Nửa đêm đi “mua may” ở chợ Viềng
Từ đêm hôm trước, cho đến rạng sáng ngày 7/2 (tức mùng 8 tháng Giêng) hàng ngàn lượt người vẫn tiếp tục nối nhau kéo về chợ Viềng ( thị trấn Gôi, Vụ Bản, Nam Định) để “mua may bán rủi” trong phiên chợ duy nhất của năm.
Chiều 6/2, mọi ngả đường dẫn vào khu vực Phủ Dầy, chợ Viềng luôn đặc kín người vào xe chen nhau. Bắt đầu từ ngã ba thị trấn Gôi, người dân đã gửi xe để đi bộ vào các đền, phủ và chợ Viềng. Chợ Viềng đông nhất từ 0h00′ đến 2h sáng, bởi người đi chợ quan niệm rằng mua bán thời điểm đó đem lại nhiều may mắn nhất.
Vợ chồng ông Vũ Ngọc Tuấn, 54 tuổi ở Quỳnh Phụ, Thái Bình cho biết, gia đình ông đã đi chợ Viềng từ nhiều năm nay. “Năm nào hai vợ chồng cũng đi chợ Viềng để mua may mắn về nhà. Xuất phát từ nhà là 7h tối, đến nơi vừa kịp nửa đêm, đi chợ chúng tôi chỉ định mua một cây sung nhỏ, với mong muốn gia đình sung túc cả năm”, ông Tuấn chia sẻ.
Chị Thủy một người bán giỏ, bồ trẻ quê ở Hà Nam chia sẻ: “Để cho kịp phiên chợ, tôi phải đến chọn chỗ từ sáng, ngồi đến nửa đêm càng bán được nhiều hàng hơn”.
“Chồng như cái giỏ, vợ như cái hom, mua về vợ chồng keo sơn gắn bỏ em ơi!”, vừa nói chuyện chị vừa đon đả mời khách mua hàng.
Tại phiên chợ độc đáo này, du khách dễ dàng bắt gặp sản phẩm thịt bê thui, nông cụ, cây cảnh và đồ cổ, giả cổ. Đây là những mặt hàng chính và chủ yếu góp phần là nên thương hiệu của chợ Viềng xuân. Người bán và người mua đều không đề cao vấn đề giá cả, ai cũng quan niệm “bán được là quý, mua được là may” nên giá cả rất phải chăng và mặc cả dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều tiểu thương lợi dụng phong tục này để hét giá mặt hàng lên cao.
Theo truyền thuyết, khi cờ mở hành quân đến đất Nam Giang thì ngựa của hai tướng bị hỏng móng phải dừng lại, nhân tiện có làng Vân Tràng nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, nên đã nhờ bà con rèn lại móng ngựa và vũ khí mang theo. Trong khi chờ đợi, hai tướng đã ra lệnh cho lính lập đàn loan tin chiến thắng. Biết được, dân chúng ở khắp các xã, thôn lân cận đem trâu, bò về mổ ở làng Vân Tràng ăn mừng…Từ đó, bà con huyện Nam Trực lấy đêm ngày mồng 7 và sáng mồng 8 tháng Giêng làm ngày hội họp đầu xuân để tưởng nhớ hai vị tướng. Đồng thời, cũng là dịp nông nhàn để bà con trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và trưng bày, mua bán cây, con giống, đồ cổ…. Cũng theo giải thích của các cụ già, chữ “Viềng” trong từ chợ Viềng có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ nhân dân khắp mọi nơi về chung vui. Phiên chợ mang ý nghĩa cầu may trong năm mới, mong một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt, nhiều tài lộc.
