Nữ y tá mang thai ra đi vì Covid-19: Cứu người không cứu được mình
Tình hình dịch bệnh tại Indonesia đang vô cùng phức tạp, cần lượng lớn nhân sự là các y bác sĩ tham gia chống đỡ.
Thậm chí trong số đó có cả những người phụ nữ là y tá, bác sĩ đang mang thai vẫn phải lên tuyến đầu chống dịch.
Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok đã lan truyền đoạn clip quay lại hình ảnh rất nhiều người đang đứng đưa tiễn một bệnh nhân mắc Covid-19 không qua khỏi. Đoạn clip còn ghi lại rất rõ tiếng khóc thương khi những người mặc đồ bảo hộ đẩy chiếc quan tài ra khu vực sảnh bệnh viện.
Người chồng đi cạnh bên quan tài của vợ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Sự việc này đã được truyền thông Indonesia vô cùng quan tâm. Và theo Tribbun News, bệnh nhân qua đời trong clip là nữ y tá Ismatul Maula Ulyah, làm việc tại bệnh viện Cibitung Medika ở Bekasi, Tây Java. Cô đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong quá trình chăm sóc cho các bệnh nhân F0 rồi không qua khỏi.
Nhận được tin dữ, chồng của Ismatul là Syahroni đã tức tốc đến bệnh viện để nhìn mặt vợ lần cuối. Mặc dù đã rất cố gắng để kìm nén cảm xúc song khi quan tài được đẩy ra, anh Syahroni dường như sụp đổ, chỉ biết ngồi xuống khóc nức nở.
Quá đau lòng, anh Syahroni ngồi sụp xuống khóc nức nở. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mọi người tiễn đưa nữ y tá đang mang thai qua đời vì Covid-19.
Cũng theo Tribbun News, chị Ismatul bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của người nhiễm Covid-19 từ giữa tháng 6/2021. Lúc này cô còn đang mang thai 7 tháng nên tình trạng vô cùng nguy hiểm. Dù đã được nỗ lực cứu chữa nhưng nữ y tá cuối cùng cũng không chiến thắng được bệnh dịch.
Chia sẻ với truyền thông, người chồng đau đớn kể: “Ngay trước ngày vợ ra đi tôi còn nói chuyện và động viên cô ấy qua điện thoại. Cô ấy nói rằng cảm thấy lo lắng vì đứa con trong bụng không cử động. Nhưng rồi 1 tiếng sau đó vợ tôi nói con lại nghịch ngợm rồi. Đến tối hôm đấy vợ tôi còn bảo đã thấy khỏe hơn nhiều rồi nhưng không ngờ lại đi nhanh như thế.”
Chị Ismatul đang mang thai ở tháng thứ 7. (Ảnh: Tribbun News)
Biết tin mẹ không còn, đứa con đầu lòng mới 8 tuổi của cặp vợ chồng đã khóc rất nhiều. Người thân trong gia đình và anh Syahroni phải an ủi, vỗ về để đứa trẻ bớt đau buồn.
Đoạn clip sau khi được đăng tải đến nay đã được hơn 4,5 triệu lượt xem. Bên dưới đều là những lời chia buồn, động viên gửi đến chồng và gia đình của nữ y tá. Họ còn bày tỏ lòng biết ơn đến sự hi sinh của Ismatul cùng với toàn bộ các nhân viên y tế đang ngày đêm chống dịch.
Nhiều người xót xa trước sự ra đi của nữ y tá. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Thật xót xa khi không chỉ cô ấy mà còn cả đứa bé chưa kịp chào đời đều không qua khỏi.
- Những người chứng kiến cũng không khỏi xúc động trước cảnh tượng này. Nữ y tá này đúng là một người hùng.
- Gia đình của cô ấy hẳn là rất đau buồn. Xin chia buồn và cầu mong cô ấy đến được thiên đàng.
- Đang mang thai nhưng vẫn không nề hà cứu giúp các bệnh nhân. Những gì cô ấy làm thật đáng trân trọng.
- Cô ấy cứu giúp mọi người nhưng lại không cứu được chính mình.
Dẫu biết rằng không thể thắng được “sinh lão bệnh tử” nhưng nữ y tá ra đi khi còn quá trẻ cùng đứa con chưa kịp chào đời của mình vẫn khiến nhiều người thương cảm. Hi vọng gia đình cô sẽ sớm vượt qua được mất mát to lớn này.
