Nữ tỷ phú Việt thắng kiện nhà thầu Trung Quốc hơn 2.000 tỷ
Phía đối tác Trung Quốc cho rằng chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, còn Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cũng đưa ra lý do của riêng mình.
TAND Hà Nội vừa có quyết định về việc hủy hoàn toàn phán quyết trọng tài ngày 10/4 của Hội đồng trọng tài buộc Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) phải bồi thường số tiền hơn 2.163 tỷ đồng cho tổ hợp nhà thầu gồm Viện thiết kế Hydro China Huadong và Công ty TNHH Cục đường sắt số 18 Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh thắng kiện hoàn toàn do quyết tâm và nỗ lực từ bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), xứng đáng được xem là một phụ nữ đầy mạnh mẽ, với khả năng quyết đoán và tầm nhìn xa.
Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh.
Theo đó, REE mua cổ phần Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh đúng vào thời điểm công ty này đang vướng vụ kiện tụng với một công ty Trung Quốc liên quan đến vấn đề thi công tại Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum (TKT).
Nguyên nhân nhà thầu Trung Quốc không thực hiện đúng tiến độ thi công như đã cam kết, buộc Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh phải đình chỉ hợp đồng và tịch thu khoản bảo lãnh.
Video đang HOT
Dự án đã được tiến hành khởi công từ năm 2009, nhưng do chậm tiến độ, đã đội vốn từ giá trị đầu tư ban đầu là 5.744 tỷ đồng, đến năm 2015 điều chỉnh lên đến 7.408 tỷ đồng.
Nhưng sau đó phía đối tác Trung Quốc dừng công việc do cho rằng chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, còn Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn -Sông Hinh ngược lại cho rằng nhà thầu vi phạm nghiêm trọng hợp đồng do chậm trễ thi công.
Sau đó, nhà thầu Trung Quốc kiện VSH lên Trung tâm quốc Việt Nam (VIAC) và tháng 4/2019 được VIAC tuyên thắng kiện, buộc VSH phải thanh toán và bồi thường 2.163 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong khi nhà thầu Trung Quốc có chiến lược khởi kiện bài bản thì VSH tỏ ra khá lúng túng dẫn đến phát sinh chi phí pháp lý rất lớn. Tại thời điểm này, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) đang là cổ đông lớn tại Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
Và vì vướng vụ kiện tụng của Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum nên SCIC đã thoái hết vốn tại Công ty Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh cho REE. Để sở hữu 21,01% tại công ty này, REE đã bỏ ra gần 700 tỷ đồng, trở thành thành cổ đông lớn thứ 2 sau EVN Genco 3, đồng thời chịu trách nhiệm giải quyết luôn vụ kiện tụng tại Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum.
Khi đó bà Mai Thanh cho biết: “Phía Trung Quốc có khả năng thắng kiện khá cao, nhưng REE cũng quyết tâm không chịu thua vì đã tìm ra được các chứng cứ mới để lập luận nhà thầu này đã có những vi phạm pháp luật khi đầu tư tại Việt Nam”.
Thực tế có lý do để bà Mai Thanh chấp nhận đầu tư vào VSH cho dù đương đầu với khó khăn với kết quả vụ kiện chưa biết ra sao, và có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh VSH.
Theo bà Mai Thanh, các nhà máy điện của VSH hoạt động khá hiệu quả, với tổng công suất 136 MW, nhưng sản lượng sản xuất điện đạt từ 700 triệu đến 1 tỷ KWh/năm. Mục tiêu mua cổ phần tại VSH, REE còn nhắm đến Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum, công trình thủy điện cấp 1 với công suất 220 MW, khi đưa vào sử dụng, có thể sản xuất ra sản lượng điện bình quân là 1,094 tỷ KWh/năm.
Một điểm đặc biệt khác của Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum là tính hiệu quả về mặt sản xuất. Bởi nếu như các nhà máy thủy điện khác mất đến 2-3 m3, hay thậm chí Thủy điện Thác Mơ sử dụng 10 m3 nước để sản xuất ra 1 KWh điện thì Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum có địa hình với độ dốc lớn nên chỉ cần 1 m3 nước.
Theo Phương Minh/Pháp Luật TP.HCM
SCIC bán lượng lớn cổ phiếu, dự thu về hàng nghìn tỷ tiền mặt
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) liên tiếp thông báo thoái vốn tại nhiều công ty lớn, dự thu về hàng nghìn tỷ đồng.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 51 triệu cổ phiếu CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (HoSE: QTP), tương đương 11,42% vốn.
Giá khởi điểm được đưa ra là 23.800 đồng/cp, cao hơn 2 lần so với thị giá hiện tại. Tổng số tiền thu về theo đó ước tính hơn 1.223 tỷ đồng.
SCIC dự kiến thoái vốn tại một số công ty.
Hiện, SCIC là cổ đông lớn thứ 3 tại Nhiệt điện Quảng Ninh, xếp sau Tổng Công ty Phát điện 1 (sở hữu 42%) và Nhiệt điện Phả Lại (sở hữu 16,35%). 2 cổ đông lớn còn lại là Tổng Công ty Điện lực TKV (sở hữu 10,62%) và Cơ điện lạnh - REE (sở hữu 9,35%).
Ngoài ra, Tổng giám đốc SCIC cũng vừa ký quyết định phê duyệt phương án bán cổ phần của SCIC tại Cienco5. Cụ thể, SCIC sẽ bán 17,5 triệu cổ phần của SCIC tại Cienco 5 với tổng mệnh giá 175,6 tỷ đồng, tương đương với 40% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 19.300 đồng/cổ phần.
Phương thức bán cổ phần là bán đấu giá công khai cả lô cổ phần. Đơn vị tổ chức đấu giá là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đơn vị tư vấn thoái vốn là Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt. Nếu đấu giá thành công, SCIC có thể thu về tối thiểu 338 tỷ đồng.
Trước đó, hồi tháng 8/2019, đơn vị này cũng đấu giá trọn lô 44,211,900 cổ phiếu Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCoM: VOC), tương đương 36.3% vốn. Tuy nhiên, do không có ai đăng ký, SCIC hủy bán đấu giá hơn 44 triệu cp Vocarimex.
Theo số liệu của SCIC, 9 tháng đầu năm 2019, SCIC bán vốn thành công tại 6 doanh nghiệp, chỉ đạt 7% kế hoạch về số lượng doanh nghiệp. Theo kế hoạch thoái vốn của SCIC, đơn vị này sẽ thoái vốn ở 108 doanh nghiệp của cả năm 2019.
Thu Hà
Theo VietQ.vn
Một đại gia chi hơn 200 tỷ đồng để thâu tóm công ty in có tuổi đời hơn 40 năm Nhà đầu tư này đã trúng thầu với giá đầu thành công bình quân là 20.500 đồng/cổ phần, theo đó, tổng giá trị cổ phần mà SCIC thu được là gần 211 tỷ đồng. Tổng Công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nuớc (SCIC) vừa thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của CTCP In Tổng hợp Cần Thơ do...