Nữ võ sĩ gốc Việt đại chiến nhà vô địch Thái Lan
Tay đấm Bi Nguyễn dành sự tôn trọng lớn cho đối thủ Stamp Fairtex, nhưng cô không hề tỏ ra sợ hãi.
“Áp lực là điều chắc chắn không thể thiếu khi so tài với Stamp Fairtex. Cô ấy là võ sĩ rất giỏi. Stamp Fairtex đang giữ 2 đai vô địch Muay Thái và kick-boxing của ONE Championship”, Bi Nguyễn chia sẻ với Zing.vn.
Bông hồng gốc Việt tin đối thủ người Thái Lan có lối tấn công đa dạng, sải tay dài và khỏe. Điều này khiến Stamp Fairtex không dễ bị quật xuống sàn. Dù vậy, Bi Nguyễn không đánh giá cao khả năng nhu thuật của Stamp Fairtex, bởi võ sĩ này chưa thể hiện được điều đó trong những trận đấu trước.
Bi Nguyễn sắp có trận đấu khó khăn trước đối thủ Thái Lan. Ảnh: Nguyên Trí.
Ngày 8/11, Bi Nguyễn sẽ đối đầu với Stamp Fairtex trong trận đấu thuộc thể loại MMA ở sự kiện tại Philippines. Nữ võ sĩ gốc Việt có lợi thế quen với việc thi đấu MMA, còn Stamp Fairtex mới chuyển sang nội dung này gần đây.
Hiện tinh thần của Bi Nguyễn lên sau khi có chiến thắng trước Puja “The Cyclone” Tomar ở thể loại Muay Thái tại sự kiện diễn ra ở TP.HCM vào ngày 6/9. Đây là trận đấu nữ võ sĩ gốc Việt thi đấu hay, áp đảo đối thủ trong 2 hiệp cuối.
Stamp Fairtex cũng có sự chuẩn bị không kém phần ấn tượng. Hồi tháng 8, cô đánh bại Asha Roka bằng đòn khóa cổ khiến đối thủ phải hàng phục. Giới chuyên môn đánh giá trận đấu giữa Bi Nguyễn và Stamp Fairtex rất cân bằng. Cả hai đều có những điểm mạnh riêng, do đó thế trận hứa hẹn khó đoán.
Bi Nguyễn sinh ngày 30/10/1989 tại California (Mỹ). Cô tập luyện tại phòng gym Jackson-Wink MMA ở Albuquerque, New Mexico. Nữ võ sĩ này sở hữu thành tích thắng 4 sau 5 trận đấu, tạo ấn tượng đặc biệt trong hàng ngũ vận động viên nghiệp dư.
Năm 2016, cô bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp khi thắng 3 trận liên tiếp. Chính những lần ca khúc khải hoàn trên sàn đấu đó là giấy thông hành để đưa cô đến với ONE Championship. Ngoài thể loại MMA, Bi Nguyễn có thể thi đấu Muay Thái.
Theo Zing
Ngôi sao Muay Thái Lan tuyên chiến các võ sĩ Việt Nam
Võ sĩ triển vọng Panpayak Jitmuangnon tự tin tuyên bố người Thái luôn sắm vai thế lực bất khả chiến bại ở môn Muay.
Tháng 9 tới, sân chơi võ thuật lớn nhất châu Á ONE Championship sẽ đổ bộ tới Việt Nam. Khi đó, người hâm mộ võ thuật tại TP.HCM sẽ được chứng kiến những ngôi sao của thể loại Muay và kick-boxing tranh tài trên sàn đấu.
Với Muay, Việt Nam có những võ sĩ rất tiềm năng. Nhưng để ca khúc khải hoàn trên đấu trường quốc tế, các võ sĩ phải vượt qua đối thủ đáng gờm đến từ Thái Lan, quê hương của bộ môn Muay.
Trao đổi với Zing.vn, ngôi sao trẻ Panpayak và huyền thoại Yodsanklai Fairtex rất háo hức được chạm trán những võ sĩ chủ nhà.
"Người Thái bất bại trong Muay"
- Chúng tôi có những võ sĩ Muay rất tài năng, điều đó làm anh lo lắng? Và nếu phải đấu với những đối thủ Việt Nam, anh sẽ nghĩ sao?
