Nữ Việt kiều chiếm đoạt hơn 130 tỷ để buôn lậu hàng Gucci
Chủ tịch C ông ty Milano Vina vay hơn 130 tỷ đồng để buôn lậu hàng thời trang cao cấp sau đó bỏ trốn, khiến lãnh đạo nhà băng phải lĩnh án.
Ảnh minh họa
TAND TP HCM ngày 14/6 xét xử Huỳnh Thị Trinh (45 tuổi, nguyên giám đốc Eximbank Sài Gòn) cùng 2 cấp dưới về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các bị cáo đều được tại ngoại.
Liên quan vụ án, bà Đặng Bạch Helen (Việt kiều Mỹ, Chủ tịch Công ty TNHH Milano Vina) đang bị truy nã về hành vi chiếm đoạt hơn 134 tỷ đồng của ngân hàng này.
Theo điều tra, năm 2009, bà Bạch mở thêm Công ty TNHH Gia Phát Thành và thuê Trương Hoàng Linh làm giám đốc. Ba năm sau, nữ Việt kiều đề nghị bà Trinh cho vay vốn để kinh doanh hàng thời trang cao cấp như Gucci, Dolce&Gabbana, Burberry… Hàng được nhập từ Italy về bán tại các khách sạn trên đường Đồng Khởi (quận 1) và Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Bà Trinh chỉ đạo Phạm Duy Hiển (phó trưởng phòng khách hàng Eximbank Sài Gòn) và Nguyễn Thị Thu Hằng (cán bộ tín dụng) thẩm định hồ sơ, giải ngân cho công ty của bà Bạch vay 140 tỷ đồng thông qua 61 hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ.
Video đang HOT
Số tiền này bà Bạch dùng làm vốn buôn lậu hàng thời trang. Khi mất khả năng thanh toán, bà ta bỏ trốn để lại số nợ ngân hàng hơn 134 tỷ đồng.
Nhà chức trách cũng cho rằng có đủ căn cứ chứng minh hành vi của bà Bạch là phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các bán bộ ngân hàng đã không thực hiện và thực hiện không đúng quy định về cho vay và đảm bảo vốn vay, dẫn đến thiệt hại số tiền lớn.
Sau một ngày làm việc, TAND TP HCM cho rằng các bị cáo không được hưởng lợi trong các hợp đồng tín dụng, tuyên phạt Trinh 3 năm tù treo, Hiển và Hằng cùng nhận 2 năm tù treo.
Năm 2013, Công an TP HCM từng triệt phá đường dây buôn lậu các mặt hàng thời trang cao cấp và truy nã quốc tế đối với Trần Anh Tuấn (57 tuổi, Việt kiều Mỹ) – chủ chuỗi cửa hàng Milano tại TP HCM, Hà Nội.
Hải Duyên
Theo VNE
Nữ giám đốc ngân hàng tham ô 2.600 cây vàng bị điều tra lại
Cho rằng nhiều tình tiết vụ án chưa rõ, HĐXX trả hồ sơ yêu cầu điều tra thêm đối với bà Oanh - nguyên giám đốc Agribank Bến Thành - bị cáo buộc tham ô 2.600 cây vàng.
Ngày 21/3, sau nhiều ngày xét xử, TAND TP HCM trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung đối với bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Bến Thành, quận 1) cùng 11 đồng phạm - do còn nhiều tình tiết mâu thuẫn cần được làm rõ.
Những người này bị truy tố về các tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hối lộ.
Là nguyên đơn dân sự trong vụ án, đại diện Agribank đã gửi đơn cho TAND TP HCM và VKS cùng cấp, cho biết tổng thiệt hại mà nhóm bà Oanh gây ra là hơn 390 tỷ đồng. Phía ngân hàng đề nghị tòa buộc các bị cáo bồi thường và thu hồi các tài sản mà bị cáo Oanh mua bằng tiền của nhà băng...
Sau hai ngày thẩm vấn, tòa trả hồ sơ để làm rõ thêm nhiều tình tiết. Ảnh: Hải Duyên.
Trước đó, trả lời HĐXX về việc làm 7 hồ sơ khống không có tài sản thế chấp vay 2.600 lượng vàng của ngân hàng vào mục đích cá nhân, bà Oanh cho biết "vì lúc đó ngân hàng cần hoàn thành chỉ tiêu cho vay".
Đối với cáo buộc sử dụng tiền ngân hàng mua căn nhà trên đường Trần Quang Khải (quận 1) sau đó cho Agribank thuê lại, bà Oanh nói, về hình thức là sử dụng tiền "vào mục đích cá nhân" nhưng thực chất bị cáo dùng trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay trước đó.
Lý giải về việc cho ông Lê Văn Tính (55 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Kim Gia Thuận) vay hàng nghìn lượng vàng dù hồ sơ không hợp lệ, bà Oanh khai "do tin tưởng Tính là người nhà của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước".
Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, khoảng tháng 8/2008, bà Oanh sử dụng tên của nhiều người thân làm giả 7 hồ sơ vay 2.360 lượng vàng của Agribank chi nhánh Bến Thành. Số vàng này bà dùng mua căn nhà trên đường Trần Quang Khải (quận 1) cho con gái đứng tên rồi cho Agribank thuê lại mở phòng giao dịch với giá 5.800 USD mỗi tháng.
Đến hạn, bà Oanh chỉ đạo em rể Trương Thế Thanh (trưởng phòng tín dụng) lấy pháp nhân công ty của con rể và một số doanh nghiệp khác vay vàng Agribank để đảo nợ cho những khoản vay trước đó. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án, bà Oanh còn nợ 2.060 cây vàng.
Giám đốc Agribank Chi nhánh Bến Thành còn bị cho là ký duyệt hồ sơ cho em rể vay 13 tỷ đồng đầu tư bất động sản.
Ngoài ra, thông qua việc phê duyệt cho ông Tính vay hơn 4.300 cây vàng, Oanh đã chiếm đoạt hơn 24 tỷ đồng bằng cách "vay vàng nhưng giao tiền". Dù hồ sơ của ông này không hợp lệ, nhưng Oanh vẫn chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa thủ tục.
Số tiền vay ông Tính không sử dụng đúng mục đích kinh doanh mà cho nhiều người vay lại lấy lãi cao hơn và đầu tư bất động sản, hiện không có khả năng thu hồi.
Để che giấu sai phạm, bà Oanh còn chỉ đạo cấp dưới lấy tài sản bảo đảm của hợp đồng cũ thế chấp giúp ông Tính làm hồ sơ mới vay vàng để đảo nợ.
Hải Duyên
Theo VNE
Nữ giám đốc ngân hàng tham ô hơn 2.600 cây vàng hầu tòa Làm hồ sơ khống rút 2.600 cây vàng, cựu giám đốc Agribank Bến Thành còn được cho tiếp tay doanh nghiệp chiếm đoạt hàng trăm tỷ của nhà băng. Ngày 17/3, bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Bến Thành, quận 1) bị TAND TP HCM xét xử về các tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Vi...