Nữ xạ thủ chuyên nghiệp già nhất thế giới
Trong khi hầu hết những ông cụ, bà lão ở tuổi xấp xỉ 80 chỉ còn biết vui vầy bên con cháu để hưởng thụ những ngày cuối đời thảnh thơi, thì bà Chandro Tomar lại hoàn toàn không phải một người như vậy.
Với khẩu súng lục giá 1.200 bảng trong tay và chiếc khăn quấn che đi mái tóc bạc, bà Chandro gợi lên hình ảnh về một nữ xạ thủ chuyên nghiệp có một không hai ở cái tuổi 78 gần đất xa trời.
Đối với bà lão 78 tuổi này, “không có gì là không thể”, chỉ cần bạn tập trung và chăm chỉ.
Là mẹ của 6 người con và có 15 đứa cháu, bà vừa phải làm việc nuôi đại gia đình, vừa tham gia các cuộc thi bắn súng và đã 25 lần đoạt giải vô địch quốc gia.
“Tôi muốn làm gì đó có ích trong cuộc đời, và cũng là để mọi người biết về khả năng của mình. Ngay từ lần đầu tiên bắn súng, tôi đã cảm thấy mình có duyên với nó. Và bây giờ tôi vẫn có thể chứng tỏ cho mọi người thấy tuổi tác không phải là vấn đề. Chỉ cần tập trung và chăm chỉ, bạn có thể làm được bất cứ việc gì”, bà Tomar nói.
Gần 10 năm trước, Chandro còn thường cùng cháu gái tới khu vực tập bắn trong làng Johri, quận Uttar Pradesh, Ấn Độ, vì bà muốn được học những kỹ thuật mới, nhưng ngại không dám đi một mình. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn “học lỏm”, bà Chandro đã được mọi người hoan ngênh gia nhập vào câu lạc bộ của họ.
Bà Chandro thường xuyên tập luyện tại một câu lạc bộ ở địa phương.
Chia sẻ về chuyện gia nhập câu lạc bộ bắn súng, bà Chandro nói: “Lúc đầu tôi chỉ vì hiếu kỳ và cũng muốn làm cho đứa cháu gái thấy vui nên mới đồng ý gia nhập. Nhưng rồi có lần tôi quyết định không tới đó nữa, vậy mà chính huấn luyện viên đã bảo tôi quay về đội vì ông ấy thấy tôi còn có khả năng. Tôi bị thuyết phục và dần dần phát hiện ra mình thực sự đã đam mê bắn súng. Từ đó tuần nào tôi cũng chăm chỉ tới câu lạc bộ để tập luyện cùng mọi người.”
Thế rồi trong những ngày làm việc vất vả ở nông trại để nuôi gia đình, bà Chandro vẫn thường xuyên tranh thủ cơ hội để luyện tập đôi tay bằng cách ném đá chính xác vào những chai nước được đặt ở nhiều cự ly khác nhau.
Huấn luyện viên Farooq Pathan cùng hai người bạn lập ra câu lạc bộ bắn súng này từ năm 1998 đã rất ngạc nhiên trước khả năng của bà Chandro. Ông nói: “Tôi rất bất ngờ khi thấy có một bà cụ trong nhóm của mình, nhưng bà ấy đã bắt nhịp rất nhanh. Với cánh tay rắn chắc, đôi mắt sắc bén cùng kỹ thuật điêu luyện, bà Chandro còn vượt xa nhiều xạ thủ nam khác trong câu lạc bộ.”
Một xạ thủ 78 tuổi nhưng đôi cánh tay vẫn còn rắn chắc, ánh mắt vẫn còn sắc bén và kỹ thuật thì đã đạt đến trình độ điêu luyện.
Bây giờ, trên khắp đất nước Ấn Độ, hầu hết mọi người đều biết đến khả năng bắn súng kỳ diệu của bà Chandro. Thậm chí, bà còn giành cả huy chương vàng Giải Vô địch bắn súng chuyên nghiệp được tổ chức ở Chennai.
Được nhiều người biết đến nhưng có lẽ người hâm bộ bà Chandro nhất chính là con gái của bà – Seema. Cô cũng là một ngôi sao bắn súng quốc tế và trở thành người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên đoạt huy chương tại Giải bắn súng ngắn và súng trường thế giới.
“Mẹ là một người tuyệt vời, và chúng tôi mong rằng mình cũng có thể làm được những điều phi thường như bà. Mẹ cũng là người đã dạy cho chúng tôi hiểu rằng trên đời này không có việc gì mà chúng ta không thể làm được. Và hơn hết, mẹ chính là người đã dìu dắt chúng tôi từng bước đi lên trong sự nghiệp, cũng như đứng vững trong cuộc sống”, cô Seema chia sẻ.