- Panpayak: Tôi rất muốn đấu với các võ sĩ Việt Nam. Một trong những lý do tôi gia nhập ONE Championship là để được thi đấu với càng nhiều võ sĩ trên thế giới càng tốt.
Panpayak (trái), sinh năm 1996, từng thắng giải võ sĩ của năm vào năm 2013 (một giải thưởng danh giá, uy tín nhất Muay Thái Lan).
Tôi muốn khán giả toàn thế giới biết đến bản thân, cũng như trao đổi kỹ thuật càng nhiều càng tốt. Quan trọng hơn, tôi muốn tái khẳng định người Thái là vua của Muay, và chúng tôi bất bại.
- Yodsanklai: Tôi không quá lo lắng chuyện phải đấu với ai. Bản thân mong sớm chạm trán những võ sĩ Việt Nam, vì thời gian thi đấu chuyên nghiệp của tôi không còn nhiều. Ngoài ra, tôi cũng muốn xem các đất nước khác tập luyện môn võ truyền thống của Thái như thế nào.
Trước kia, tôi từng tập sparing (đấu tập) với một bạn võ sĩ đến từ Việt Nam. Tôi sử dụng Muay và đối thủ sử dụng võ cổ truyền Việt Nam. Sau khi đấu đối kháng, tôi nhận ra không phải ngẫu nhiên môn võ của các bạn hay Vovinam được tôn vinh và sánh ngang với Muay hay Penkat Silat.
- Anh có trận đầu tiên thi đấu Muay Thái lúc mấy tuổi? Số tiền thu được lúc đó là bao nhiêu?
- Panpayak: Tôi thượng đài lần đầu tiên vào năm 10 tuổi. Lúc đó, tôi mới luyện tập Muay vỏn vẹn hai tuần. Phần thưởng cho người chiến thắng khi ấy chỉ là một cặp găng tay cũ.
- Yodsanklai: Tôi bắt đầu luyện tập và thi đấu Muay Thai lúc 8 tuổi. Trận đấu đầu tiên của tôi là ở một hội chợ, và bản thân nhận được 20 baht (15.000 VND). Lúc đó, sau trận thắng đầu tiên, tôi đã khóc khi biết mình có thể phụ giúp gia đình thông qua việc thi đấu Muay.
Bạn biết đấy, đánh nhau để sống không phải một nghề nghiệp hay nhưng trong cuộc sống mỗi người chúng ta phải vật lộn, thậm chí đánh nhau để giành từng miếng ăn. Vậy tại sao tôi không thể đi theo con đường võ sĩ để chiến thắng số phận và vượt lên chính mình.
- Lúc quyết định lên sàn đấu, đó là do bản thân tự nguyện hay bị thúc ép bởi HLV?
- Panpayak: Tôi chọn Muay Thái vì giống như bao đứa trẻ khác trong làng. Chúng tôi được dạy rằng, cách để thoát được nghèo đói và vượt lên số phận chính là trở thành một võ sĩ hay huyền thoại Muay.
Chính vì vậy, mọi người đều cố gắng tập luyện từ rất nhỏ. Tôi không hề nghĩ mình sẽ đam mê Muay tới khi trận đấu đầu tiên kết thúc.
- Yodsanklai: Tôi tự nguyện thi đấu vì được anh trai truyền cảm hứng. Những trận đấu Muay của anh mình đã làm tôi đam mê môn thể thao này. Tôi và Muay dường như có duyên với nhau.
Huyền thoại Yodsanklai (phải) đã có 201 chiến thắng trong sự nghiệp.
Dĩ nhiên, động lực thúc đẩy tôi thi đấu Muay là để kiếm tiền. Những chiến thắng trên sàn đấu mang đến cơ hội rất lớn để tôi giúp đỡ gia đình và có cơ hội thay đổi số phận.
- Trong quá trình tập luyện Muay Thái, anh gặp khó khăn nào, nhất là ở độ tuổi nhỏ?
- Panpayak: Khó khăn lớn nhất của tôi chính là kinh tế gia đình. Cả gia đình tôi chỉ có một mảnh đất nhỏ để 12 thành viên cùng chung sống. Bố mẹ tôi trồng cây cao su bán mủ kiếm sống qua ngày. Lúc được mùa, chúng tôi có ăn, còn khi mất mùa, cả nhà cùng chịu đựng.