Chùm ảnh người dân đi chợ Viềng “mua may bán rủi”:
Từ 23h đến 2h sáng ngày 7/2, đoạn đường từ ngã ba thị trấn Gôi đến khu vực Phủ Dầy, luôn ở trong tình trạng ùn tắc
Cây cảnh là mặt hàng được bày bán nhiều nhất ở chợ Viềng
Loại cây mới có tên phát lộc được khá nhiều người ưa chuộng, có giá 100.000 đ/ chậu nhỏ
Video đang HOT
Cây hoa giấy có giá khủng 35 triệu đồng
Vợ chồng ông Vũ Ngọc Tuấn (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đang lựa chọn cây sung ưng ý, với mong muốn một năm sung túc
Thịt bò, bê thui là món lễ vật đầu năm cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ xưa tới nay, nên hầu như ai đến chợ Viềng cũng cố mua cho được, dù ít hay nhiều. Nếu không, họ cũng phải ăn một bát bún, phở bò để lấy may đầu năm. Giá thịt bê, bò ở chợ Viềng năm nay giao động từ 230-260.000đ/ kg
Các sản phẩm nông cụ được bày bán chủ yếu để phục vụ người dân quanh vùng
Bà Ngần, 60 tuổi, bán muối ở chợ Viềng chia sẻ : “Mỗi phiên chợ Viềng tôi đi bán muối, gạo cũng chỉ kiếm được đôi ba trăm nghìn, nhưng năm nào cũng muốn đi bán để lấy may đầu năm”
Chợ Viềng có cả những món đồ cổ đắt giá…
…cho đến cuốn sách cũ
Đến khoảng 3h sáng, chợ bắt đầu tan dần. Trên khuôn mặt kẻ bán người mua ai nấy cũng đều rạng rỡ
Chị Thủy đếm lại tiền bán được cuối buổi chợ
Theo Khampha
Năm nay có một chợ Viềng rất khác!
Không xảy ra án trật tự xã hội nghiêm trọng nào, không du khách nào phàn nàn về nạn "chặt chém", trộm cắp; huyết mạch giao thông lần đầu tiên được thông suốt... Năm nay có một chợ Viềng rất khác.
Lần đầu tiên lễ hội chợ Viềng không bị tắc đường
Lễ hội chợ Viềng - Phủ Dầy hàng năm diễn ra vào đêm mồng 7, rạng sáng mồng 8 Tết Nguyên đán. Điều du khách lo sợ nhất ở lễ hội này là "căn bệnh" tắc đường năm nào cũng diễn ra, kéo dài cả nửa ngày và nhiều cây số. "Bệnh" này năm nào cũng tái phát nhưng bất ngờ năm nay đã được CA tỉnh Nam Định "bắt mạch" và "chẩn trị" bằng việc phân luồng giao thông từ xa cho các xe khách, xe container... 2 chiều Bắc - Nam.
Lễ hội chợ Viềng đặc kín người nhưng vẫn an toàn.
Chính điều này đã giảm áp lực lớn cho giao thông tại chợ Viềng năm nay. Ngoài ra ngay từ đầu giờ sáng ngày mồng 7 Tết (6/2), tất cả các hàng quán bày bán trên vỉa hè tuyến QL 10 và khu vực đường chính chợ Viềng đều bị lực lượng chức năng nhắc nhở dẹp gọn. Các loại phương tiện vi phạm dừng đỗ không đúng nơi quy định cũng phải buộc rời đi nơi khác.
Ngoài ra, những điểm xung đột giao thông trên suốt các cung đường khu vực chợ Viềng - Nam Định đều được bố trí lực lượng chức năng cắm chốt, tuần tra liên tục, thậm chí lập "hàng rào sống" để hướng dẫn phân luồng. Ý thức tham gia giao thông của người dân tại lễ hội năm nay cũng có chuyển biến tích cực. Tất cả đã giúp làm lên một "lịch sử": lần đầu tiên lễ hội chợ Viềng không tắc đường.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, đến các giờ cao điểm sau 9h sáng, một số điểm giao thông tại khu vực cổng chính chợ Viềng, Đền Trình, ngã 3 Gôi - QL10, có xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ.