Ông bố 3 con kể chuyện chăm con mọn mà như phim Hàn Quốc khiến ai nấy "cười xỉu": Nam chính điển trai, lạnh lùng vẫn phải dọn phân, thay bỉm cho con như thường
Nếu cuộc sống bỉm sữa được chuyển thể thành phim thì sẽ thế nào nhỉ? Cũng xúc động, hài hước và cao trào xung đột ấy chứ!
"Vợ chồng son thêm một con thành 4", đó câu nói mà mọi người vẫn truyền tai nhau để miêu tả về sự vất vả, đảo lộn trong cuộc sống của những cặp vợ chồng có con nhỏ. Quá trình bầu bí, sinh nở, chăm sóc một em bé sơ sinh là cực kỳ phức tạp, đòi hỏi những ông bố bà mẹ cần có kiến thức, khéo léo và đặc biệt là sự kiên trì. Đã không ít cặp vợ chồng gặp khủng hoảng, stress khi tổ ấm có thêm thành viên nhí, điều đó cũng khiến nhiều bạn trẻ độc thân cảm thấy lo lắng khi nghĩ đến chuyện làm bố, làm mẹ.
Tuy nhiên mới đây, một câu chuyện miêu tả cuộc sống bỉm sữa cực kỳ hài hước của ông bố 3 con đã nhận được nhiều sự chú ý của mọi người. Từ quá trình mang thai đến ngày đi đẻ và chăm sóc em bé đều được ông bố này tóm tắt qua góc nhìn như những cảnh phim hài hước khiến mọi người liên tục bật cười.
Các ông bố bà mẹ trẻ đọc xong cảm thấy "cảnh phim" miêu tả rất đúng cuộc sống bỉm sữa của gia đình mình, có vất vả, có xung đột xong tựu chung lại vẫn là một hạnh phúc vô bờ khi có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ.
Nguyên văn câu chuyện hài hước:
" Nhân tiện một vài bạn đang độ tuổi sinh đẻ cũng hỏi kinh nghiệm này nọ, làm mình buồn cười quá vì cứ như kiểu mình là hot mom KOL. Giờ mình biên lại mấy ý ngắn gọn.
Giai đoạn sinh con là một tập phim ngắn được làm trong 3 năm, ngân sách thì tùy mức độ của hai nhà sản xuất, không có chuẩn ngân sách cho việc này.
Phim được bấm máy vào ngày con tinh trùng bị lạc đàn, trên đường đi tìm đàn may mắn gặp người phụ nữ nọ cho anh ta một quả trứng. Bộ phim bắt đầu từ ngày hôm đấy.
Anh Ninh và bà xã cùng 2 con gái. Vợ chồng anh vừa đón thêm em bé thứ 3 cách đây ít ngày.
Giai đoạn cao trào của phim là lúc ở trong bệnh viện chờ đẻ, kịch bản đoạn phim này tuy ngắn nhưng phải đắt tình huống. Tuy quay trong có mấy ngày nhưng lại lắm công lắm của, huy động nguyên một bệnh viện và dàn ê-kíp diễn viên bác sĩ y tá hộ lý rồi nội ngoại hai bên tham gia tổ tư vấn tại chỗ.
Nếu cảnh bấm máy đẹp bao nhiêu thì cảnh đi đẻ phải đời thật bấy nhiêu. Những lan can, góc tường vạ vật những ông bà bố mẹ. Người bóc trứng, người ăn bánh chưng sôi nổi mà đầy lo lắng. Trưa hôm qua mình thấy một chị chắc ngoài bốn mươi làm dấu thánh.
Thế rồi cũng đến lúc nhân vật chính xuất hiện, đây là lúc hai nhà sản xuất vỡ oà cảm xúc, một đằng mệt vì rặn đẻ, một đằng mệt vì vừa vui vừa lo. Trên đời này chưa thấy ai đi đẻ con mà lại không lo lắng cả.
