Nửa đầu năm 2020, thị trường ô tô Việt tụt dốc 30%
Tính đến hết tháng 6, thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số 107.183 xe, sụt giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thấp điểm nhất là tháng 4.
Theo báo cáo mới nhất từ VAMA (Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), tháng 6 vừa qua, toàn thị trường bán được 24.002 xe. Con số này tăng 26% so với tháng 5 nhưng giảm 13% so với tháng 6 năm ngoái.
Tính chung, toàn thị trường ô tô 6 tháng đầu năm nay đã đạt doanh số 107.183 xe, sụt giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thấp điểm nhất là tháng 4 – tháng Việt Nam phải thực hiện cách ly xã hội phòng chống Covid-19.
Biểu đồ so sánh lượng ô tô tiêu thụ qua các tháng của VAMA. Nguồn: VAMA
Video đang HOT
Tháng 6 cũng là tháng bán được xe nhiều nhất trong nửa năm đã qua. Trong số 24.002 xe tiêu thụ, có 17.584 xe du lịch (tăng 35%); 6.109 xe thương mại (tăng 5%) và 309 xe chuyên dụng (tăng 18% so với tháng trước).
Trong đó, sản lượng của ô tô lắp ráp trong nước đạt 15.874 xe, tăng 43% so với tháng trước, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.155 xe, tăng 21% so với tháng trước.
Con số thống kê trên của VAMA chưa bao gồm doanh số của Mercedes-Benz và TC Motor lắp ráp phân phối xe Hyundai.
Để đạt được thành tích chạm mốc 400.000 xe như năm 2019, nửa năm còn lại dự kiến sẽ khá khó khăn với ngành ô tô bởi sức mua của người dân phụ thuộc vào “túi tiền”, vốn bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh.
Thống kê từ báo cáo VAMA cho thấy trong các thành viên của Hiệp hội, Toyota vẫn là thương hiệu có lượng tiêu thụ cao nhất qua 6 tháng, đạt 25.177 xe (giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái). Ở vị trí thứ hai là Honda với 12.035 xe (giảm 27%), vị trí số ba là Thaco Truck với 10.924 xe (giảm 1%), vị trí số bốn là Mazda với 10.524 xe (giảm 39%), và ở vị trí số 5 là Mitsubishi với 10.301 xe (giảm 17%).
Doanh số của Ford giảm 1/3 trong đại dịch Covid-19
Ford cho biết, doanh số quý 2 tại thị trường Mỹ của hãng giảm tới 33,3%. Trong danh mục sản phẩm của hãng chỉ có Explorer và Ranger là vẫn bán tốt.
Mẫu Ford Explorer phiên bản 2020
Sự sụt giảm doanh số của Ford trong quý 2 vừa qua vẫn là thấp so với các đối thủ. Cụ thể, GM có doanh số giảm 34%, còn Fiat Chrysler giảm 38,6%.
Theo dự báo của các công ty nghiên cứu thị trường ô tô Edmunds và ALG, tiêu thụ ô tô trên toàn thị trường Mỹ sẽ giảm khoảng 34% trong quí 2. Đây có thể là quãng thời gian tồi tệ nhất của ngành công nghiệp ô tô Mỹ do dịch bệnh.
Ngoại trừ hai dòng xe chủ đạo của Ford là Explorer SUV và Ranger pickup, tất cả các sản phẩm khác đều có doanh số sụt giảm. Doanh số của Explorer tăng 12,4%, còn của Ranger tăng 19,8%.
Phó Chủ tịch Ford - ông Mark La Neve cho biết, doanh số của hãng chủ yếu dựa vào dòng xe bán tải cỡ lớn. Tuy nhiên, do hoạt động bán buôn sụt giảm, bao gồm xe bán cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp, doanh số của dòng xe bán tải F-Series đã giảm 22,7% trong quý 2 vừa qua.
Tuy nhiên, Ford vẫn tỏ ra lạc quan vào sự phục hồi trong nửa cuối năm nay. Ông La Neve nói: "Ford vẫn đang phát triển tốt theo kế hoạch và chúng tôi hy vọng có thể chứng kiến sự phục hồi vào quý 3; mùa hè, thời điểm bán xe tốt nhất trong năm." Nhưng ông cũng không loại bỏ những lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể quay lại và ảnh hưởng mạnh mẽ tới lĩnh vực sản xuất ô tô.
Các nhà sản xuất ô tô khắp nước Mỹ đã buộc phải dừng sản xuất từ tháng 3 đến cuối tháng 5 vừa qua vì đại dịch. Các công ty cũng đã cắt giảm hoặc hoãn trả lương cho các nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất trong thời gian này.
Phân khúc xe bán tải: Sức mua giảm, Ford Ranger vẫn 'vô đối' Ngoại trừ Mazda BT-50 vẫn duy trì đà tăng trưởng qua đó vượt mặt Mitsubishi Triton, doanh số bán các mẫu xe bán tải còn lại đều sụt giảm... Ford Ranger vẫn là mẫu xe bán chạy nhất và dần bỏ xa Toyota Hilux. Ford Ranger vẫn 'vô đối' ở phân khúc xe bán tải tại Việt Nam Thị trường ô tô chịu...