Nữ ứng cử viên HĐND cần sự tự tin, chủ động
Sáng 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử đại biểu HĐND quận nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn
Nhiệm kỳ 2021 – 2026, sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3 vừa qua, tỷ lệ nữ ứng cử của quận Hà Đông là 30/56 đồng chí, chiếm 53,57% toàn quận, trong đó có 9 đồng chí tái cử và 21 đồng chí ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử.
Với mong muốn tăng cường tiếng nói, sự tham gia của phụ nữ trong HĐND các cấp, Hội LHPN quận Hà Đông đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp tuyên truyền đồng thời tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng vận động bầu cử cho các nữ ứng cử viên.
Đ/c Trần Sơn Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc quận chia sẻ kỹ năng vận động bầu cử cho các nữ ứng cử viên.
Video đang HOT
Tại Hội nghị tập huấn ngày 27/4, 21 đồng chí nữ ứng cử viên đại biểu HĐND quận lần đầu tham gia đã được đồng chí Trần Sơn Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận chia sẻ về các kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm xây dựng chương trình hành động; Cách trình bày chương trình hành động; Cách trả lời trước cử tri; Cách tiếp xúc với báo chí, truyền thông; Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân. Đây đều là các kỹ năng quan trọng, chủ chốt góp phần giúp các nữ ứng cử viên tạo được thiện cảm, tin tưởng nơi cử tri.
Đ/c Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội LHPN quận hy vọng sau buổi tập huấn, các nữ ứng cử viên sẽ tự tin hơn để sẵn sàng tham gia ứng cử.
Chia sẻ tại hội nghị, đồng chí Trần Sơn Hải nhấn mạnh: Điều quan trọng nhất đối với mỗi ứng cử viên là sự tự tin, chủ động. Tiếp xúc cử tri cần bình tĩnh, trình bày vấn đề khúc chiết. “Là nữ giới, các đồng chí có thế mạnh là sự mềm mỏng, khéo léo, hoạt bát, cần phát huy điểm mạnh đó. Để rèn sự tự tin trước đám đông, các đồng chí nên tập luyện nhiều ở nhà để gia đình, người thân cùng nhận xét. Để cử tri tin tưởng, ứng cử viên không chỉ cần kiến thức mà còn cả kỹ năng, bồi đắp 2 điều đó cho nhau mới làm nên sự thành công”, đồng chí Chủ tịch MTTQ quận Hà Đông chia sẻ.
Dù ở vị trí nào, khi tham gia ứng cử, mỗi nữ ứng cử viên cần nhớ rõ tiếng nói của mình không chỉ đại diện cho phụ nữ và nhân dân trên địa bàn mình ứng cử, mà còn là tiếng nói của chị em phụ nữ ở ngành mình, lĩnh vực mình công tác. Đây là chia sẻ của đồng chí Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội LHPN quận. “Chúng tôi mong muốn tiếp thêm động lực để chị em tự tin, có tâm thế bước vào vận động tranh cử đạt kết quả cao nhất”, đồng chí Chủ tịch cho biết.
Các đại biểu dự tập huấn.
Từng có 2 nhiệm kỳ ứng cử đại biểu HĐND phường, chị Phạm Thị Lý, Chủ tịch Hội LHPN phường La Khê chia sẻ kinh nghiệm: Để có được niềm tin nơi cử tri, không cách nào khác là dấn thân, gần gũi với người dân, với hội viên phụ nữ bằng những việc làm thiết thực. Được ủng hộ thì lấy đó làm niềm vui, nhưng cũng không nên nản chí, lo sợ trước những lời phê bình. Bởi đó đều là sự góp ý chân thành để ứng cử viên hoàn thiện mình hơn, có trách nhiệm hơn.
Sau tập huấn này, các nữ ứng cử viên sẽ xây dựng bản chương trình hành động ngắn gọn, thuyết phục, tự tin tiếp xúc cử tri để tạo được thiện cảm, tin tưởng bỏ phiếu cho mình, góp phần đưa tiếng nói, các vấn đề của giới nữ đến với Quốc hội, HĐND nhanh và hiệu quả.
Hội Phụ nữ xã Diên Toàn: Tiêu biểu trong phong trào hội
Giai đoạn 2016 - 2021, với những việc làm thiết thực, Hội Phụ nữ xã Diên Toàn (huyện Diên Khánh) đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đánh giá cao.
Thời gian đến, hội sẽ tiếp tục triển khai đa dạng các phong trào phụ nữ ở cơ sở nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên.
