa? Bác hàng xóm còn bảo thường xuyên nghe chồng Nhân chửi vợ con, đập phá đồ đạc và đánh vợ. Bác ấy sang can ngăn thì anh ta mắng đuổi về. Có lần, bác ấy còn phải sang can thiệp nhưng rồi tình trạng vũ phu vẫn diễn ra.
Chồng tôi tức quá, liền bảo em gái thu dọn đồ đạc và bế con về nhà chúng tôi. Giờ em chồng muốn ly hôn nhưng lại lo lắng về quyền nuôi con khi bé đã hơn 3 tuổi và em không có việc làm. Bên chồng Nhân cũng gây sức ép, nhắn tin dọa nạt, yêu cầu vợ bế con về. Thật lòng, chúng tôi muốn giúp em mà không biết phải làm sao cho ổn thỏa nữa.
Nửa đêm mẹ chồng gọi điện, khóc lóc cầu xin tôi cứu giúp em chồng
11 giờ đêm, mẹ chồng gọi điện đến trong trạng thái xúc động mạnh. Bà vừa khóc vừa năn nỉ tôi hãy cứu lấy em chồng thêm một lần nữa thôi.
Em trai chồng tôi năm nay đã gần 30 tuổi nhưng không có việc làm, chỉ nằm dài ở nhà chơi game hoặc đi tụ tập bạn bè nhậu nhẹt. Bố mẹ chồng tôi khuyên nhiều lần, thậm chí năn nỉ, van xin cậu ấy tìm việc nhưng cậu ấy vẫn bỏ ngoài tai. Có lần, chồng tôi về còn đe dọa em trai, bảo sẽ không cho cậu ấy tiền tiêu vặt mỗi tháng nữa vì còn phải lo cho gia đình. 5 năm nay, tháng nào chồng tôi cũng phải chuyển cho em trai 4 triệu. Chưa kể mỗi lần em chồng gây nợ nần thì người đứng ra gánh vác luôn là vợ chồng tôi.
Lần đầu tiên, chúng tôi phải trả cho em chồng 55 triệu. Lần thứ 2 là 90 triệu, cách lần thứ nhất chưa tới 1 năm. Lần gần đây nhất là 43 triệu. Chưa tính tới những lần em chồng gây nợ với những khoản tiền nhỏ hơn. Cũng vì chuyện của em chồng mà vợ chồng tôi mâu thuẫn, lục đục suốt. Tôi không chấp nhận chuyện mình bươn chải, chẳng có thời gian nghỉ ngơi để kiếm tiền nhưng lại phải dùng tiền đó để trả nợ cho người khác. Như thế thì tôi lấy động lực ở đâu mà cố gắng phấn đấu nữa?
Hơn 1 năm nay, em chồng đã biết điều hơn khi không hỏi xin tiền anh trai để trả nợ nữa. Cậu ấy còn xin làm bảo vệ công trường, mức lương tuy không cao nhưng cũng đủ chi tiêu cơ bản. Còn về phần bố mẹ chồng, vợ chồng tôi vẫn phải gửi tiền về đều đặn. Chúng tôi cũng tiết kiệm được một số vốn, dự định mua chiếc xe ô tô để thuận tiện việc đi lại. Tháng vừa rồi, tôi có khoe với mẹ chồng dự định này. Bà mừng lắm, cứ khen vợ chồng tôi giỏi giang.
Vậy nhưng đêm qua, đã 11 giờ đêm rồi mà mẹ chồng còn gọi điện đến trong trạng thái bị xúc động mạnh. Bà khóc lóc van xin chúng tôi trả 150 triệu giúp em trai vì cậu ấy lại gây nợ rồi bỏ trốn, chỉ để lại mảnh giấy xin lỗi gia đình. Mẹ chồng nói bây giờ chúng tôi không cứu cậu ấy thì chắc cậu ấy chẳng còn đường về nhà nữa.
Tôi thở dài ngao ngán. Chồng tôi vò đầu bứt tóc, vừa mắng em trai vừa lo lắng, không biết phải giải quyết chuyện này thế nào. Nếu trả nợ cho em chồng, dự định mua xe ô tô của chúng tôi buộc phải gác lại, trong khi chúng tôi đã đặt cọc và chỉ đợi xe về để giao nốt tiền. Giúp hoài, tôi còn sợ sẽ tạo thành tính ỷ lại, rồi em chồng càng phá phách, gây thêm nợ nần. Mà nếu không giúp thì chúng tôi sẽ mang tiếng ác. Tôi không biết phải làm sao cho phải nữa?
Bố muốn tôi lấy anh hàng xóm để trả ơn anh đã cứu mạng ông Giữa chúng tôi có khoảng cách quá lớn về trình độ học vấn sao có thể đến với nhau được? Ảnh minh họa: ST Bên cạnh nhà tôi có anh hàng xóm tên Đạt, anh ấy làm công nhân xây dựng, người kiểu cứng nhắc khô khan. Mỗi khi chạm mặt tôi, anh ấy luôn chào trước, còn tôi chỉ vâng dạ cho...