Cũng theo cô Seema, rất nhiều thành viên trong câu lạc bộ đã gia nhập quân đội hoặc lực lượng cảnh sát để phục vụ nhân dân và đóng góp cho đất nước, vì được bà Chandro động viên, khuyên nhủ.
Hình ảnh bà Chandro khi buông cây súng để trở về là một người phụ nữ bình thường của gia đình với 6 đứa con và 15 đứa cháu.
Khả năng bắn súng của bà Chandro là một điều không phải nghi ngờ, khi một lần nữa bà đã khiến nhiều người phải thán phục vì đánh bại cả thanh tra trưởng của lực lượng cảnh sát Delhi, mà theo chính cảm nhận của bà là “điều này thật tuyệt vời”.
Tuy nhiên, dù có được huy chương hay không thì khi trở về nhà, bà Chandro vẫn là một người phụ nữ với bao công việc hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp và chăm sóc cho cả gia đình; đảm bảo bữa cơm đã xong xuôi trước khi tới trường bắn để tiếp tục viết lên những câu chuyện phi thường trong lịch sử câu lạc bộ của mình.
Theo Đất Việt
Siêu nhân bay như chim bằng đôi cánh tự chế
Jarno Smeets, một kỹ sư 31 tuổi ở Hà Lan tuyên bố anh là người đầu tiên đi vào lịch sử khi có thể bay được như chim bằng chính đôi cánh tự chế của mình.
Đoạn video ghi lại cảnh Smeets bay bằng đôi cánh do chính anh tự làm được tung lên trang mạng Youtube sau đó lan nhanh với tốc độ vi-rút, thu hút hơn 1 triệu lượt người xem. Đoạn video được ghi lại tại công viên Hague ngày 18/3 vừa rồi.
Trong đoạn phim ngắn, chúng ta có thể thấy Smeets đã sử dụng cánh tay của mình để vẫy đôi cánh do anh tự làm. Smeets đã cất cánh và bay được trên không trung một quảng đường dài tương đương 91.44 mét và sau đó đã đáp đất thành công.
Smeets cho biết: "Đây là điều tôi hằng mơ ước bấy lâu nay. Sau 8 tháng miệt mài làm việc, nghiên cứu và kiểm tra cẩn thận, tất cả đã thành công. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được khích lệ tinh thần từ những bậc tiền bối vĩ đại như Otto Lilienthal, Leonardo da Vinci và... và tất nhiên có cả bố tôi nữa".
Sau khi tốt nghiệp trường đại học Coventry (Anh), Smeets đã làm việc với chuyên gia cơ khí Bert Otten để phác thảo ra một dự án cơ học thường được ứng dụng trong ngành nghiên cứu và lắp ráp Robot. Sau đó anh đã phát triển ý tưởng chế tạo một đôi cánh tự chế nhờ lực cơ học của động cơ cộng thêm sức mạnh từ đôi tay. Tuy nhiên, cựu sinh viên đại học Coventry cho biết, sức mạnh cơ thể của anh chỉ có thể giúp sức được 5% sự thành công của anh, còn lại là nhờ vào động cơ. Smeets phải gắn thêm động cơ hỗ trợ để có thể vận hành đôi cánh được dễ dàng hơn.
Sau hơn 1 phút bay trên không, Smeets đã hạ cánh an toàn: "Lúc đầu nhìn thấy mặt đất như đang rung chuyển, và sau đó là tôi cảm thấy như không còn lực cản nào nữa, đó thực sự là một cảm giác tự do cực điểm - một cảm giác thực khi đang bay", anh chia sẻ.
Mặt đất được chụp từ camera gắn trên đầu Smeets
Đoạn video sau khi được tải lên mạng cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Một người xem tinh mắt nhận thấy đột nhiên có sự xuất hiện của một người đeo kính râm điều chỉnh camera trên đầu Smeets mà trước đó người này không có. Điều này chứng minh rằng sự thành công của việc bay bằng đôi cánh có lẽ do sự khéo léo xử lý kỹ xảo trong video hơn là sự khéo léo chế tạo ra đôi cánh.
Sau sự kiện này, kỹ sư Smeets cũng mạnh dạn tuyên bố anh là người đầu tiên trên thế giới ghi danh vào lịch sử khi anh có thể bay được như chim bằng chính đôi cánh tự chế của mình.
Xem video:
Theo DT
Người phụ nữ thích "cưỡng hiếp" đàn ông Một người phụ nữ ở Úc đã bị triệu ra trước tòa vì tội đột nhập vào nhà một người đàn ông và... cưỡng dâm nạn nhân. Người phụ nữ "có một không hai" này là bà Rebecca Helen Elder, 39 tuổi ở thành phố Adelaide, miền nam nước Úc. Bà Elder đã bị buộc tội đột nhập vào nhà nam giới và...