Nữ Việt kiều Hàn Quốc ra sức miệt thị người Việt: ‘Đàn ông làm cu li, đàn bà làm gái’ khiến netizen căm phẫn
Thái độ vong ơn bội nghĩa của nữ Việt kiều Hàn với những lời miệt thị mọi người tại đất Việt đã tạo ra làn sóng phẫn nộ dữ dội.
Trong những ngày qua, toàn thể người dân trên mọi miền Tổ Quốc Việt Nam đang oằn mình để đẩy lùi đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bạn bè quốc tế khi Việt Nam là một trong những quốc gia có ca nhiễm ít nhất và cũng đã chữa thành công các ca nhiễm bệnh.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được những lời khen ngợi từ bạn bè quốc tế với tinh thần ‘tương thân tương ái’, không biết bạn là ai đến từ đâu nhưng nếu bạn nhiễm bệnh tại Việt Nam thì sẽ được đội ngũ y bác sĩ tận tình chữa trị.
Bức thư đầy tâm huyết của hai du khách Ba Lan viết bằng tiếng Việt. Ảnh: VTC News
Nội dung bức thư tay ông Stian Wiik gửi ông Đỗ Ngọc Anh cùng nhân viên y tế tại khu cách ly tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ khu cách ly, cặp vợ chồng người Anh gửi thư cảm ơn Việt Nam.
Nếu như một số bạn bè quốc tế từng đến Việt Nam và cảm nhận được sự thân thiện của những con người trên mảnh đất chữ S này thì đâu đó vẫn còn 1 số người mang trong mình dòng máu lạc hồng, từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này vậy mà khi đặt chân ra nước ngoài sinh sống làm việc một thời gian và gắn mác Việt kiều lại có những hành động thiếu suy nghĩ. Mới đây, một đoạn clip đã ghi lại được một nữ Việt kiều Hàn Quốc lên tiếng chửi bới, miệt thị đồng bào mình, quê hương của chính mình.
Cụ thể, trong đoạn clip người nữ Việt kiều này miệt thị: ‘Tụi bây chửi văn hoá Hàn vậy tại sao bọn bây còn chui mặt qua đây làm nô lệ. Đàn ông thì làm cu li, đàn bà thì làm gái khắp nơi trên thế giới. Cái lũ tụi bây là ngu, mất dạy và vô giáo dục. Tụi bây không thấy nhục. Tụi bây vào đây nhắn tin, comment chửi tao rồi chúng bây sẽ mang cái nghiệp. Dù tao sống bên đây có văn minh đi nữa thì tao phải nhận xét những cái an sinh xã hội chưa được,..”
Ảnh cắt từ clip.
Sau khi đoạn clip được đăng tải, nhiều cư dân mạng đã truyền tay nhau một cách chóng mặt. Ngoài ra, cư dân mạng vô cùng phẫn nộ và lên án dữ dội với thái độ vong ơn bội nghĩa của nữ Việt kiều này đối với nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Zhang
Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, nơi cách ly 'thật đẹp'
Nhiều sinh viên ở ĐH Quốc gia TP.HCM cấp tốc dọn đồ rời đi, nhường ký túc xá làm khu cách ly nhưng không quên để lại điều tử tế tại nơi này.
Nhiều sinh viên đăng tin san sẻ lên các nhóm trên Facebook - Ảnh: Chụp màn hình
Cũng tại ký túc xá làm thành khu cách ly này, những quân dân, sinh viên tình nguyện thay phiên nhau túc trực, dọn dẹp, họ không ngại ngủ ngoài trời, ăn bữa cơm vội để phục vụ những người đang cách ly.
Sinh viên tình nguyện gấp rút dọn dẹp biến ký túc xá thành khu cách ly
Nơi cách ly "đẹp" nhờ những hành động ý nghĩa
Làng đại học ở TP.HCM những ngày này vắng sinh viên, thay vào đó là đông đúc du học sinh, Việt kiều về nước để cách ly 14 ngày. Từ những ngày đầu tiên có thông báo trưng dụng ký túc xá làm nơi cách ly, các sinh viên dù tất bật dọn đồ đạc nhưng vẫn không quên gửi lại những lời nhắn nhủ đến những người vào cách ly. Việc san sẻ những thứ nhỏ nhặt nhất như đồ ăn, vật dụng cá nhân cũng được nhiều sinh viên hưởng ứng, đăng lên các nhóm ký túc xá.