Giảm 39 hộ nghèo
Theo lãnh đạo Hội Phụ nữ xã Diên Toàn, 5 năm qua, hội đã quan tâm đến giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ cho hội viên, hàng năm có 90% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, nâng cao kiến thức về pháp luật. Bên cạnh đó, hội nhận ủy thác từ các ngân hàng với tổng dư nợ 9,2 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 486 hộ vay vốn từ nhiều chương trình khác nhau, trong đó đã giúp cho 14 hộ phụ nữ nghèo, 16 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ vay vốn. Đầu nhiệm kỳ, hội có 46 hộ nghèo, đến nay hội đã góp phần cùng địa phương giảm 39 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ phụ nữ nghèo giảm hàng năm trung bình đạt 39,5%, đạt 119% so với chỉ tiêu nghị quyết đại hội phụ nữ đề ra. Hàng năm, hội còn triển khai xây dựng các nhóm phụ nữ tiết kiệm, tiết kiệm giúp nhau đến tận các chi tổ hội. Thông qua các hoạt động tiết kiệm, hội đã giúp cho 78 phụ nữ và 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 2 phụ nữ có con mắc bệnh hiểm nghèo.
Một hoạt động chuẩn bị trao quà từ thiện của phụ nữ Diên Toàn.
Ngoài ra, hội đã vận động xã hội thực hiện tốt các hoạt động như: Tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, thực hiện tuyến đường hoa, xây dựng mô hình trồng rau sạch, tủ đồ nhân ái, hỗ trợ vốn xây dựng và sửa chữa mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, ủng hộ phụ nữ miền Trung bị bão lụt... Kết quả bình xét hàng năm có 3/3 chi hội đều xếp loại xuất sắc; trên 90% cán bộ, 70% hội viên và phụ nữ đạt danh hiệu "Phụ nữ tiên tiến", trong đó 15% đạt danh hiệu "Phụ nữ xuất sắc".
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: "Trong quá trình triển khai các phong trào hội, chúng tôi thường xuyên đi cơ sở, kịp thời hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở các chi hội. Đồng thời, phát hiện những mô hình hay, các gương điển hình tiêu biểu để biểu dương nhân rộng, hướng các hoạt động về chi hội, từ đó vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt các nhiệm vụ của hội và địa phương".
Tiếp tục đổi mới các phong trào
Bà Ngô Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Diên Khánh đánh giá, Hội Phụ nữ Diên Toàn là một trong những đơn vị hội thực hiện tốt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đề ra. Đặc biệt, nhiệm kỳ qua, hội đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút nhiều tầng lớp phụ nữ tham gia. Các phong trào hội gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội Phụ nữ xã Diên Toàn sẽ tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu: Hàng năm, 100% cán bộ hội, 70% hội viên, phụ nữ trở lên được tuyên truyền và thực hiện tốt 2 phong trào thi đua "Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam" và "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới"; vận động hỗ trợ 5 hộ gia đình đạt tiêu chí gia đình "5 không, 3 sạch" bền vững. Cùng với đó, thực hiện 1 công trình, phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phấn đấu 90% hộ nghèo có phụ nữ được hội giúp phát triển kinh tế, trong đó có 2 hộ thoát nghèo; có ít nhất 1 hộ nữ kinh doanh, khởi nghiệp được hội hỗ trợ phát triển...
Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, hội sẽ tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, hội sẽ vận dụng các nguồn lực tại địa phương, phối hợp với các ngành, đoàn thể giúp hội viên, phụ nữ có điều kiện để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, đặc biệt quan tâm đến hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, hộ cận nghèo. Hội cũng sẽ chú trọng xây dựng phong cách người cán bộ hội sâu sát cơ sở, gắn bó, trách nhiệm với hội viên, phụ nữ, quan tâm xây dựng các mô hình đặc thù, hoạt động phù hợp với tình hình ở mỗi địa bàn; biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình, cách làm hay, điển hình tiên tiến...
Gỡ vướng pháp lý hôn nhân cho phụ nữ di cư hồi hương Kết quả nghiên cứu phân tích tình hình về phụ nữ di cư hồi hương năm 2020 cho thấy, nhiều khó khăn của phụ nữ di cư hồi hương liên quan đến pháp lý - thiếu giấy tờ pháp lý xác định tình trạng hôn nhân. Cụ thể: 30% chưa ly hôn, 44% đã ly hôn nhưng không mang theo giấy tờ xác...