Thông tin từ Ban tổ chức lễ hội chợ Viềng năm nay, không có vụ án hình sự nghiêm trọng nào xảy ra; cũng chưa thấy người dân nào phản ánh bị móc túi tại lễ hội.
Điều đáng lo ngại khác là các bãi gửi xe đều quá tải. Đến khoảng 19h tối, hầu hết các bãi gửi xe đã chật cứng, nhiều bảo vệ của các cơ quan nhà nước tại khu vực UBND huyện Vụ Bản (Nam Định) đã tận dụng sân của cơ qua để trông xe "bất đắc dĩ". Một số bảo vệ trông xe cho biết, trông xe được tiền là vui nhưng điều mà họ thấy vui hơn là mình đang hòa vào không khí lễ hội của quê hương.
Năm nay, mức giá trông xe phổ biến là 10 nghìn đồng/xe máy và 50-100 nghìn đồng/ô tô (không tính thời gian gửi).
Vẫn còn nhiều "hạt sạn"
Có thể thấy lực lượng tài xế "xe ôm" phục vụ nhanh gọn, tích cực đã giúp du khách rất nhiều trong việc tham gia lễ hội. Tuy nhiên, nhiều bác tài chèo kéo, chặt chém cũng khiến du khách khó chịu.
Đội cái bang làm phiền lòng người đi hội.
Ban tổ chức chợ Viềng cấm nạn ăn xin, cờ bạc... nhưng lệnh cấm chỉ nằm trên giấy. Khi du khách mới lác đác ở chợ Viềng thì lực lượng này đã sẵn sàng từ lâu. Các trò vui chơi có thưởng - một loại cờ bạc trá hình - vẫn hoạt động rầm rộ tại lễ hội mà không bị nhắc nhở, xử lý.
Sự cố mất điện cũng xảy ra tại khu vực sân vận động xã Kim Trung (huyện Vụ Bản, Nam Định), nơi có hàng trăm quầy hoa, cây cảnh, khiến các tiểu thương bức xúc. Một tiểu thương đã gọi điện đến báo Dân trí bức xúc phản ánh, ngày 5/2 họ đã phải đóng tiền cho tổ điện của xã Kim Trung để có điện thắp sáng bán hàng. Nhưng đến khoảng 19h ngày 6/2 họ bị cắt điện với lí do: các "ông bà" đóng tiền điện cho tổ khác nên chúng tôi cắt (?!)
Vụ việc trên khiến hàng trăm tiểu thương ở chợ hoa cây cảnh xã Kim Trung bức xúc và tụ tập đông người làm "kinh động" đến nhiều du khách và cơ quan chức năng. Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, khi chính quyền xuất hiện và giải quyết, các hộ tiểu thương mới được đóng điện trở lại.
Tệ nạn cờ bạc hoành hành tại chợ Viềng
Liên quan đến sự cố này, khi được hỏi, vị Phó Chủ tịch phụ trách Văn - Xã của xã Kim Trung né câu trả lời bằng cách đề nghị phóng viên lên gặp Trưởng Ban tổ chức lễ hội là lãnh đạo huyện Vụ Bản. Ông này cũng cho rằng không có chuyện cắt điện của bà con mà chỉ nhắc nhở tiểu thương đấu nối điện cẩn thận, an toàn!
Hàng trăm tiểu thương bán cây cảnh bức xúc vì bị cắt điện.
Chợ Viềng - Phủ Dầy (Nam Định) năm nay thật sự đã có nhiều đổi thay tích cực, song vẫn có không ít "sạn" mà trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Người mẹ khốn khổ 10 năm chờ con về ăn Tết trong vô vọng Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày người con trai duy nhất của bà Nguyễn Thị Dưỡng mất tích, năm nào bà cũng gói bánh chưng, chuẩn bị Tết rồi thất thần nhìn ra đường chờ đợi. Người mẹ già hằng ngày vẫn ngồi ở bến sông chờ đợi đứa con yêu thương (ảnh minh họa) Năm qua năm, đến nay, bà...