Chuyển cảnh, xuất viện về nhà. Lúc này thì bối cảnh không có nhiều thú vị nữa. Các phân cảnh chủ yếu loanh quanh trong nhà vệ sinh, nhà bếp. Đạo cụ chủ yếu là cái máy giặt, khăn giấy, tã bỉm, sữa, ợ hơi, dọn phân, nước tiểu thập thành như một trường ca bất diệt về sự sống. Thoại trong phân cảnh này không nhiều nhưng phần lớn là những mâu thuẫn nội tâm bắt đầu được nhen nhóm. Thêm vào đó là một vài chi tiết xung đột này nọ cho có dư vị. Yên tâm đi, phim nào nhà nào đến cảnh này cũng sẽ xuất hiện xung đột, nhưng nhìn chung là sẽ không sao.
Một vài cảnh phim minh hoạ:
Cảnh 1 - việc ăn uống
Điện thoại reo, bà nội gọi.
- "Chong Un à, phụ nữ đẻ xong con phải cho nó ăn 7 quả trứng gà vì các cụ bla bla bla....".
- "Nhưng mà nhỡ 1 trong 7 quả trứng gà đó lại mang giống của con vịt thì lôi thôi lắm mẹ biết không. Chi bằng ta không nên ăn trứng cho đỡ rách việc".
Cắt, chuyển cảnh.
Cảnh 2 - thay bỉm.
Thoại của nhân vật nữ: "Ơ tay anh làm sao cứ lóng ngóng thế nhanh lên không con lạnh".
Nhân vật nam mặt lạnh lùng như boy Hàn Quốc trong phim, vẫn tập trung vào phân: "Ưn Chê à, em có biết là 4 đêm nay anh thức không, việc lóng ngóng chẳng qua chỉ là một phản ứng tự nhiên, em có biết điều đó không? Em có hiểu điều đó không?". Xong nhân vật nam oà khóc, tay đấm vào tường. Nhân vật nữ mắt ngân ngấn lệ tỏ vẻ thông cảm đặt tay lên vai nhân vật nam "ộp pa".
Cắt, tạm hết phim.
À quên, mình bảo các bạn nào chuẩn bị sinh con có thể vào Netflix xem series Our Planet tuyệt hay để giải trí trước khi ta lại về "úp mặt" vào bỉm sữa. Nhất là những cảnh về sự sinh sản và nuôi con của loài vật như cá voi, chim chóc, và cả mấy con kiến để lấy làm cảm hứng lúc chăm con chăm vợ.
Bộ phim mang đến những hình ảnh sinh trưởng, nuôi dưỡng của các loài động vật rất xúc động. Thiết nghĩ, con người đôi khi cũng nên nhìn cách các loài vật nuôi con để học tập và mang đến những niềm cảm hứng mới mẻ.
Sau khi post xong status này thì mình phải đi quay cảnh phơi quần áo, đạo cụ bên sản xuất lo xong rồi. Diễn thôi ".
Chủ nhân của câu chuyện này là anh Lê Đăng Ninh (35 tuổi, hiện là Co Founder của một Xưởng nghệ thuật tại Hà Nội).
Nói về cảm hứng để viết lên câu chuyện, anh Ninh tâm sự: " Thực ra việc sinh con và chăm con là vất vả vì rất nhiều việc, gia đình mình nuôi 3 con nên vợ chồng hay chia sẻ công việc với nhau và cố gắng nhìn mọi thứ hài hước, tích cực để đỡ vất vả khi phải làm mấy việc đó.
Nhà mình hai vợ chồng bình đẳng và chia sẻ mọi công việc ở công ty lẫn công việc ở nhà, chứ không phân chia việc gì của phụ nữ, việc gì của nam giới, ai mạnh cái gì thì làm cái đấy " .
Anh Ninh cũng cho rằng, người đàn ông có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang bầu và sinh con. Đàn ông giúp vợ được về vấn đề tinh thần hay việc chăm sóc đều là cần thiết vì cuối cùng con cái mình chính là người sẽ được lợi từ việc được bố mẹ quan tâm chăm sóc.
16 năm trước, nữ giảng viên Hà Nội đã có quyết định táo bạo khi bị chồng bạo lực tinh thần sau 3 ngày kết hôn Người phụ nữ này cho biết, khi kể câu chuyện của mình, chị không chủ ý đưa ra lời khuyên cho bất kỳ ai. Chị chỉ mong muốn câu chuyện đời mình sẽ phần nào trở thành động lực cho những ai không may mắn trong hôn nhân. Cuộc hôn nhân nhiều nước mắt vì bị chồng bạo lực tinh thần chỉ sau...