Khi ấy, tôi đi thi đấu khắp mọi nơi với hy vọng tìm được vài trận thắng, từ đó có thể giúp đỡ gia đình một buổi cơm đầy đủ rau thịt.
Lúc cuộc sống khó khăn, việc ăn uống đã không đủ no huống chi đến việc ăn đủ chất để thi đấu. Cơ thể tôi lúc nhỏ gầy gò lắm, nhưng vẫn phải thi đấu. Thỉnh thoảng, tôi phải đấu với một võ sĩ to gấp hai lần.
- Yodsanklai: Khi còn bé, gia đình tôi luôn gặp những khó khăn về tài chính. Tôi phải dành phần lớn thời gian trong ngày để phụ giúp mẹ ở cửa hàng tạp hóa, hoặc những việc lặt vặt ngoài đồng.
Nơi tôi luyện tập thiếu thốn nhiều trang thiết bị, nhưng với sự tận tình của HLV, bản thân vẫn đủ kỹ năng để thi đấu.
Nói không với bán độ
- Anh đối phó thế nào với nạn cá cược? Bản thân đã bao giờ bị các tay cá cược chèo kéo?
- Panpayak: Nạn cá cược là một điều rất xấu, nhưng suy cho cùng người chơi cũng là những khán giả mua vé xem đấu nhiều nhất. Đó cũng là miếng ăn với các võ sĩ.
Tôi từng được mời những khoản tiền lớn để bán độ, dù vậy lương với tư cách là một võ sĩ chân chính không cho phép bản thân làm điều đó. Đôi lúc tôi bị các tay chủ kèo cá cược gây áp lực và không cho thi đấu để dễ tìm người khác bán độ hơn. Tuy nhiên, tôi thà không đấu còn hơn giả bộ thua.
- Yodsanklai: Tôi thừa nhận bản thân từng bị các tay cá cược chèo kéo. Đó là điều mà mọi võ sĩ Muay đều phải trải qua, và là mặt tối của mọi môn thể thao nói chung chứ không riêng gì Muay .
Yodsanklai là huyền thoại sống của Muay.
Tuy nhiên, tôi luôn từ chối những lời kêu gọi bán độ, dù thù lao lớn thế nào. Muay là là đam mê lớn nhất của tôi. Họ có thể làm tiền dựa trên kết quả trận đấu, nhưng không bao giờ có chuyện tôi vì họ mà thua.
Tôi thượng đài không chỉ vì tiền, mà còn bởi danh dự và mong muốn bảo vệ sự thiêng liêng của một môn quốc võ. Muay đã giúp tôi thay đổi cuộc đời. Tôi cảm thấy bán độ như chống lại lý tưởng của mình, phản bội lại giá trị sống đã theo đuổi.
- Muay Thái mang đến điều gì lớn nhất trong cuộc sống của anh?
- Panpayak: Muay Thái giúp tôi tìm ra bản thân mình là ai, cũng như đảm bảo sự nghiệp và gia đình no đủ. Tôi không thể tưởng tượng ra sẽ làm gì nếu không có Muay.
- Yodsanklai:Tất cả những gì tôi có được hiện tại là nhờ Muay. Trong tương lai, tôi muốn được đóng góp sức mình để phát triển Muay lớn mạnh hơn. Tôi biết ơn bộ môn này đã trao cho tôi quá nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống.
'Đệ nhất Thiếu Lâm' được ngợi khen dù thua võ sĩ Muay Thái. Năm 2014, Nhất Long có cuộc so tài với Sudsakorn, một trong những võ sĩ Muay hàng đầu Thái Lan. Dù để thua trận, "Đệ nhất Thiếu Lâm" vẫn được ngợi khen vì màn trình diễn ấn tượng.
Theo Zing
Đả nữ "hot girl Muay Thái" khuấy đảo đấu trường MMA số 1 châu Á Nữ võ sỹ Ekaterina Vandaryeva lần đầu tiên thi đấu ở ONE Championship diễn ra tại Nhật Bản vào ngày 13/10. Ngày 13 tháng 10, Nhật Bản vinh dự là chủ nhà sự kiện lớn nhất trong lịch sử võ thuật châu Á, khi ONE Championship kỷ niệm sự kiện thứ 100 mang tên ONE: CENTURY. Ekaterina Vandaryeva tới đấu trường võ thuật...