Dương Nữ Ni Liên, sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, sau khi dọn đi khỏi ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM nhớ còn bánh kẹo để ở ký túc xá, liền đăng bài lên nhóm để gửi lại quân nhân và sinh viên tình nguyện khi dọn phòng.
Sinh viên tình nguyện dọn dẹp đến 11 giờ đêm - Ảnh: Văn Bình
Được nghỉ học phòng dịch Covid-19 nhưng nhiều sinh viên "không trốn dịch" mà quay lại ký túc xá hỗ trợ công tác dọn dẹp để cho các du học sinh sớm được vào khu cách ly.
Nguyễn Ngọc Thanh Tùng, sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhà ở Đồng Nai, cũng gần ký túc xá nên chạy lên "tiếp tế" phụ dọn đồ ở khu A và khu B. Thanh Tùng bày tỏ: "Phụ dọn ký túc xá là hành động thiết thực giúp nhiều người từ nước ngoài về có nơi cách ly. Hôm mình làm là đến hơn 12 giờ trưa rồi nhưng các anh dân quân, sinh viên tình nguyện vẫn muốn làm tiếp. Mọi người ăn trưa thật nhanh để quay lại làm để kịp đón người ở nước ngoài về cách ly".
Các anh quân dân ngày đêm túc trực tại đây luôn trong tư thế sẵn sàng chống dịch kể cả khi ngủ. Anh Hồ Học Hữu, dân quân thường trực đang hỗ trợ tại ký túc xá khu B, tâm sự: "Sáng 8 giờ tụi mình bắt đầu công việc, chiều có hôm thì 5 giờ tụi mình sẽ tập kết rác. Và và 5 giờ 30 sẽ về nghỉ, nhưng nếu ký túc xá cần gấp rút để bàn giao thì bọn mình lại sắp xếp dọn dẹp đến khoảng 11 giờ đêm rồi về. Tuy mệt nhưng ai nấy điều động viên nhau cố gắng chống dịch".
Ký túc xá ĐHQG TP.HCM đã bớt cảnh rồng rắn tiếp tế người cách ly
Cảm ơn các sinh viên đã nhường chỗ ở làm khu cách ly
Bên cạnh những du học sinh nước ngoài than vãn về khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM "không như mấy cái review trên YouTube đâu mọi người" thì vẫn có những du học sinh cho rằng nơi đây đã là tốt lắm rồi. Phạm Tài (du học sinh Trường ĐH Flinder, Adelaid, Úc) đang cách ly tại ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: "Mình cảm thấy may mắn khi được ở đây cách ly. Với lại tình hình dịch bệnh quá nhanh nên việc trưng dụng khu ký túc xá làm nơi cách ly, nơi mà hàng ngàn sinh viên phải rời đi cũng là thiệt thòi với sinh viên rồi. Mình cảm ơn các bạn sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM rất nhiều".
Bữa ăn tối của các quân dân ở KTX khu B - Ảnh: chụp màn hình
Bình Phương, 29 tuổi (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) bay từ Singapore về và đang cách ly 14 ngày tại ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay đã có nhiều cảm xúc trong 3 ngày đầu. Bình Phương thổ lộ: "Mình thấy khuôn viên ký túc xá cây xanh nhiều. Mình thấy trân trọng những gì đang có, nếu nhìn ra những hoàn cảnh cách ly tại những chỗ khác hoặc nước khác. Mình muốn cảm ơn các bạn sinh viên đã nhường chỗ cho mình, để hoàn thành 14 ngày cách ly".
Du học sinh Mỹ kêu gọi người về nước góp tiền ăn ở khi cách ly "Mình xin phép được kêu gọi các bạn du học sinh và Việt kiều về nước tự nguyện đóng tiền hoặc ủng hộ tuỳ tâm cho nơi cách ly", Thùy Dương, về từ California, viết. Ngày 20/3, Dương - sinh viên năm 4 ở một trường đại học tại California (Mỹ) - cùng bạn bè về đến Việt Nam. Trước đó, khi dịch...